Kỹ năng viết bài PR

15 định dạng bài PR chủ động “hút hồn” độc giả ngay từ lần đọc đầu tiên

#1. Nhắc tên thương hiệu

cách viết bài PR chủ động nhắc tên thương hiệu hoặc từ khóa trong số bộ từ khóa (bộ key word) đã thống nhất ở trong bài viết. Số lượng từ khóa thương hiệu trong bài viết tùy thuộc vào độ phù hợp do Ban biên tập đề ra ở từng trường hợp.

#2. Chèn ảnh thương hiệu

Dùng kho hình ảnh đẹp, chất lượng do doanh nghiệp gửi sang để minh họa cho các bài viết phù hợp. Nổi bật nhận diện hình ảnh thương hiệu trong một thời gian dài tại chuyên mục. Nhờ việc sử dụng hình ảnh đánh mạnh vào thị giác, hình ảnh thương hiệu được phủ sóng rộng rãi và gần gũi hơn với người đọc.

#3. Tin nhanh thương hiệu

Đưa tin Sự kiện, hội thảo (có tính chất xã hội), tin Đại hội Cổ đông, mở bán, hợp tác, sáp nhập, cải tiến, dấu ấn mới đáng quan tâm, hoạt động CSR,… Doanh nghiệp có thể cung cấp thông cáo báo chí để kênh báo xử lí nhanh. Kiểu bài này mang tính thời sự, ngôn từ được sử dụng vô cùng ngắn gọn, súc tích. Dạng tin bài giúp độc giả dễ dàng nắm bắt được câu chuyện, các sự kiện diễn ra. Kiểu bài này được ưa chuộng rất nhiều bởi dễ tiếp cận.

#4. Chèn thống kê từ thương hiệu

Chủ động chèn số liệu chính xác từ hội thảo/sự kiện/nghiên cứu của doanh nghiệp, bảng giá hoặc các thông tin liên quan khác do doanh nghiệp cung cấp… Dẫn nguồn từ doanh nghiệp/ thương hiệu. Các con số thống kê về thương hiệu cho phép thương hiệu được nhắc đến một cách tự nhiên và quảng cáo một cách tinh tế trong các bài viết bình thường, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người đọc mà vẫn cung cấp thông tin thương hiệu cho họ.

#5. Phân tích một phần Case Study thương hiệu trong bài PR chủ động

Chèn một đoạn phân tích về doanh nghiệp/nhãn hàng trong bài viết về thị trường chung, hiện tượng ngành, bài phân tích xã hội, các vấn đề liên quan… Đoạn phân tích trung bình 200 chữ.

Tham khảo:   Pr sản phẩm là gì? Những lợi ích của PR sản phẩm trong doanh nghiệp

Đoạn PR này sẽ xuất hiện trong các bài viết đánh giá, nhận định chung về bất kỳ thị trường của lĩnh vực nào đó. Trong đó có lồng ghép thương hiệu với các thế mạnh doanh nghiệp có để tạo được sự uy tín cho họ. Từng bước một xây dựng thương hiệu, khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp, công ty một cách tự nhiên nhất nhưng hiệu quả đem lại vô cùng lớn. Có uy tín chắc chắn doanh nghiệp sẽ dễ dàng được nhiều khách hàng biết đến.

#6. Toàn bài PR chủ động phân tích Case Study thương hiệu

Toàn bài PR chủ động phân tích case study thương hiệu hay chính là bài phân tích sâu về thương hiệu hoặc nhãn hàng. Việc phân tích sâu case study về thương hiệu giúp các khách hàng có được cái nhìn sâu hơn về hướng đi, cách giải quyết của thương hiệu.

#7. Bài PR sử dụng 1 đoạn phỏng vấn nhân vật

Phỏng vấn và trích dẫn trả lời của nhân vật/ chuyên gia đại diện thương hiệu, dẫn nguồn tên thương hiệu trong các bài viết tầm cỡ và liên quan. Bài viết PR dạng này giúp các thương hiệu “khoe” một cách tinh tế tầm chuyên gia của mình trong lĩnh vực mà thương hiệu hoạt động.

#8. Bài PR hoàn toàn về phỏng vấn nhân vật

Bài phỏng vấn nhân vật về các vấn đề nóng của ngành, xã hội hoặc doanh nghiệp. Bài viết PR dạng này giúp các SEO, chủ doanh nghiệp chia sẻ tiếng nói, nhận định về lĩnh vực và sự thành công của họ giúp nâng cao hình ảnh lãnh đạo doanh nghiệp. Các bài viết này sẽ truyền cảm hứng nhân vật, tạo cảm xúc và nâng cao lòng tin của các khách hàng.

Tham khảo:   NHỮNG LƯU Ý ĐỂ TẠO RA NHỮNG MẪU BÀI PR HAY VÀ CHẤT LƯỢNG

#9. Review sản phẩm trong 1 đoạn của bài PR chủ động

Bài viết kiểm chứng hay bài viết trải nghiệm thường được viết theo dạng khách quan. Đối với bài viết khách quan chỉ với 1 đoạn review về sản phẩm sẽ mang tính tin cậy hơn vì có thể là tổng hợp ý kiến số đông, dùng từ suy luận, diễn giải một cách logic,… Bài viết PR này có thể nêu bật được lợi thế của doanh nghiệp.

Bài viết nhận định sản phẩm, có thể lồng ghép ghép chung với các sản phẩm đồng loại trong một bài review sản phẩm.

#10. Review sản phẩm (toàn bài)

Bài viết bình luận – nhận định sâu về sản phẩm, dự án. Bài viết dạng này áp dụng khi sản phẩm hay thương hiệu đã gây được sự chú ý, quan tâm từ khách hàng khiến họ muốn tìm hiểu về sản phẩm/dự án/thương hiệu nhiều hơn. Bài viết Review sâu sẽ giúp cung cấp thông tin một cách toàn diện cho khách hàng về sản phẩm/dự án/thương hiệu.

#11. Chuyên gia từ thương hiệu viết

Bài đặt hàng từ chuyên gia nhãn hàng. Thời điểm báo đặt hàng tương ứng với sự kiện nóng trong xã hội. Bài viết sẽ được báo biên tập nội dung và đăng tải. Bài viết dạng này giúp cho các khách hàng cảm nhận được cái nhìn sâu sắc từ các chuyên gia trong ngành chứ không chỉ đơn thuần là các bài viết thông thường.

#12. Chèn thương hiệu vào video

Chủ động sử dụng hình ảnh thương hiệu một cách khéo léo trong các video liên quan.

#13. Chèn box thông tin

Chèn thêm box thông tin cung cấp cho độc giả cái nhìn bao quát về thương hiệu được đề cập trong bài viết. Có thể hyperlink dẫn tới website thương hiệu

Tham khảo:   Content writer là gì? Kỹ năng cần có của một Content writer

#14. Chèn hot tag về thương hiệu

Hot tag là những Hashtag đang được chú ý và quan tâm trong thời điểm thương hiệu đăng bài PR chủ động.  Đối với những bài viết đã có nội dung đề cập đến thương hiệu, việc chèn hot tag giúp tăng SEO, tối ưu hóa khả năng tìm kiếm trên Internet.

#15. Chủ động chia sẻ link bài nổi bật lên fanpage của báo

Tận dụng tính dễ lan tỏa và tương tác cao trên mạng xã hội ngày nay, các bài PR sẽ được các fanpage của Admicro chia sẻ lại. Đây là một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ về bài PR cho các doanh nghiệp. Chủ động dẫn link bài báo nổi bật trên trang fanpage của báo để tăng tiếp cận độc giả.

Như ở bài viết PR về trà sữa Yusa trên Kênh 14 khi được fanpage Kênh 14 chia sẻ lại giúp thương hiệu tiếp cận được thêm với đông đảo các khách hàng trên mạng xã hội với 3 nghìn lượt tương tác, 90 chia sẻ và 168 bình luận.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo