Kỹ năng viết bài PR

9 Dạng bài content phổ biến cần ghi nhớ

1. Bài mô tả

Đây là dạng bài viết đơn giản, thường dùng để mô tả trực diện, ngắn gọn tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc như nhân vật, sự kiện hay thương hiệu nào đó. Đặc trưng của dạng bài này là không có yếu tố thời gian, ít tính lập luận. Vì thế, bài viết sẽ ít bị “lỗi thời” và giữ được giá trị lâu dài. Điển hình là các bài giới thiệu công ty như “Unilever là ai?”, “Thông tin về P&G”… được đăng tải trên website doanh nghiệp hoặc bài viết giới thiệu một định nghĩa như “Email Marketing là gì?”, “B2B là gì?”…

2. Bài tường thuật

Khác với thể loại mô tả, bài tường thuật thường có thêm yếu tố thời gian và được dùng để tóm tắt, trình bày sự việc, sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Một số bài viết tường thuật thường thấy là thông cáo báo chí thuật lại sự kiện. Ví dụ tuyến bài Re-live của Brands Vietnam là chuỗi các bài tường thuật sự kiện như webinar Adtima Tết , Consumer Health with Google, MMA Impact …

3. Bài phỏng vấn

Phỏng vấn là dạng bài mô tả, viết lại những thông tin trong buổi phỏng vấn, hội thảo, sự kiện… Thông thường, bạn sẽ viết lại quan điểm, góc nhìn, hay câu chuyện của nhân vật về sự vật, sự việc nhưng ở phiên bản ngắn gọn, súc tích hơn. Điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn chặt chẽ, có kiến thức chuyên môn và không quên bám sát câu trả lời để đặt câu hỏi đào sâu. Một ví dụ cho dạng bài phỏng vấn là series Young Agencies. Chúng tôi khai thác câu chuyện khởi nghiệp của những agency trẻ, triển vọng trong lĩnh vực tiếp thị, truyền thông và quảng cáo hiện nay.

4. Bài liệt kê

Những bài viết này thuộc dạng tổng hợp thông tin, thường không bày tỏ quan điểm, lập luận để thuyết phục người đọc. Khi viết, bạn có thể vận dụng góc nhìn cá nhân hoặc của tờ báo để trình bày lý do tại sao lại lựa chọn những yếu tố được liệt kê. Chẳng hạn, 5 lý do chuyển đổi số thất bại; 8 bí quyết khởi nghiệp thành công; hay 7 điểm đáng chú ý trong sự kiện ra mắt sản phẩm mới…

Tham khảo:   Phân biệt copywriter và content writer – Lưu ý khi tìm việc

5. Bài hướng dẫn

Dạng bài hướng dẫn hay “How-to” khá phổ biến trên nhiều trang báo, blog với mục đích mô tả cho người đọc các bước thực hiện một công việc cụ thể, như “Hướng dẫn đăng ký thành viên Spotify”, “Cách tối ưu website”…

Đôi khi, bạn có thể tóm tắt những bài liệt kê, hướng dẫn thành mô hình, quy trình, cụm từ cho dễ nhớ. Ví dụ như mô hình PESO, quy tắc 3R trong lựa chọn KOL…

Mô hình PESO

6. Bài kể chuyện

Bài kể chuyện được dùng để kể lại hành trình, sự thay đổi của nhân vật hay sự việc cùng một cốt truyện cụ thể. Trong đó, bài viết lồng ghép những cú “twist”, cao trào, nút thắt nhằm lôi cuốn độc giả và nói lên được sự lột xác của chủ thể trong câu chuyện. Đó có thể là câu chuyện “từ giẻ rách đến giàu sang” của một doanh nghiệp (Nike, H&M) hoặc cuộc chiến giữa hai thương hiệu “kẻ tám lạng – người nửa cân” (Pepsi – Coke, Google – Apple).

Văn phong, chủ ngữ của dạng bài này phức tạp hơn so với 5 loại trên, buộc người viết vận dụng nhiều chất liệu như phỏng vấn, trích dẫn, mô tả, số liệu thị trường… để đưa ra câu chuyện thú vị, thuyết phục người đọc.

7. Bài phân tích so sánh

Dạng bài này thường được áp dụng ở các bài viết so sánh và phân tích số liệu, báo cáo lợi nhuận doanh thu, tăng trưởng… Yếu tố thời gian chỉ mang tính tương đối với các mốc thời gian như trước – sau một sự kiện, thay đổi giữa quá khứ – hiện tại, hoặc giữa hiện tại – tương lai.

Tham khảo:   Cách viết bài giới thiệu sản phẩm hay cho người mới bắt đầu kinh doanh

Một ví dụ cho thấy việc số liệu kết hợp với quan điểm: Brand F&B A báo lỗ quý IV/. Bạn có thể xâu chuỗi sự kiện và số liệu như thế này: Có thể do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 làm cho người tiêu dùng không ra đường, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thay đổi; hay thị trường gặp nhiều khó khăn; hoặc thương hiệu không kịp chuyển đổi số… Những diễn biến này góp phần làm cho brand A báo lỗ quý IV.

8. Bài viết vấn đề – giải pháp

Đây là dạng bài phổ biến được triển khai nhằm lập luận, thuyết phục người đọc về giải pháp cần thiết cho một vấn đề. Ví dụ điển hình là các bài PR sản phẩm, dịch vụ. Tính thuyết phục của dạng bài này phụ thuộc vào sự liên kết giữa vấn đề và giải pháp: liệu vấn đề có đủ nghiêm trọng để cần đến giải pháp mạnh, hay giải pháp có đủ khả năng giải quyết vấn đề không.

Với dạng này, bạn có thể thực hiện 3 bước: (1) đưa ra vấn đề dựa trên dữ liệu thu thập được; (2) trầm trọng hoá chúng bằng những hệ quả; (3) thuyết phục bằng giải pháp. Lưu ý rằng, bạn không nên “nhồi nhét” những vấn đề không tồn tại với hy vọng thuyết phục người đọc.

9. Bài viết bắc cầu

Ở dạng bài bắc cầu, người viết “mượn” thông tin, yếu tố đáng tin cậy, được ủng hộ để tạo sự kết nối và thuyết phục cho điều muốn diễn đạt. Thông thường, khi những nguyên liệu tìm được không đủ để triển khai bài vấn đề – giải pháp, người viết có thể ứng dụng dạng bài bắc cầu. Người viết có thể lựa chọn hình thức bắc cầu khách quan bằng cách sử dụng số liệu, xu hướng, case-study, kiến thức… hoặc bắc cầu ít khách quan thông qua các câu chuyện của thương hiệu, nhận xét từ khách hàng, Influencer, hay thậm chí là trải nghiệm của bản thân người viết.

Tham khảo:   Pr sản phẩm là gì? Những lợi ích của PR sản phẩm trong doanh nghiệp

Giả sử bạn nhận brief viết bài nói về sự thành công của Vascara khi tài trợ phim điện ảnh Cô Ba Sài Gòn. Ở đây, người viết khai thác một trung điểm tin cậy là chuyên môn Product Placement không lỗi thời và vẫn hiệu quả. Từ đó, mới bắc cầu qua câu chuyện của Vascara và Cô Ba Sài Gòn.

Dĩ nhiên, các dạng bài viết rất đa dạng và sáng tạo, không chỉ gói gọn trong 9 dạng bài này. Nhưng tôi nghĩ những dạng bài viết phổ biến này phần nào giúp các bạn dễ có ý tưởng viết bài hơn, cũng như dễ xây dựng được những dàn ý đúng mục tiêu hơn. những kỹ thuật viết tại khóa học: Writing Convincing Content: Viết thắng Nhân tâm. Từng buổi học sẽ cung cấp cho bạn quy trình và gợi ý giúp bạn mài dũa kỹ năng viết ngày càng trở nên sắc bén hơn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo