41. Thương Mại Điện Tử

Mô hình C2C là gì? Mô hình C2C trong thương mại điện tử

Sự bùng nổ về công nghệ đã giúp cho thương mại điện tử trở thành một trong những mô hình kinh doanh nổi bật với nhiều tiềm năng phát triển to lớn. Một trong số đó có thể kể đến là mô hình C2C (Customer to Customer). Chính sự đổi mới và tính linh hoạt trong mô hình đã giúp cho chúng ta thay đổi thói quen tiêu dùng, thay đổi cách chúng ta tiếp cận với công nghệ, tạo ra môi trường mua sắm lành mạnh và đóng góp vào việc kết nối mạnh mẽ giữa các cá nhân với nhau trên toàn cầu. Ở một khía cạnh khác thì mô hình C2C cũng đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh chóng theo một hướng tích cực hơn.

Mô hình C2C là gì?

C2C là cụm từ viết tắt trong Tiếng Anh của “Customer to Customer”, có nghĩa là người tiêu dùng với người tiêu dùng. Đây là một mô hình kinh doanh mà trong đó người tiêu dùng sẽ bán sản phẩm/ dịch vụ cho người tiêu dùng khác thông qua thị trường hoặc một nền tảng trung gian thứ 3 như website, fanpage hoặc sàn thương mại điện tử.

Xem thêm: So sánh 3 mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất: B2B, B2C, C2C

Mô hình C2C là gì?

Mô hình C2C là gì?

Theo đó, khi sử dụng mô hình này, người bán chỉ cần tập trung tìm kiếm khách hàng và thực hiện kết nối cũng như là các giao dịch trên nền tảng thứ 3. Về cơ bản thì bên thứ 3 sẽ không trực tiếp thực hiện giao dịch hay bán sản phẩm mà họ sẽ tạo môi trường diễn ra giao dịch, theo dõi trạng thái giao dịch, cung cấp dịch vụ thanh toán hoặc đẩy mạnh khả năng tiếp cận khách hàng, chạy quảng cáo và nhận phí sử dụng nền tảng từ phía người bán. Một số mô hình C2C dễ dàng thấy hiện nay như là Shopee, Tiki, Lazada, Tik Tok shop,…. Ngoài ra thì mô hình C2C cũng được mở rộng và xuất hiện nhiều ở các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram,… 

Ưu điểm của mô hình C2C

Với ưu điểm của mô hình C2C thì cả người bán và người mua đều đạt được những lợi ích sau:

Phía người bán

Dễ dàng bắt đầu kinh doanh: hầu hết các hoạt động bán hàng theo mô hình C2C đều diễn ra theo hình thức online. Do đó, khi bán hàng online, người bán sẽ tiết kiệm được các khoản phí như chi phí thuê nhà, chi phí thuê nhân viên, chi phí sửa sang,… Hơn nữa, người bán có thể có thu nhập thụ động, bởi các nền tảng C2C đều hoạt động 24/24 và người mua có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi mà không có bất kì một cản trở nào khác.

Có nhiều cơ hội để tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng: với kinh doanh online, người bán có thể tiếp cận tệp khách hàng ngay trên nền tảng C2C đang sở hữu mà không cần phải tìm kiếm ở nơi khác.

Các hỗ trợ về thanh toán và giao hàng: một số nền tảng C2C tích hợp phương thức thanh toán trực tuyến, giao hàng được liên kết vào quy trình đặt hàng. 

Phía người bán trong mô hình C2C

Lợi ích của mô hình C2C đối với người bán

Phía người mua 

Có nhiều sự lựa chọn khác nhau: mô hình C2C cung cấp cho người mua đa dạng sự lựa chọn hàng hoá. Người mua có thể dễ dàng so sánh các sản phẩm với nhau để từ đó lựa chọn được mặt hàng theo tiêu chí phù hợp với bản thân, chẳng hạn như tiêu chí về giá cả hoặc tiêu chí về chất lượng sản phẩm.

Tham khảo:   Top 5 nền tảng affiliate marketing thương mại điện tử uy tín tại Việt Nam

Nhiều ưu đãi và chương trình khuyến mãi hấp dẫn: ưu điểm chính của mô hình này chính là cung cấp sản phẩm một cái giá “hời” nhất cho khách hàng, bởi người bán đã tiết kiệm được một phần chi phí và họ sẽ dùng phần chi phí đó để triển khai các hoạt động tiếp cận khách hàng. Ngoài ra, bên thứ 3 cũng sẽ tổ chức các chương trình khuyến mãi để lôi kéo người dùng tham gia sử dụng nền tảng.

Thuận tiện và nhanh gọn trong việc mua sắm: người tiêu dùng có thể mua hàng 24/24 với mô hình C2C này mọi lúc mọi nơi, bên cạnh họ cũng có thể thanh toán trực tuyến và được giao hàng tận nhà mà không cần phải đến trực tiếp nơi để mua hàng.

Phía người mua trong mô hình C2C

Lợi ích của mô hình C2C đối với người mua

Đối với bên trung gian 

Với mô hình C2C, bên thứ 3 có thể tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và kiếm lợi nhuận từ việc thu hoa hồng từ các dịch vụ tiện ích khác (ví dụ như: p thị, chạy quảng cáo,…). Thông thường các khoản phí, hoa hồng, bán dịch vụ hoặc các gói quảng cáo có thể lên tới hơn 10% giá trị của đơn hàng. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của internet và công nghệ số, người tiêu dùng đang dần thay đổi xu hướng mua hàng từ truyền thống sang mua hàng online. 

Do đó, có thể nói mô hình này vừa giúp ích cho sự thuận tiện và nhanh chóng khi mua hàng của người tiêu dùng, vừa giúp các doanh nghiệp lớn, chủ cửa hàng mở rộng thị trường tiếp cận và đặc biệt là những cá nhân muốn bắt đầu kinh doanh có thể thử sức.

Rủi ro của mô hình C2C

Sau khi đã hiểu rõ về đặc điểm của mô hình C2C thì dưới đây sẽ là nhược điểm của mô hình này: 

Không có tính chân thật và xác thực: việc cung cấp, trưng bày sản phẩm trên nền tảng thứ 3 từ phía nhà bán lẻ sẽ không thể hiện được tính chân thật, khả năng xác thực của sản phẩm. Khách hàng sẽ không thể biết chính xác chất lượng của sản phẩm như thế nào và độ uy tín từ phía người bán hàng có đáng tin cậy hay không. 

Không bảo mật về thông tin cá nhân: vẫn còn một số nền tảng chưa minh bạch trong các điều khoản về bảo mật thông tin khách hàng.

Tỷ lệ gian lận, lừa đảo cao: về phía người bán, các nền tảng hiện nay có nhiều khâu kiểm duyệt nhưng rất khó để kiểm duyệt thông tin một cách chính xác về độ uy tín của người bán khi bán hàng, họ có nhiều khả năng lách luật, bán hàng giả và lừa đảo cho đến khi bị xoá khỏi nền tảng. Về phía người mua, việc mua hàng online có thể giúp họ lừa đảo người bán nếu khâu kiểm duyệt đơn hàng hoặc thanh toán chưa chặt chẽ, thậm chí là họ bom hàng để gây cản trở công việc kinh doanh của người khác.

Tham khảo:   Tư duy khác biệt giúp L’Oréal dẫn đầu thị trường làm đẹp Hồng Kông thế nào?

Phụ thuộc vào bên thứ 3: người bán sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bên thứ 3, ví dụ như tình trạng lỗi ứng dụng thì người bán sẽ không thể tiếp tục bán hàng, phụ thuộc vào luật của bên thứ 3, có thể bị xoá khỏi nền tảng nếu không tuân thủ luật.

Như vậy, khi nắm bắt được nhược điểm của mô hình C2C, bạn có thể cân nhắc lựa chọn nền tảng hỗ trợ phù hợp và đảm bảo độ uy tín cao khi bán hàng và cả khi mua hàng.

Các ví dụ về ứng dụng kinh doanh thương mại điện tử C2C thành công hiện nay

Dưới đây là một số ví dụ về việc ứng dụng thành công mô hình thương mại điện tử C2C:

Craigslist

Craigslist - ứng dụng kinh doanh mô hình C2C

Craigslist – ứng dụng kinh doanh mô hình C2C

Craigslist là một trong những thị trường thương mại điện tử C2C khá nổi tiếng, theo đó nền tảng này tập trung vào việc kết nối người bán và người mua trong một cộng đồng địa phương nhất định. Trang web này phân chia hoá bản địa trong thành phố để tạo cho người dùng một cảm giác thân quen, cộng đồng.  

Craigslist kiếm tiền bằng cách thu phí một khoản hoa hồng vào các giao dịch và ở mỗi bài đăng thì nền tảng này hầu như không thu phí từ người bán mà thay vào đó, họ sẽ tập trung kết nối mọi người, chạy quảng cáo để tạo doanh thu. Tuy nhiên, ở mỗi bài đăng, nếu người bán muốn mở rộng khu vực bán hàng ở các thành phố thì họ sẽ phải trả một khoản phí cho nền tảng. 

eBay

eBay - ứng dụng kinh doanh mô hình C2C

eBay – ứng dụng kinh doanh mô hình C2C

eBay cũng là một nền tảng thương mại điện tử C2C phổ biến, trong đó người bán sẽ bán các sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã qua sử dụng và người mua sẽ tìm kiếm và thực hiện giao dịch. Khác với Craigslist thì nền tảng này tập trung vào việc bảo vệ người mua nhiều hơn, ví dụ như chính sách hoàn tiền hoặc số tiền giảm giá cuối cùng sẽ được chốt làm phí giao dịch,.. Do đó, phía người bán sẽ chịu một khoản phí đắt hơn một chút nhưng phía người mua sẽ yên tâm hơn khi thực hiện các giao dịch.

Amazon

Amazon - ứng dụng kinh doanh mô hình C2C

Amazon – ứng dụng kinh doanh mô hình C2C

Amazon là một mô hình thương mại điện tử B2C và C2C tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm mới và sản phẩm đã qua sử dụng. Theo đó thì phía nền tảng này yêu cầu người bán phải tạo tài khoản trước khi muốn bán hàng và các hoạt động vận chuyển, hậu cần sẽ do trực tiếp Amazon đảm nhận.

Dưới đây là một số ví dụ về mô hình thương mại điện tử C2C phổ biến ở Việt Nam hiện nay: 

Facebook 

Facebook - ứng dụng kinh doanh mô hình C2C

Facebook – ứng dụng kinh doanh mô hình C2C

Đây là một nền tảng mạng xã hội sở hữu lượng người dùng đông đảo (76 triệu người tính tới tháng 6/2021). Nền tảng này khá đặc biệt và đa dạng phương thức để tiếp cận tệp khách hàng của mình.

Ví dụ: bạn có thể tạo một nhóm cộng đồng của riêng mình, kêu gọi mọi người tham gia và bán hàng trực tiếp ngay trên đó. Hoặc ở trường hợp khác là bạn có thể đăng các bài bán hàng trên trang cá nhân của mình. Với hai trường hợp này thì Facebook sẽ không tính phí bài đăng, tuy nhiên họ sẽ kiếm được một khoản thu khác nhờ vào việc chạy quảng cáo. Riêng về khoản Fanpage bán hàng, đây là một trong những kênh chuyên về bán hàng của Facebook và việc bán hàng trên fanpage sẽ luôn được Facebook ưu tiên đề xuất hơn so với bán hàng trên trang cá nhân. 

Tham khảo:   4 gợi ý cho các chủ cửa hàng để tối đa lợi nhuận dịp cuối năm

Một tính năng khác của Facebook – Facebook Marketplace sẽ tương tự như Craigslist, kết nối người mua và người bán trong cộng đồng và tính phí theo sản phẩm niêm yết nếu sử dụng một số tính năng cao cấp của Facebook.

Shopee

Shopee - ứng dụng kinh doanh mô hình C2C

Shopee – ứng dụng kinh doanh mô hình C2C

Shopee cũng là một nền tảng thương mại điện tử C2C với hình thức mở rộng bán hàng cả trong và ngoài nước. Theo đó, người bán sẽ thiết lập tài khoản bán hàng và đăng sản phẩm lên nền tảng trung gian này. Shopee sẽ thu phí duy trì tài khoản, chạy quảng cáo và các chương trình khác để mang lại doanh thu. 

Ngoài ra, Shopee còn mở rộng hình thức kinh doanh của mình sang B2C (Business to Customer) với tính năng riêng là Shopee Mall. Các gian hàng trên nền tảng đều là doanh nghiệp, cửa hàng chính hãng đã vượt qua vòng kiểm soát chặt chẽ về độ uy tín cũng như chất lượng của sản phẩm. Chính điều này sẽ đảm bảo đầy đủ lợi ích và quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó mà Shopee ngày càng trở thành lựa chọn ưu tiên số một của người tiêu dùng.

Như vậy, mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C không phải là một mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, nó chỉ vừa xuất hiện tại Việt Nam và đang dần trở nên phổ biến hơn khi tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử và xu hướng thay đổi thói quen của người dùng trở nên nhanh chóng. Đây là một mô hình lý tưởng, giúp người kinh doanh nhỏ lẻ có thể kiếm thêm thu nhập đồng thời cũng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế theo một cách tích cực.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo