04. Quản Trị Bán Hàng, Kỹ năng viết bài PR

10+ cách viết bài PR hay nhất hiện nay

1. Xác định rõ mục tiêu bài PR

Xác dịnh rõ mục tiêu khi làm bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống sẽ giúp bạn có một định hướng rõ ràng hơn trong từng việc sẽ làm tiếp theo.

Quan điểm của mình khi viết content ở bất cứ kênh nào sẽ luôn hướng các bạn đến quy trình viết bài chuẩn nhất, hiểu được quy trình này, bạn có thể dễ dàng viết được bất kì nội dung nào.

Mục tiêu cho bài viết => Nghiên cứu thông tin => Lên dàn ý cho bài viết => Tiến hành viết content. 

Đặc biệt đối với bài viết PR sản phẩm hoặc thương hiệu bạn cần phải đặt biệt chú ý phần mục tiêu nhiều hơn nữa. Bởi vì đối với mỗi chiến dịch PR đều cần một chuỗi các bài viết PR cho các mục đích khác nhau.

Các mục tiêu cho bài viết PR mà các thương hiệu thường hướng đến:

  • Tăng nhận diện thương hiệu
  • Hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng
  • Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới
  • Xử lý các khủng hoảng truyền thông

Bạn hãy trao đổi với khách hàng về các các dự định, những mong muốn của họ trước khi triển khai thực hiện các bài viết PR. Tránh các nội dung chung chung, tổng quan và dễ gây nhầm lẫn.

Cách tốt nhất là bạn hãy yêu cầu khách hàng brief thật kỹ những thông tin qua mail để bạn có một định hướng rõ ràng trước khi bắt đầu viết bài.

Và khi đã có mục đích cho bài viết rồi thì bắt đầu bước 2 là nghiên cứu thông tin thôi!

2. Triển khai nghiên cứu thông tin

Khi viết content mà bạn trong trạng thái không tìm hiểu hết thế mạnh sản phẩm của mình, những đặc trưng nổi bật của sản phẩm/ thương hiệu/ dịch vụ thì kế hoạch đó chắc chắn sẽ không thể nào tạo nên bài viết PR chuẩn hay được. Vì vậy “Research” là bước quan trọng bắt buộc bạn phải làm để có được content viết đúng tâm lý của khách hàng. Hãy chú ý làm tốt bước này trong giai đoạn bạn lập kế hoạch PR nhé.

Ví dụ như khi mình viết một bài nào đó, thường thì mình sẽ research nát cả Google, xem đến trang 5 trang 10. Vì sao lại như vậy? Khi đã tìm hiểu được hết những thông tin của sản phẩm thì mình đã hiểu vị trí của sản phẩm, dịch vụ mình đang cung cấp đứng ở đâu, có điểm mạnh, điểm yếu ra sao, cần giới thiệu khéo léo như thế nào.

Thông tin ở đây bao gồm:

  • Tìm hiểu rõ bản thân sản phẩm dịch vụ
  • Khách hàng mục tiêu là ai?
  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là ai?
  • Các sản phẩm thay thế là gì?

Dĩ nhiên, Google sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn research thông tin nhanh chóng và hiệu quả.

3. Tìm hiểu kỹ về khách hàng mục tiêu của bạn

Bạn nên hiểu một điều rằng, không phải bất kỳ khách hàng nào cũng sẽ là khách hàng mục tiêu của bạn. Đối với bài PR, khách hàng mục tiêu là đối tượng mới có quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn trong lương lai.

Và việc bạn đăng tin trên các báo online, diễn đàn lớn là để sử dụng nguồn traffic có sẵn hoặc nguồn paid traffic ở những site đó để trueyenf thông cho thương hiệu của mình đến những khách hàng tiềm năng này.

Việc lựa chọn phong cách ngôn ngữ báo chí phù hợp với bài viết pr, nhưng có phải đã đến lúc bạn “làm mới” lại những bài viết PR sắp tới để kéo gần khoảng cách với khách hàng mục tiêu.

Giả sử bạn đang cần viết bài PR cho một chuỗi cửa hàng kem trong đợt Tết sắp tới, chiến lược ra mắt những đĩa kem “hoa mai” kem “bánh chưng” vô cùng độc đáo với cách bày trí không gian ấm tinh tế cho cả gia đình.

Dĩ nhiên, các chị, các mẹ là đối tượng mà chương trình trong bài viết đang hướng đến. Lúc này bạn cần:

  • Lựa chọn phong cách ngôn ngữ phù hợp
  • Lối dẫn dắt đánh động vào insight của các chị các mẹ
  • Cung cấp những thông tin phù hợp, ưu điểm sản phẩm để khách hàng thấy được lí do vì sao nên chọn sp/dịch vụ của bạn trong mùa xuân năm nay.
  • Điểm đặc biệt trong chương trình sắp launching khiến khách hàng mục tiêu phải chọn bạn chứ không phải đối thủ

4. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” – câu nói bất hủ.

Tham khảo:   Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước

Muốn vượt qua đối thủ, thì bí quyết chính là bạn phải là người hiểu rõ đối thủ của mình nhưu thế nào.

Học hỏi cách đối thủ viết bài PR như thế nào. Và nhớ ràng học hỏi những không sao chép bởi vì khách hàng hiện tại rất thông minh, nếu bị phát hiện, bạn mất đi cơ hội giành lấy cảm tình từ họ.

Cùng một chương trình/ sản phẩm/ dịch vụ chắc chắn đối thủ sẽ đi bài trên nhiều báo khác nhau, tìm hiểu các kênh social, booking quảng cáo của đối thủ cũng là cách giúp bạn rà lại những trang báo nào tiềm năng cho kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp bạn.

5. Đặt tiêu đề thật hay và xác định thông điệp cốt lõi

Chọn tiêu đề trên báo PR không nhất thiết phải chuẩn seo, nhưng phải là tiều đề thật hay – gây chú ý, ít nhất hãy chọn một tiêu đề có đề cập đến sản phẩm/dịch vụ/ thương hiệu bạn đang muốn truyền thông.

Sẽ thật sáo rỗng nếu tựa đề đó thật hay nhưng không có gì ăn nhập với chương trình.

Và theo kinh nghiệm của mình thì thông điệp cốt lõi chứa vai trò quan trọng. Hãy viết bài PR của bạn với key message được định hướng rõ ràng.

Key message – thông điệp chính: trong mỗi campaign mà thương hiệu triển khai đến người tiêu dùng cần phải xác định một thông điệp chính xuyên suốt cả campaign và thông điệp chính này được team creative thành 01 câu tagline hoặc hashtag để giúp người dùng dễ nhớ và dễ hình dung ra thông điệp của thương hiệu mang đến hơn.

Nếu bạn đặt tiêu đề một đằng mà nội dung thì lại một nẻo, thì tất nhiên sẽ khiến người đọc cảm giác bị “lạc trôi” và sau đó là chẳng hiểu gì cả.

Đặt mình vào tâm thế của một người đọc để cảm nhận sẽ khiến bạn viết tốt hơn – mượt hơn!

Có 2 cách đặt tiêu đề PR cụ thể như sau:

  • Trực tiếp giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm , chương trình, dịch vụ
  • Gián tiếp đặt tiêu đề như một bài viết bình thường

Dưới đây là những ví dụ minh họa dưới đây để biết được “thế giới” đang vận hành hàng loạt những bài PR của mình với tiêu đề ra sao:

Tiêu đề PR hay 

Bài PR hay

6. Độ dài của bài viết PR

Khi booking bài PR hay trên các diễn đàn thì đều có quy định độ dài của bài viết. Và không phải cứ trả tiền là bạn có thể tự nhiên phô bày hết nội dung mình muốn viết.

Độ dài của bài viết PR trên báo giấy ở khaongr 150-300 chữ, trên các báo online thì bạn có thể viết nhiều hơn 500-650 chữ. Diễn đàn thì có thể dài hơn tầm 1000 chữ tùy theo nội dung và lĩnh vực.

Nhiều anh chị hay tham, nghĩ mình đã bỏ tiền ra thì viết dài và đưa hết tất acr thông tin về sản phẩm hay thương hiệu vào. Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì bài viết PR tốt nhất là độ dài chỉ ở khoảng 500-1000 chữ là tốt nhất. Viết dài viết dai lại thành viết dại đây!

Vì vậy, hãy tập trung đến chủ đề và mục tiêu cần truyền tải và sắp xếp bố cục rõ ràng, phù hợp với giới hạn của bài viết. Đừng viết quá dài dòng để rồi bị cắt ghép không ăn rơ, khiến bài viết thiếu tự nhiên và kém thu hút.

Độ dài Bài PR

7. Tuyệt đối tranh 10 lỗi sai cơ bản khi viết bài PR

Nếu bạn đã xem qua ở bài viết 10 lỗi sai cơ bản khi viết bài PR mà mình đã viết trước đó sẽ hiểu rõ những gì bản thân cần trành khi viết. Đây cũng là những lỗi chung thường rất nhiều người khi bắt đầu viết hay dù đã viết lâu năm vẫn có thể mắc phải.

10 lỗi sai cơ bản khi viết bài PR có thể nói như: 

  1. Dùng dấu câu bừa bãi
  2. Viết sai ngữ pháp
  3. Sai lỗi chính tả
  4. Lặp từ liên tục trong 1 đoạn văn
  5. Viết câu quá dài
  6. Mở đầu thiếu hấp dẫn
  7. Không liên kết các đoạn văn khiến chúng rời rạc
  8. Không phân biệt được văn viết và văn nói
  9. Không thống nhất khi dùng đại từ nhân xưng
  10. Hình thức văn bản và thủ thuật làm việc với word

8. Các công thức viết bài PR hiệu quả

Cách viết thì mỗi người sẽ có riêng 1 dạng gọi là “chất riêng – hành văn riêng” những công thức riêng. Đó là lý do bài viết của mỗi người tạo ra sẽ không giống nhau.

Tham khảo:   Quy trình quản trị và thu hồi công nợ

Nếu nói về các công thức chuẩn thì có rất nhiều, có hàng trăm hàng ngàn công thức viết content khác nhau. Mình sẽ gợi ý cho các bạn những công thức mà mình thường hay sử dụng và phổ biến nhất. Các công thức này sử dụng rất dễ nếu bạn hiểu nó và làm theo là được.

Công thức PAS

Công thức đầu tiên cho một bài viết PR mẫu đó chính là  PAS. Đây được cho là một công thức rất hiệu nghiệm và rất hay được áp dụng thành công. PAS là viết tắt của Problem (Vấn đề), Agitate (Diễn giải) và Solution (Giải pháp). Đây cũng chính là thứ tự của bài viết PR mẫu.

  • PROBLEM: Bạn phải trình bày VẤN ĐỀ mà người tiêu dùng đang gặp phải. (Vận dụng Insight khách hàng)
  • AGGRAVATE: Làm trầm trọng hóa nỗi đau đó. TRIỂN KHAI vấn đề và KHUẤY ĐỘNG tâm trí người đọc, DIỄN GIẢI cho họ biết vấn đề đó đang khiến cho cuộc sống của họ trở nên bất tiện hoặc khó khăn như thế nào.
  • SOLVE: Hoàn thành bài viết bằng cách đưa ra GIẢI PHÁP cho vấn đề đau đầu của người tiêu dùng, khéo léo lồng ghép lợi ích sản phẩm vào đó. Đừng quên Call to action để kêu gọi hành động của khách hàng.

Công thức AIDA

AIDA là viết tắt của 4 chữ Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát), Action (Hành động). Đây là 4 bước giúp đạt được hiệu quả khi muốn thuyết phục ai đó về một vấn đề họ chưa biết gì.

Đây cũng là công thức huyền thoại được sử dụng rất lâu và phổ biến rồi. Không chỉ dùng cho bài PR mà bất cứ dạng content nào cũng dùng công thức này tuốt.

  • Awareness: Gây sự chú ý của Sản Phẩm/ Dịch vụ với người tiêu dùng.
  • Interest: Lợi nhuận phẩy đối với Sản Phẩm/ Dịch vụ này.
  • Desire: Kích thích sự ham muốn của người đọc.
  • Action: Kêu gọi hành động Của khách hàng.

Công thức SSS

Thật lòng đây là công thức mình yêu thích và cảm thấy nó khá hiệu quả. Để viết bài PR theo công thức này, đòi hỏi bạn phải cứng tay và đã có sẵn kinh nghiệm viết lách.

STAR: Nhân vật chính, người anh hùng, là trọng tâm câu chuyện của bạn. Nhân vật này có thể là: Độc giả, một người tiêu dùng mà bạn muốn đánh động mối quan tâm. Công ty của bạn Sản phẩm của bạn Để từ đó bạn kể nên câu chuyện thăng trầm về quá trình làm ra sản phẩm nhằm chia sẻ những giá trị tốt nhất cho khách hàng chẳng hạn.

Để ứng dung công thức này, trước tiên bạn phải hiểu:

  • Star: Bài Pr của bạn xoay quanh một đối tượng chính, đó có thể là nhân vật/sản phẩm/ dịch vụ/ doanh nghiệp không lan man, không nên “tham” quá nhiều “ngôi sao” khiến bài viết mất đi tính tập trung, dài dòng, khó hiểu.
  • Story: “Nhân vật” của bạn đã trải qua câu chuyện như thế nào? Hãy chọn lọc những nội dung ấn tượng nhất của câu chuyện để đưa lên đầu tiên, “ngôi sao” của bạn sẽ theo đó mà tỏa sáng.

Gợi ý: Bạn có thể chia sẻ một case study về hành trình thương hiệu, nghiên cứu sản phẩm, start up một brand, một idea, một company.

  • Solution: Điều gì đưa “ngôi sao” trong bài viết của bạn đến đỉnh cao như ở thời điểm hiện tại? Hãy diễn tả nó một cách ly kỳ nhưng không kém phần chân thật để có thể khiến người đọc ấn tượng.

Công thức Strings

STRINGS là một trong những công thức phổ biến hiện nay. Strings mang ý nghĩa là một chuỗi, liệt kê, tổng hợp,… Với lối viết liệt kê và tổng hợp giúp cho đối tượng đọc bài viết có được thông tin hữu ích nhất về sản phẩm hay thương hiệu bạn. Lối viết này nhắm thẳng tới sản phẩm, thương hiệu vậy nên cần có giọng văn mạch lạc, rõ ràng và khách quan nhất.

9. Trau dồi khả năng viết Những bài PR hay

Bạn nên biết một điều rằng lỹ năng viết không phải ngày một ngày hai sẽ có ngay hay bạn học 1 khoa content ngắn hạn sẽ viết giỏi lên ngay được. Để giỏi lên, yêu cầu bạn phải luyện tập, đọc thật nhiều tài liệu về content marketing, xem các tips hướng dẫn viết nôi dung từ các nguồn tham khảo khác nhau như sách báo, website về content. Dần dần cảm keyword, cảm khách hàng, cảm nội dung viết thì lúc ấy bạn viết sẽ mượt mà và hay lên rất nhiều.

Tham khảo:   8 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH BÁN HÀNG VÀ 5 SAI LẦM KHI LẬP KẾ HOẠCH CỦA DOANH NGHIỆP

Mình sẽ giới thiệu đến các bạn một vài quyển sách mà trước đó mình đã đọc qua và cảm thấy nó giúp ích rất nhiều cho việc viết. Bạn có thể xem review chi tiết trên blog của mình:

  • Sách content hay nói thay nước bọt
  • 90 – 20 – 30 : 90 bài học vỡ lòng về ý tưởng và câu chữ
  • Làm bạn với hình, làm tình với chữ

Một số bài PR hay 

“Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có một chiếc đồng hồ trong đầu. Đôi khi chúng ta thậm chí có thể nghe thấy nó tích tắc. Tôi đã nhận thức được đồng hồ của tôi từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Hồi đó, mỗi phút dường như kéo dài khi tôi đếm số giờ cho đến giờ ra chơi hoặc đợi mẹ đến đón tôi sau giờ học. Khi còn trẻ tôi thực sự muốn đồng hồ của mình chạy nhanh hơn. Giá như tôi có thể già hơn! Sau đó tôi sẽ có thể làm những gì tôi muốn làm, đi đến nơi tôi muốn và trở thành người mà tôi muốn trở thành.

Cuối cùng, tôi cũng đủ tuổi để đưa ra lựa chọn của riêng mình và sự chú ý của tôi quay lưng lại với việc tăng tốc đồng hồ của tôi sang những thứ khác như học lớp, hát, yêu, kiếm sống và tạo ra tác động của tôi. Càng bận, tôi càng ít chú ý đến đồng hồ của mình cho đến khi nó hoàn toàn nằm ngoài nhận thức của tôi. Cho đến một ngày, tôi nhìn lên và thấy mình đang đứng một mình trên đường lái xe về nhà mẹ tôi, nhìn chiếc xe tang đưa bà đi.

Cô ấy không có đủ thời gian, có rất nhiều cô ấy vẫn muốn làm điều đó Rất nhiều điều hối tiếc. Cô ấy chỉ 59 tuổi! Đột nhiên đồng hồ của tôi lại nổi lên, tích tắc to hơn bao giờ hết. Tôi nghe thấy giọng nói của cô ấy trong đầu, dạy bài học mãi mãi thay đổi cuộc đời tôi, ngay lập tức, cuộc sống quá ngắn ngủi để giải quyết ít hơn những gì bạn thực sự muốn – trong công việc hoặc cuộc sống của bạn. Đừng giải quyết. Đừng mất thời gian cho phép. Đi!”

Đồng hồ của tôi đang thúc đẩy tôi giúp bạn hôm nay vì tác động của bạn là thiêng liêng đối với tôi. Vì vậy, đừng bỏ cuộc, đừng mất thời gian để được cấp Hãy tin vào tác động của bạn và biến nó thành hiện tại, vì thế giới cần tác động của bạn, và vì cuộc sống quá ngắn để giải quyết ít hơn bạn thực sự muốn – trong doanh nghiệp của bạn hoặc cuộc sống của bạn.”

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo