04. Quản Trị Bán Hàng, Marketing bằng cách kể chuyện

Nghệ Thuật Bán Hàng Bằng Câu Chuyện: 5 Kỹ Thuật Kể Chuyện

Nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện là tựa đề một cuốn sách BestSMasterskillsr của tác giả Paul Smith. Tuy nhiên, bài viết này không phải để đánh giá nội dung cuốn sách đó.

Ở đây, bạn sẽ được học cách vận dụng những kỹ thuật kể chuyện để viết bài bán hàng.

Nếu với cuốn sách Nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện, bạn sẽ biết cách đứng trên sân khấu để kể những câu chuyện. Thì bài viết này sẽ giúp bạn kể câu chuyện theo một hướng hoàn toàn khác.

Đó là cách viết nên những câu chuyện trong bài viết bán hàng.

Kể chuyện đã là một phần không thể thiếu của nền văn minh nhân loại trong nhiều thế kỷ. Kể từ những ngày đầu tiên của loài người, những câu chuyện đã được chia sẻ thông qua truyền miệng và được viết ra dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau.

Hành động kể chuyện và truyền lại cho các thế hệ tương lai đã thành công ngay lập tức. Hành động kể chuyện cũng là một phần không thể thiếu của hoạt động tiếp thị. Trên toàn thế giới, các câu chuyện được chia sẻ giữa khách hàng và người mua.

Các câu chuyện hiện đang tìm đường xâm nhập vào thế giới marketing, nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện tạo ra cơ hội mới cho các nhà sản xuất và nhà tiếp thị. Các nhà tiếp thị trực tuyến đã nghĩ ra những cách mới để kết nối với khách hàng của họ thông qua cách kể chuyện.

Trong bài viết này, bạn sẽ học về 5 cách kể chuyện trong các bài viết bán hàng, đây là chìa khóa của tiếp thị nội dung.

Kể Chuyện Được Sử Dụng Như Thế Nào Trong Các Bài Viết Bán Hàng

Kể chuyện là một kỹ thuật thường được sử dụng trong các bài viết bán hàng để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn và cảm xúc hơn cho người đọc.

Khi viết một bài bán hàng, điều quan trọng là sử dụng cách kể chuyện để giúp truyền tải thông tin đến người đọc. Bằng cách kể một câu chuyện, bạn không chỉ tạo ra trải nghiệm hấp dẫn hơn cho người đọc mà còn tạo ra một kết nối để giúp họ hiểu thông tin bạn đang trình bày dễ dàng hơn.

Để sử dụng cách kể chuyện hiệu quả trong các bài viết bán hàng của bạn, bạn hãy:

1. Bắt đầu với một móc câu.

Điều đầu tiên bạn cần làm là thu hút sự chú ý của người đọc mà ta gọi đó là “móc câu”. Điều này có thể được thực hiện thông qua một tiêu đề thu hútmột câu mở đầu mạnh mẽ hoặc một hình ảnh nổi bật bắt mắt người đọc.

2. Sử dụng các ví dụ cụ thể.

Khi bạn trình bày thông tin, hãy đảm bảo sử dụng các ví dụ cụ thể mà người đọc có thể hiểu được. Điều này sẽ giúp họ hiểu thông tin bạn đang cố gắng truyền tải dễ dàng hơn.

3. Sử dụng ngôn ngữ sinh động.

Khi bạn mô tả các tính năng hoặc lợi ích của một sản phẩm, hãy đảm bảo sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu. Điều này sẽ giúp người đọc hiểu bài viết của bạn nhanh hơn và ít tốn công sức hơn.

4. Sử dụng một câu chuyện được viết tốt.

Khi bạn đang kể một câu chuyện, hãy đảm bảo các câu được viết hay và hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Điều này sẽ giúp người đọc bị thu hút và cuốn hút vào câu chuyện của bạn.

5. Sử dụng sự lặp lại.

Hãy nhớ lặp lại các điểm hoặc cụm từ chính nhiều lần để người đọc có thể hiểu rõ hơn. Điều này sẽ giúp tăng sự hiểu biết của người đọc về thông tin bạn đang trình bày.

6. Sử dụng cảm xúc.

Hãy đưa cảm xúc vào bài viết của bạn. Điều này sẽ giúp tạo thêm cá tính cho bài viết và khiến nó trở nên hấp dẫn hơn đối với người đọc.

7. Thêm lời kêu gọi hành động

Khi bạn kể chuyện, hãy thêm lời kêu gọi hành động ở cuối câu chuyện. Điều này sẽ giúp tạo ra một kết nối cá nhân với người đọc và giúp họ hiểu bài viết bán hàng của bạn tốt hơn.

Lợi Ích Của Việc Sử Dụng Nghệ Thuật Kể Chuyện Trong Các Bài Viết Bán Hàng

Kể chuyện đã được chứng minh là một cách hiệu quả để bán sản phẩm và dịch vụ. Thực tế cho thấy kể chuyện là một trong những phương pháp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiệu quả nhất.

Câu chuyện kết nối người đọc với những người, địa điểm và những thứ họ quan tâm. Chúng khiến họ cảm nhận được những cảm xúc – vui, buồn, tức giận và phấn khích và giúp khách hàng đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc. Đó là lý do tại sao những câu chuyện lại có sức hút mạnh mẽ trong các bài viết bán hàng.

Một câu chuyện hay cần tạo ra giọng điệu cho phần còn lại của bài viết và giúp định hướng cho người đọc. Nó cũng giới thiệu những điểm chính của bài viết, điều này sẽ giúp người đọc hiểu những gì họ sẽ đọc tiếp theo.

Tiếp theo, điều quan trọng là phải kể chuyện xuyên suốt bài viết. Các câu chuyện giúp giải thích các khái niệm phức tạp một cách dễ hiểu. Chúng cũng giúp thu hút những độc giả tham gia và khiến họ cảm thấy như mình là một phần của câu chuyện.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, điểm cuối cùng của câu chuyện phải tạo nên cao trào, kết hợp mọi thứ lại với nhau và làm cho những điểm chính của bài viết trở nên mạnh mẽ hơn.

Bằng cách kể chuyện trong các bài viết bán hàng, bạn có thể giúp kết nối người đọc với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn theo cách khiến họ cảm thấy gắn bó với sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Điều này sẽ giúp họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.

Cách Tạo Một Câu Chuyện Bán Hàng Chạy Như Tôm Tươi

Cuối cùng thì câu chuyện của bạn cần phải bán được hàng. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải rõ ràng và ngắn gọn trong bài viết của mình, và bạn cần đảm bảo rằng thông điệp của bạn được truyền tải một cách hấp dẫn.

Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn làm điều đó.

Đầu tiên, hãy đảm bảo sử dụng ngôn ngữ năng động và hấp dẫn. Tránh xa ngôn ngữ hoa mỹ hoặc từ vựng phức tạp. Sử dụng ngôn ngữ trực tiếp và dễ hiểu. Điều này sẽ giúp người đọc tập trung vào những điểm chính trong câu chuyện của bạn. Tiếp theo, hãy đảm bảo rằng câu chuyện của bạn là về người đọc của bạn. Câu chuyện của bạn phải phản ánh nhu cầu của độc giả và nó phải là thứ liên quan đến độc giả của bạn. Điều này sẽ giúp người đọc hiểu được những gì bạn nói.

Thứ hai, hãy đảm bảo sử dụng ngôn ngữ cảm xúc mạnh mẽ để truyền tải thông điệp của bạn. Điều này sẽ giúp làm cho câu chuyện trở nên hay hơn và sẽ giúp bạn kết nối với độc giả của mình.

Tham khảo:   Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, công việc và yếu tố cần có

Thứ ba, giữ cho câu của bạn ngắn gọn và đi vào trọng tâm. Nhiều người sẽ đọc lướt qua các đoạn văn dài, vì vậy hãy đảm bảo rằng thông điệp của bạn được truyền tải một cách ngắn gọn nhất có thể.

Thứ tư, sử dụng hình ảnh mạnh mẽ để giúp câu chuyện của bạn có một cuộc sống riêng. Ảnh, và video có thể giúp minh họa quan điểm của bạn theo cách hấp dẫn hơn. Bởi vì một bức ảnh có giá trị bằng một nghìn từ. Điều này sẽ giúp người đọc hiểu thông điệp của bạn tốt hơn.

Thứ năm, hãy đảm bảo sử dụng lời kêu gọi hành động ở cuối câu chuyện của bạn để truyền tải thông điệp của bạn và thúc đẩy người đọc hành động.

Cuối cùng, hãy đảm bảo kiểm tra của bạn trước khi bạn xuất bản. Bạn chắc chắn sẽ không muốn xuất bản một bài viết vẫn còn tồn tại quá nhiều sạn cùng các lỗi chính tả trong đó.

Phải không nào?

Câu chuyện hay luôn mê hoặc khán giả dù họ đọc nó ở bất cứ đâu

5 Kỹ Thuật Kể Chuyện Trong Viết Bán Hàng

Có thể bạn nghĩ rằng kể chuyện không dành cho bạn, tuy nhiên, nó không phức tạp như bạn nghĩ.

Ngay bây giờ là 5 kỹ thuật cơ bản giúp bạn kể 1 câu chuyện hay.

Tôi sẽ chỉ cho bạn…

1. Tiếp cận trực tiếp

Trong một thế giới thiếu kiên nhẫn như thế này, mọi thứ gần như được đáp ứng ngay lập tức chỉ với 1 vài click chuột.

Mua một món hàng trên Internet hay tìm kiếm một thông tin nào đó trên Google. Chỉ với vài click chuột là bạn đã có nó trước mắt mình.

Vì vậy, khi kể chuyện bạn không thể mô tả dông dài, vì làm như vậy thì độc giả của bạn sẽ ngáp dài. Họ nhanh chóng biến mất trước khi bạn kịp nói cho họ biết về sản phẩm dịch vụ của mình. Đó là một cách tiếp cận vô cùng mạo hiểm.

Do đó, hay tiếp cận trực tiếp bằng cách đưa người đọc vào thẳng hành động họ cần làm.

Bạn muốn 1 ví dụ?

Tôi đứng ngây người trước tủ kính, tê liệt. Từng giây trôi qua, mỗi giây đều dữ đội hơn giây trước đó. Ánh đèn hắt xuống khiến cho những vật thể đó dường như lấp lánh hơn, đầu óc tôi trở nên quay cuồng mụ mị vì vẻ đẹp lộng lẫy.

Chính khoảnh khắc này, tôi phải tìm mọi cách để sở hữu sợi dây chuyền vô cùng tuyệt diệu đó.

Tại sao câu chuyện này hoạt động tốt?

Tôi đã sử dụng câu chuyện của chính mình về việc bị tê liệt, quay cuồng và mụ mị để giải thích cho vẻ đẹp của sợi dây chuyền. Hãy nhớ rằng, chúng ta không bắt đầu câu chuyện về việc chúng ta đã đến cửa hàng bán đồ trang sức đó như thế nào. Chúng ta có thể mô tả điều đó vào phần giữa của câu chuyện sau khi đã thu hút người đọc tham gia vào câu chuyện.

Ở đây, chúng ta lôi cuốn người đọc vào khoảnh khắc tê liệt và đóng băng tâm trí trước vẻ đẹp của sợi dây chuyền.

2. Giữ nhịp độ câu chuyện và tạo sự hồi hộp

Đây có lẽ là lúc bạn ứng dụng động từ mạnh để kể câu chuyện của mình.

Nếu bạn muốn thu hút người đọc ngay từ những câu đầu tiên, giữ nhịp hoặc tăng tốc độ cho câu chuyện của mình, hãy tập trung vào hành động để khuấy động tâm trí người đọc.

Ví dụ:

Trong bóng tối, Lan Anh nhấn giữ một nút khoảng 3 giây và cánh cửa bật mở với một tiếng… cạch… vang lên. Cô ấy dùng đầu ngón tay trỏ đẩy nhẹ, đó là một khoảng không tối đen như mực.

Thình thịch… thình thịch… tim cô dường như đang loạn nhịp. Nhưng cô vẫn mạnh dạn đẩy cửa thêm chút nữa, hơi ngả người về phía trước và thò đầu vào trong. Cả căn phòng bỗng sáng choang, một không gian lộng lẫy hiện ra trước mắt.

Ngay lúc này, một người đàn ông mặc áo vest tay phải xách 1 vali màu đen chờ sẵn từ bao giờ. Lan Anh nhướng mày nhìn người đàn ông kia, cô tiến thẳng lên trước và dừng lại cách người đàn ông đó khoảng nửa mét. Anh ta nhìn Lan Anh, gật đầu xác nhận. Sau đó, nhấn mạnh ngón tay cái vào một nút màu đỏ trên chiếc vali.

Pặp… nắp vali bung ra.

Đôi mắt Lan Anh sáng rực lên vì những viên đá Sapphire đang vung vãi khắp sàn nhà.

Phải rồi, đây là những viên đá mà bây lâu nay cô ấy đang tìm kiếm.

(…)

Tại sao câu chuyện này hoạt động tốt?

Tôi đã tăng cường sự căng thẳng bằng cách mô tả từng chi tiết nhỏ những gì đang xảy ra. Thời gian dường như trôi chậm lại nhưng độ kịch tính lại tăng lên.

Những từ, cụm từ chỉ hành độngnhấn giữ một nút khoảng 3 giây, cánh cửa bật mở với một tiếng… cạch…, thình thịch, thò đầu vào trong, bỗng sáng choang, sáng rực lên, vung vãi khắp nhà. Bạn cảm nhận sao về những cụm từ chỉ hành động này?

Hãy nhớ, cách kể chuyện tốt là thật chậm ở những khoảnh khắc để tăng sự kịch tính, điều này khiến độc giả lướt nhanh qua các sự kiện nhàm chán với tâm trạng hồi hộp và mong chờ điều gì đó gay cấn sắp xảy ra.

Một câu chuyện có yếu tố hồi hộp luôn gây tò mò cho khán giả

3. Vẽ hình ảnh sống động

Nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện được tạo ra nhằm tăng trải nghiệm khách hàng. Vì vậy, nếu bạn không vẽ ra được những hỉnh ảnh sống động thì người đọc sẽ không thể hình dung những gì đang xảy ra. Đó là khi câu chuyện trở nên nhàm chán và tẻ nhạt.

Vì vậy, hãy sử dụng những từ ngữ cảm xúc để mô tả hành động nhằm tác động vào tâm trí người đọc.

Bây giờ, nếu bạn muốn giải thích với khán giả về tác dụng của việc đọc sách thường xuyên. Bạn sẽ giúp người đọc hình dung về điều đó như thế nào?

Tôi lớn lên ở một vùng quê miền núi nghèo, khi mà cơ hội tiếp cận với những lớp học của những người thày giỏi là vô cùng khó khăn. Vì vậy, đọc sách là cơ hội duy nhất tôi có được và người truyền cảm hứng lớn nhất cho tôi về tình yêu sách chính là ba mẹ tôi.

Tôi nhớ, sau bữa tối, ba tôi thường ngồi trên sofa với một cuốn sách trên tay, trong khi mẹ tôi ngồi ngay ngắn trên bàn làm việc chăm chú đọc từng dòng với cuốn sách của bà.

(…)

Tại sao câu chuyện này hoạt động tốt?

Ở đây, bạn sẽ hình dung ra cả một gia đình yêu sách, đọc sách mỗi ngày. Cách kể chuyện này giúp độc giả tích cực tham gia vào câu chuyện của bạn một cách tự nhiên.

4. Khách hàng là nhân vật anh hùng

Trong cuốn sách Xây dựng câu chuyện thương hiệu của Donald Miller. Tác giả đã chỉ ra 7 bước để có thể kể một câu chuyện hay và cuốn hút. Những bước này giúp bạn biến khách hàng thành nhân vật anh hùng, họ là trung tâm của câu chuyện.

Tham khảo:   3 Giai đoạn tư vấn bán hàng qua Messenger giúp gia tăng đơn hàng

Sau đây là câu chuyện tiếp thị sản phẩm Trà giảm cân”

Hoa ngồi bệt xuống đất, đầu gục xuống và đưa tay gạt vội những giọt nước mắt đang trực rơi xuống. Cô cảm thấy bế tắc và lo lắng tột độ. Dường như tất cả đều chống lại cô khi mà mọi cố gắng của cô sẽ kết thúc tại đây…như thế này sao?

Hoa dốc hết tâm sức trong 1 năm chỉ để theo đuổi một mục tiêu duy nhất. Nhưng chợt nhận ra rằng…đó là một niềm tin sai lầm.

Hoa nhìn quanh, trong phòng gym này hàng chục người khác vẫn đang tươi cười, lạc quan vui vẻ. Chẳng lẽ, họ không biết kết cục rồi cũng như cô hay sao?

Nhớ lại hơn 1 năm trước đây.

Đó là một ngày tuyệt vời khi Hoa nhận ra niềm đam mê mãnh liệt của mình. Cô muốn trở thành một diễn viên múa chuyên nghiệp. Cô muốn được tỏa sáng trên những sân khấu lớn trước hàng nghìn khán giả. Cô muốn mọi người gọi tên mình.

Nhưng khi chạm trán với hiện thực, nó làm cô đau khổ. Một cảm giác không mấy dễ chịu.

Cô cao 1m67. Một đôi mắt biết cười. Một làn da trắng sứ. Nhưng cô… thừa cân. 70kg là quá mập để có thể di chuyển thanh thoát nhẹ nhàng.

Chắc chắn, cô cần phải giảm cân.

Đối với phần lớn mọi người, muốn có thân hình đẹp, họ thường bắt đầu với phòng tập gym. Họ chăm chỉ luyện tập 1 đến 3 giờ mỗi ngày, trong nhiều tháng liên tục. Họ thực hiện nhiều chế độ ăn kiêng kham khổ. Họ ngắm mình hàng ngày trong gương mong sao điều thần kỳ sẽ xảy ra.

Hoa cũng từng giống như họ, lăn lộn trong phòng gym gần như cả ngày nhưng vẫn không giảm được kg nào. Vì lẽ đó, khi nhìn thấy nụ cười của họ khiến cô vô cùng bối rối. Cô biết, họ sẽ thất vọng khi kỳ vọng quá lớn vào bản thân…

Cô muốn nói với họ, hãy dừng ngay lại và đừng tự hành hạ bản thân như vậy nữa.

Bởi 6 tháng trước, Hoa tình cờ phát hiện ra một phương pháp giảm cân tự nhiên mà không phải đánh vật với những quả tạ trong phòng tập.

Phương pháp này giúp cô giảm 7kg chỉ trong 2 tháng. Và hiện tại, Hoa đang tham gia lớp học múa chuyên nghiệp. Cô đang trên con đường chinh phục ước mơ của mình.

Bạn có muốn biết Hoa đã tìm ra điều gì không? Bạn tự hỏi, liệu rằng phương pháp của Hoa sẽ hiệu quả với bạn?

Tin vui dành cho bạn, phương pháp giảm cân đơn giản đến bất ngờ. 

Đó là sáng thứ bảy ngày 21 tháng 5 năm nay. Khi đang nằm dài trên ghế nghĩ ngợi về tương lai của mình. Xám xịt và mù mịt. Nhưng cô như bừng tỉnh khi chương trình quảng cáo TV-Show nhắc đến một loại trà giảm cân TeaABC. 

Cô tự hỏi: liệu có hiệu quả như quảng cáo không? Có hại gì cho cơ thể mình không? 

Cuối cùng, sau một hồi cân nhắc, cô quyết định mua dùng thử.

Thật bất ngờ, TeaABC giúp cô có một thân hình mơ ước trong thời gian kỷ lục – hai tháng. Và chắc chắn, TeaABC cũng hiệu quả với bạn.

Từ khi đạt được mục tiêu của mình, Hoa luôn chia sẻ phương pháp này cho những ai đang trong hoàn cảnh giống cô ấy trước kia. Cô ấy vui khi giúp đỡ được nhiều chị em thay đổi cuộc sống của mình. Họ trở nên đẹp hơn, quyến rũ hơn và tự tin hơn.

Hoa cảm thấy có một niềm hạnh phúc dâng trào mỗi khi chứng kiến ai đó thay đổi thành công cuộc đời mình. Tôi dám chắc, khi đọc những dòng này, bạn cũng đang muốn điều đó, đúng không?

Nếu đúng là vậy, bạn chỉ cần nhấn nút MUA NGAY.

Thông thường, với 500.000đ bạn nhận được 2 hộp TeaABC, nhưng nếu mua trước 17h hôm nay bạn sẽ có thêm hai ưu đãi thú vị:

1. Bạn sẽ được giảm giá KHỦNG đến 50%. Có nghĩa là mua 2 nhưng trả tiền 1.

2. Được tặng một khóa học miễn phí về THIỀN kết hợp tư duy sống tích cực từ chuyên gia ABCD.

Nhớ rằng, bạn chỉ có 4 giờ cho ưu đãi của mình (đúng 17h hôm nay ưu đãi sẽ tự động đóng lại).

Tại sao câu chuyện này hoạt động tốt?

Vâng. Đây là mô típ của những câu chuyện bán hàng bạn nên áp dụng. Đó là một chuỗi hành trình mà nhân vật anh hùng trải qua. Họ có ước mơ lớn, họ hành động nhưng thất bại và cuối cùng họ đạt thành công khi gặp một sự kiện bất ngờ nào đó.

Làm thế nào tạo ra một câu chuyện tiếp thị hiệu quả?

Hãy nhớ lại, khi bạn xem phim siêu anh hùng người sắt, người nhện, người dơi…Thường bắt đầu bằng một cuộc chiến diễn ra ác liệt hoặc nhân vật chính đang có những hành động kỳ lạ, bí ẩn.

Đó là cách đạo diễn thu hút khán giả.

Tương tự với viết kể chuyện, tiết tấu phải nhanh như vậy. Bạn cần tạo ra câu chuyện theo cấu trúc như sau:

  • Bước 1Xác định người đóng vai nhân vật anh hùng trong câu chuyện của bạn.
  • Bước 2Luôn bắt đầu câu chuyện bằng một điểm kịch tính để thu hút sự chú ý của người đọc.
  • Bước 3Quay trở lại kể các sự kiện dẫn dắt đến điểm kịch tính của bạn. Hãy đưa câu chuyện trở về thời điểm nhân vật anh hùng chịu một nỗi đau lớn nào đó, thời điểm họ chưa đạt được thành công. Ví dụ: họ đang quá mập, họ quá gầy, họ bị mất mát lớn về tài chính, họ gặp một biến cố gia đình, …
  • Bước 4Kể một hay nhiều giải pháp nhân vật anh hùng thực hiện nhưng đều dẫn đến thất bại. Họ rơi vào bế tắc và dường như không có lối thoát.
  • Bước 5Xây dựng tình huống nhân vật anh hùng gặp một sự kiện bất ngờ nào đó dẫn đến thành công. Mọi đau khổ được giải thoát, ước mơ thành thành sự thật.
  • Bước 6Vén màn bí mật, công bố giải pháp và những lợi ích tiềm ẩn của giải pháp.
  • Bước 7: Kêu gọi hành động.

Video Chi Tiết 7 Bước Kể Câu Chuyện Bán Hàng

( 14 Phút 19 Giây)

5. Kể câu chuyện của bạn

Nếu bạn từng xem những buổi thuyết trình trên TED. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng, những bài diễn thuyết trình truyền cảm hứng nhất và chạm tới trái tim người nghe đều bắt đầu bằng một câu chuyện về bản thân tác giả.

Mọi khách hàng tiềm năng đều muốn họ là người người hùng trong câu chuyện của bạn nhưng họ cũng muốn biết bạn là ai. Chính những câu chuyện cá nhân giúp bạn kết nối với khán giả và kéo họ gần bạn hơn. Chính những câu chuyện cá nhân cho phép khách hàng làm quen và dần tin tưởng bạn.

Ví dụ: đây là cách mà Bryan Stevenson kết nối với khán giả bằng câu chuyện cá nhân của mình. Hãy nhớ rằng bài diễn thuyết này của anh ấy là một trong những bài diễn thuyết được nhiều người xem nhất trong lịch sử của TED.

Tham khảo:   Quy trình thu hồi công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp hiện nay

Và bài diễn thuyết của Bryan Stevenson là đỉnh cao của nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện. Bởi vì, chỉ với bài diễn thuyết này anh ấy đã quyên góp được 1 triệu đô la cho dự án của mình.

Hãy học cách kể câu chuyện cá nhân bằng cách xem video bài diễn thuyết của Bryan Stevenson nhé…

Bryan Stevenson: Chúng Ta Cần Nói Về Sự Bất Công

( 23 Phút 41 Giây)

Ví Dụ Về Các Bài Bán Hàng Thành Công Sử Dụng Cách Kể Chuyện

Từ lâu, các chuyên gia marketing đã ứng dụng nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện vào công việc của mình.

Dưới đây là một vài ví dụ về các bài viết bán hàng thành công sử dụng cách kể chuyện để thu hút người đọc.

1. “Làm thế nào để viết một bức thư bán hàng tuyệt vời sẽ thuyết phục khách hàng của bạn mua hàng” của Kathy Sierra

Kathy Sierra giải thích cách sử dụng cách kể chuyện để tạo ra một bức thư bán hàng mạnh mẽ sẽ thuyết phục khách hàng của bạn mua hàng. Bao gồm các chủ đề như cách khơi dậy sự quan tâm của người đọc, cách tạo lời đề nghị hấp dẫn và cách kết thúc đợt giảm giá.

2. “5 kỹ thuật dễ thực hiện để viết một bức thư bán hàng tuyệt vời và hấp dẫn” của Corey Ferreira

Corey Ferreira chia sẻ năm kỹ thuật dễ thực hiện để viết một bức thư chào hàng tuyệt vời và hấp dẫn. Anh ấy đề cập đến các chủ đề như cách tạo lời đề nghị hấp dẫn, cách làm cho thư bán hàng của bạn dễ đọc và cách kết thúc đợt bán hàng.

3. “5 cách để viết một bức thư bán hàng hấp dẫn sẽ thuyết phục khách hàng của bạn mua hàng” của Jeff Walker

Jeff Walker bao gồm năm cách để viết một bức thư bán hàng hấp dẫn sẽ thuyết phục khách hàng của bạn mua hàng. Anh ấy đề cập đến các chủ đề như cách nghiên cứu thị trường, cách tạo một ưu đãi đáng tin cậy và cách kết thúc đợt bán hàng.

4. “Làm thế nào để viết một bức thư bán hàng thuyết phục sẽ khiến khách hàng của bạn mua hàng” của Dan Kennedy

Dan Kennedy chia sẻ cách viết một bức thư chào hàng thuyết phục sẽ khiến khách hàng mua hàng của bạn. Anh ấy đề cập đến các chủ đề như cách tạo kết nối sâu sắc với người đọc, cách tạo lời đề nghị hiệu quả và cách viết một đoạn kết thúc hấp dẫn.

Kể Chuyện Là Cách Tạo Ra Khách Hàng Tiềm Năng

Nghệ thuật bán hàng bằng câu chuyện chính là kết nối với người đọc thông qua cảm xúc của họ.

Nếu một câu chuyện bị xem là quá hời hợt hoặc ngụy tạo, câu chuyện đó sẽ không kết nối với khán giả. Khi bạn viết một câu chuyện để tiếp thị, bạn phải ghi nhớ rằng kể chuyện là một quá trình trôi chảy, kết nối từng điểm trong tâm trí khách hàng.

Một chiến lược tiếp thị tốt với cách kể chuyện sẽ thu hút khách hàng và tạo chuyển đổi. Bạn phải ghi nhớ rằng mọi câu chuyện đều có phần mở đầu, phần giữa và phần cuối. Câu chuyện hay sẽ khiến người đọc cảm nhận được điều gì đó. Câu chuyện phải thu hút người đọc và khiến họ hành động.

Kể chuyện có thể tạo ra sự khác biệt giữa một bài viết tiếp thị tốt và một bài viết tiếp thị tồi. Khi viết bán hàng, hãy sử dụng 5 cách kể chuyện để tạo kết nối với khán giả.

Hãy mê hoặc khán giả của bạn. Hãy truyền cảm hứng cho họ. Hãy thay đổi thế giới.

Các Câu Hỏi Thường Gặp

 Những câu chuyện có quan trọng trong việc viết quảng cáo không?

Vâng, câu chuyện là một phần quan trọng của copywriting. Chúng có thể giúp thu hút và thúc đẩy người đọc, đồng thời có thể giúp giải thích các khái niệm phức tạp một cách dễ hiểu.

Lợi ích của việc sử dụng câu chuyện trong viết quảng cáo là gì?

Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng câu chuyện trong việc viết bài quảng cáo của bạn. Ví dụ: các câu chuyện có thể giúp thu hút người đọc và thúc đẩy họ hành động. Chúng cũng có thể giúp giải thích các khái niệm phức tạp một cách dễ hiểu và chúng có thể giúp kết nối với người đọc ở cấp độ cá nhân.

Làm thế nào để bạn kể một câu chuyện hay trong viết quảng cáo?

Không có cách nào đúng để kể một câu chuyện bằng copywriting. Tuy nhiên, có một vài thành phần thiết yếu cần thiết cho bất kỳ câu chuyện hay nào. Những thành phần này bao gồm xung đột, phát triển nhân vật và cảm giác ngạc nhiên.

Những cách tốt nhất để sử dụng câu chuyện trong viết quảng cáo của bạn là gì?

Có nhiều cách khác nhau để sử dụng câu chuyện trong việc viết bài quảng cáo của bạn. Một số ví dụ bao gồm việc sử dụng chúng để thu hút người đọc, giải thích các khái niệm phức tạp, kết nối với người đọc ở cấp độ cá nhân và thúc đẩy họ hành động.

Câu chuyện có phải dựa trên tưởng tượng không?

Không, câu chuyện có thể dựa trên thực tế những gì bạn hoặc người khác đã trải qua.

Câu chuyện có nhất thiết phải nói về con người không?

Không, câu chuyện có thể nói về bất cứ thứ gì bạn muốn. Vì mục đích của câu chuyện là tính hiệu quả trong việc truyền đạt thông điệp của bạn đến người đọc.

Tôi nên định dạng câu chuyện của mình bằng cách viết quảng cáo như thế nào?

Không có định dạng tiêu chuẩn để kể một câu chuyện. Một câu chuyện hay thường được kể theo đúng mạch cảm xúc và thứ tự các sự kiện xảy ra.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo