04. Quản Trị Bán Hàng

Nhân viên bán hàng: Công việc, kỹ năng và yêu cầu cần có

Cần rất nhiều nỗ lực để chốt được một giao dịch thành công, từ tìm nguồn cung ứng cho khách hàng tiềm năng, đến xây dựng mối quan hệ và cung cấp giải pháp cho họ. Chính vì vậy, một nhân viên bán hàng cần rất nhiều kỹ năng và tố chất, thích làm việc với con người và có giao tiếp xuất sắc.

Nhân viên bán hàng là gì?

Nhân viên bán hàng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp để khiến khách hàng yêu thích và thực hiện hành động mua hàng. Họ là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, tăng số lượng lớn sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong khâu tiếp thị, mang lại doanh số, lợi nhuận cho công ty.

Nhân viên bán hàng thường phải có kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ mà họ đang bán, có khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết phục và đàm phán, cũng như khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Các ngành nghề khác nhau có thể có các yêu cầu và trách nhiệm cụ thể cho nhân viên bán hàng, nhưng mục tiêu chung là tăng doanh số bán hàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nhân viên bán hàng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp để giúp họ yêu thích và thực hiện mua hàng.

Mô tả công việc của nhân viên bán hàng

  1. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
  2. Tư vấn và chăm sóc khách hàng
  3. Nhận và bảo quản sản phẩm, hàng hóa
  4. Trưng bày và sắp xếp hàng hóa
  5. Bảo quản hàng hóa

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

  • Xác định rõ ràng thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, bao gồm các đối tượng khách hàng tiềm năng về nhân khẩu học, hành vi, nhu cầu, sở thích,…

  • Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi của khách hàng tiềm năng

  • Xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường

  • Lựa chọn kênh tìm kiếm khách hàng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và thị trường mục tiêu

  • Thu thập thông tin khách hàng tiềm năng như tên, chức vụ, công ty, địa chỉ, email, số điện thoại,…

  • Gọi điện/gửi email tiếp cận khách hàng để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

  • Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng tiềm năng để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp.

Tư vấn và chăm sóc khách hàng

  • Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng

  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng

  • Tư vấn sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, ngân sách của khách hàng

  • Gợi ý, thuyết phục khách hàng mua hàng

  • Tạo cảm giác hài lòng, thoải mái cho khách hàng

  • Gửi lời cảm ơn khách hàng

  • Theo dõi, hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ

  • Giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

Nhận và bảo quản sản phẩm, hàng hóa

  • Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa theo đúng hóa đơn, chứng từ

  • Xác định loại hàng hóa, vị trí lưu trữ hàng hóa

  • Nhập liệu thông tin hàng hóa vào hệ thống quản lý kho

  • Sắp xếp hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, đảm bảo an toàn, tránh thất thoát

  • Kiểm tra định kỳ hàng hóa để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp hư hỏng, mất mát

  • Thực hiện các biện pháp bảo quản phù hợp với từng loại hàng hóa (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…)

Trưng bày và sắp xếp hàng hóa

  • Sắp xếp hàng hóa theo các quy định và tiêu chuẩn của cửa hàng: xác định vị trí phù hợp cho từng mặt hàng, nhãn mác và giá cả

  • Trưng bày sản phẩm một cách hấp dẫn và thu hút khách hàng

  • Duy trì khu vực trưng bày sạch sẽ và gọn gàng, dọn dẹp, xếp lại hàng hóa nếu cần, vệ sinh các kệ trưng bày

  • Kiểm tra hàng tồn kho để đảm bảo sản phẩm đủ số lượng và luôn có sẵn để bán

  • Kiểm tra giá cả và nhãn mác của sản phẩm, đảm bảo chúng đúng và cập nhật. Nếu có sai sót, cần phải báo cáo cho quản lý để điều chỉnh

Bảo quản hàng hóa

  • Nắm rõ đặc tính của từng loại hàng hóa để có cách bảo quản phù hợp

  • Thường xuyên kiểm tra hàng hóa để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng

  • Sử dụng các vật dụng, thiết bị bảo quản chuyên dụng để đảm bảo chất lượng hàng hóa

  • Xây dựng quy trình bảo quản hàng hóa khoa học, chặt chẽ

Mô tả công việc của nhân viên bán hàng

Kỹ năng mà một nhân viên bán hàng cần trang bị

  1. Kỹ năng giao tiếp
  2. Kỹ năng đàm phán
  3. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích
  4. Kỹ năng quản lý thời gian
  5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
  6. Kỹ năng làm việc nhóm
  7. Kỹ năng chịu áp lực
Tham khảo:   Các bước xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là chìa khóa để thành công trong sự nghiệp đối với nhân viên bán hàng, bởi họ thường xuyên phải tương tác với khách hàng. Có thể giải thích các tính năng của sản phẩm và trả lời các câu hỏi một cách rõ ràng là một phần quan trọng trong quá trình bán hàng. Chính vì vậy, việc sở hữu một kỹ năng giao tiếp tốt giúp nhân viên bán hàng có thể kết nối với khách hàng, hiểu được nhu cầu của họ và truyền tải thông tin về sản phẩm/dịch vụ một cách hiệu quả.

Kỹ năng đàm phán

Đàm phán là một phần quan trọng của quá trình bán hàng. Nhân viên bán hàng cần có khả năng đàm phán giá cả, điều kiện hợp đồng và các yêu cầu khác để đạt được sự chấp thuận và giao dịch thành công với khách hàng.

Bên cạnh đó, trong quá trình bán hàng, có thể xảy ra các tình huống như sự phàn nàn của khách hàng, đàm phán giá cả, hoặc xử lý các đòi hỏi đặc biệt. Kỹ năng đàm phán tốt giúp nhân viên bán hàng tự tin và linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống này một cách hiệu quả.

Kỹ năng nghiên cứu và phân tích

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng của quá trình bán hàng. Nhân viên bán hàng cần nghiên cứu và phân tích các đối thủ cạnh tranh để hiểu về sản phẩm/ dịch vụ, chiến lược bán hàng cũng như điểm mạnh, điểm yếu của họ. Điều này giúp nhân viên bán hàng tìm ra cách phân phối sản phẩm của mình một cách tốt nhất và đề xuất giải pháp bán hàng hấp dẫn hơn cho khách hàng.

Kỹ năng nghiên cứu và phân tích giúp nhân viên bán hàng nắm bắt thông tin về thị trường và xu hướng mới nhất. Việc hiểu về sự thay đổi trong nhu cầu, xu hướng mua hàng của khách hàng giúp nhân viên bán hàng tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

Kỹ năng quản lý thời gian

Nhân viên bán hàng có thể đặc biệt bận rộn vào cuối tuần hoặc kỳ nghỉ lễ, bởi lúc này khách hàng có thời gian rảnh để mua sắm. Chính vì vậy họ cần có kỹ năng quản lý thời gian tốt để sắp xếp và ưu tiên công việc.

Hơn nữa, nhân viên bán hàng thường phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong một ngày, từ tiếp đón khách hàng, tư vấn sản phẩm, chốt đơn hàng, xử lý khiếu nại, sắp xếp hàng hóa,… Nếu không có kỹ năng quản lý thời gian tốt, nhân viên bán hàng sẽ dễ dàng bị quá tải, dẫn đến việc hoàn thành công việc không đúng hạn hoặc bị căng thẳng, stress.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khi làm việc trong ngành bán hàng, nhân viên sẽ thường xuyên gặp phải các vấn đề và yêu cầu từ khách hàng, như khiếu nại hoặc sự không hài lòng với sản phẩm/dịch vụ. Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt giúp người làm công việc bán hàng có thể bình tĩnh xem xét tình huống, phân tích nguyên nhân, tìm kiếm giải pháp và thực hiện các hành động cần thiết để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc cũng sẽ giúp nhân viên bán hàng tìm ra những cách tiếp cận sáng tạo, phản ứng linh hoạt khi đối mặt với các tình huống khó khăn. Đồng thời xử lý xung đột hiệu quả, tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng, tăng cường lòng tin và tạo sự hài lòng.

Kỹ năng làm việc nhóm

Một nhân viên bán hàng có thể phải làm việc với nhiều bộ phận, phòng ban khác, vì vậy việc có kỹ năng làm việc nhóm tốt có thể cải thiện sự hòa đồng ở nơi làm việc. Bằng cách cộng tác tốt với những người khác, nhân viên bán hàng cũng có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp, giảm căng thẳng tại nơi làm việc để làm cho môi trường làm việc trở nên dễ chịu hơn.

Kỹ năng chịu áp lực

Doanh số là áp lực lớn nhất đối với nhân viên bán hàng. Họ thường được giao các mục tiêu doanh số cụ thể và phải nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu đó. Nếu không đạt được mục tiêu, họ có thể bị trừ lương, sa thải hoặc không được thăng tiến.

Song đó, công việc của nhân viên bán hàng thường khá bận rộn và áp lực, thuongwdf xuyê tiếp xúc với đa dạng khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính, có những yêu cầu vô lý hay dễ nổi nóng. Do đó, kỹ năng chịu áp lực giúp nhân viên bán hàng duy trì sự bình tĩnh trong các tình huống khó khăn, không bị áp lực làm mất tập trung hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Tham khảo:   3 Giai đoạn tư vấn bán hàng qua Messenger giúp gia tăng đơn hàng

Kỹ năng mà một nhân viên bán hàng cần trang bị

Yêu cầu cần có của một nhân viên bán hàng

  1. Sức khỏe
  2. Ngoại hình
  3. Thái độ

Sức khỏe

Công việc của nhân viên bán hàng trong các cửa hàng bán lẻ, siêu thị thường đòi hỏi phải đứng nhiều giờ liên tục, di chuyển liên tục để phục vụ khách hàng, sắp xếp hàng hóa,… Do đó, sức khỏe tốt là điều cần thiết để có thể đảm bảo công việc một cách hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bản thân.

Một số ngành hàng như điện tử, điện lạnh, nội thất,… thường có những sản phẩm có kích thước lớn, nặng, cồng kềnh. Hay các nhân viên bán hàng đi thị trường thường phải đi lại nhiều, tiếp xúc với nhiều khách hàng trong thời gian dài. Vì vậy, một sức khỏe tốt là điều cần thiết để có thể đảm bảo công việc hiệu quả và có thể duy trì lâu dài.

Ngoại hình

Nhìn chung, nhân viên bán hàng thường được yêu cầu có ngoại hình ưa nhìn, sáng sủa và chỉn chu. Điều này là bởi nhân viên bán hàng được xem là bộ mặt của doanh nghiệp, họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Ngoại hình ưa nhìn sẽ giúp tạo thiện cảm và ấn tượng tốt với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Tuy nhiên, yêu cầu về ngoại hình của nhân viên bán hàng có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành hàng và quy mô của doanh nghiệp. Đối với những ngành hàng như thời trang, mỹ phẩm, ô tô, bảo hiểm,… thì yêu cầu về ngoại hình thường khắt khe hơn. Những nhân viên bán hàng trong những ngành hàng này thường phải có ngoại hình cao ráo, cân đối, ưa nhìn và phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà họ đang bán.

Thái độ

Bán hàng là một nghề đòi hỏi tiếp xúc với nhiều khách hàng và đáp ứng các yêu cầu đa dạng. Trong quá trình làm việc, nhân viên bán hàng không tránh khỏi việc gặp phải những khách hàng có thái độ khó chịu, bực tức. Những lúc này, quan trọng là nhân viên bán hàng phải biết kiềm chế và thể hiện thái độ niềm nở, vui vẻ, nhiệt tình.

Bởi thái độ có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của một giao dịch bán hàng. Nếu duy trì một thái độ tích cực, tự tin trong cách nói và hành động khi tư vấn về sản phẩm/ dịch vụ, chắc chắn nhân viên bán hàng sẽ nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng.

Yêu cầu cần có của một nhân viên bán hàng

Bí quyết để trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc

  1. Luôn nở nụ cười và chào hỏi khách hàng một cách thân thiện
  2. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trước khi tư vấn
  3. Trình bày sản phẩm/dịch vụ một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu
  4. Bán lợi ích chứ không bán sản phẩm
  5. Kết thúc giao dịch một cách chuyên nghiệp

Luôn nở nụ cười và chào hỏi khách hàng một cách thân thiện

Khi khách hàng bước vào cửa hàng, họ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi được chào đón bằng một nụ cười tươi từ các nhân viên. Giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và được chào đón, từ đó nhân viên bán hàng có thể dễ dàng tiếp cận và tạo sự quan tâm đối với sản phẩm/ dịch vụ mà họ đang bán.

Việc thể hiện thái độ thân thiện, niềm nở đối với khách hàng cũng giúp tạo ra một cảm giác chắc chắn và tin tưởng. Khách hàng sẽ cảm thấy rằng họ được quan tâm đặc biệt, điều này có thể dẫn đến mối quan hệ lâu dài và lòng trung thành với doanh nghiệp.

Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trước khi tư vấn

Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng giúp nhân viên hiểu rõ về vấn đề hoặc nhu cầu cụ thể mà họ muốn giải quyết. Giúp quá trình tư vấn diễn ra suôn sẻ, tăng khả năng chốt sales thành công. Khách hàng cũng có xu hướng tin tưởng và thiện cảm hơn với những nhân viên bán hàng có sự tư vấn chuyên nghiệp, chính xác. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và thúc đẩy họ quay lại mua hàng trong tương lai.

Trình bày sản phẩm/dịch vụ một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu

Trình bày rõ ràng giúp truyền tải thông tin về sản phẩm/dịch vụ một cách chính xác và đầy đủ. Khách hàng cần biết được các đặc điểm, tính năng, ưu điểm và cách sử dụng của sản phẩm/dịch vụ để đánh giá xem nó có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Việc trình bày rõ ràng, mạch lạc cũng giúp tạo niềm tin từ phía khách hàng, tăng khả năng mua hàng.

Tham khảo:   Phân Biệt Kế Hoạch Bán Hàng Và Chiến Lược Marketing

Bán lợi ích chứ không bán sản phẩm

Cần đi thẳng vào trọng tâm và những giá trị cốt lõi mà sản phẩm/ dịch vụ đó có thể mang lại cho khách hàng. Bởi cái cuối cùng mà khách hàng muốn nghe nhất có lẽ vẫn là sản phẩm/ dịch vụ đó có giải quyết được vấn đề, nỗi đau của họ hay không. Nhân viên bán hàng tránh cách trình bày lan man, dài dòng hoặc chỉ cố gắng tìm mọi cách để bán được sản phẩm/ dịch vụ. Điều này rất dễ khiến khách hàng khó chịu, không thoải mái hoặc sẽ không trở lại mua hàng trong tương lai.

Kết thúc giao dịch một cách chuyên nghiệp

Trong trường hợp bán được hàng, việc kết thúc giao dịch một cách chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng hơn vào sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Họ sẽ sẵn sàng quay lại mua hàng trong tương lai.

Trong trường hợp không bán được hàng, việc kết thúc giao dịch một cách chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Khách hàng sẽ không cảm thấy bị áp lực hay khó chịu. Họ vẫn có thể cân nhắc mua hàng của doanh nghiệp trong tương lai nếu nhu cầu của họ thay đổi.

Bí quyết để trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc

Một số câu hỏi thường gặp

Học gì ra làm nhân viên bán hàng?

Sinh viên có định hướng theo đuổi nghề bán hàng, có thể học các ngành như Quản trị kinh doanh, Marketing, Sales, Quản trị bán hàng, Tâm lý học, các ngành liên quan đến truyền thông báo chí và khoa học xã hội.

Mức lương trung bình của nhân viên bán hàng hiện nay?

Theo khảo sát của CareerBuilder, mức lương trung bình của nhân viên bán hàng tại Việt Nam hiện nay khoảng từ 8 – 60 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, năng lực, ngành nghề và thành phố làm việc của mỗi cá nhân.

Tìm việc làm nhân viên bán hàng ở đâu?

  • Các trang web tuyển dụng như CareerBuilder, TopCV, Indeed,…
  • Các trang web của doanh nghiệp
  • Các hội nhóm tuyển dụng trên mạng xã hội như Facebook, LinkedIn,…
  • Thông qua người quen

Trở thành nhân viên bán hàng có thể là một công việc tốt cho những người hướng ngoại, khéo léo, cảm thấy thoải mái khi làm việc với mọi người, thích thử thách và có thể phản ứng phù hợp trong những tình huống căng thẳng. Tùy thuộc vào nơi làm việc, thành công trong sự nghiệp của nhân viên bán hàng có thể phụ thuộc rất nhiều vào hoa hồng bán hàng. Tuy nhiên, nghề này cần có khả năng chịu áp lực tốt, một sức khỏe dẻo dai và một tác phong luôn chỉn chu trong mọi thứ.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo