20. Kinh tế học

Định giá để bán phá giá (Predatory Pricing) là gì? Những ảnh hưởng của định giá ăn cướp

Ảnh minh họa: Medium

Định giá để bán phá giá

Khái niệm

Định giá để bán phá giá hay định giá cướp đoạt, định giá diệt nhau trong tiếng Anh là Predatory Pricing.

Định giá để bán phá giá là hành động bất hợp pháp trong việc đặt giá ở mức rất thấp để loại bỏ đi sự cạnh tranh. Hành động này vi phạm luật chống độc quyền bởi vì nó sẽ làm cho thị trường dễ bị độc quyền hơn.

Tuy nhiên, các cáo buộc về định giá để bán phá giá có thể sẽ khó bị truy tố vì các bị cáo có thể thành công trong việc lập luận rằng hạ giá là một phần của sự cạnh tranh thông thường, chứ không phải là một nỗ lực cố ý làm suy yếu thị trường. Thêm vào đó, hành động này không phải lúc nào cũng đạt được mục đích bởi vì có những khó khăn trong việc lấy lại doanh thu bị mất và không dễ để loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh.

Những ảnh hưởng của định giá để bán phá giá

Một cuộc chiến về giá cả mà được thúc đẩy bởi định giá để bán phá giá có thể sẽ có lợi cho người tiêu dùng trong ngắn hạn. Sự cạnh tranh cao độ có thể tạo ra một thị trường người mua, trong đó, người tiêu dùng không chỉ thích các mức giá trở nên thấp hơn nữa mà tác dụng đòn bẩy xen lẫn việc được lựa chọn nhiều hơn còn được tăng cường.

Tham khảo:   Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest product - NWFP) là gì?

Tuy nhiên, nếu cuộc chiến giá cả thành công trong việc tiêu diệt tất cả hoặc thậm chí chỉ một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường, cũng sẽ khiến cho những lợi thế của người tiêu dùng có thể nhanh chóng bị đảo ngược. Một thị trường độc quyền có thể cho phép công ty nắm giữ sự độc quyền bằng cách tăng giá theo ý muốn.

May mắn cho người tiêu dùng là tạo ra một thị trường độc quyền bền vững không phải là vấn đề đơn giản. Ví dụ như là việc loại bỏ tất cả các doanh nghiệp đối thủ trong một thị trường nhất định thường đi kèm với những thách thức đáng kể. Giả sử, trong một khu vực có nhiều trạm xăng, việc bất kì nhà khai thác nào giảm giá đủ thấp, đủ lâu để loại bỏ tất cả các đối thủ cạnh tranh sẽ là vấn đề đáng ngại.

Ngay cả khi một nỗ lực như vậy có hiệu quả thì chiến lược đó sẽ chỉ thành công nếu doanh thu bị mất bởi định giá để bán phá giá được thu hồi nhanh chóng, trước khi nhiều đối thủ khác có thể tham gia thị trường do sự lôi kéo quay trở lại của mức giá bình thường.

Tham khảo:   Rào cản gia nhập (Barriers to Entry) là gì? Rào cản gia nhập riêng của một số ngành

Định giá để bán phá giá và Pháp luật

Giới tư pháp Mỹ thường hay hoài nghi với các tuyên bố về định giá để bán phá giá. Trong số các rào cản do Tòa án Tối cao Mỹ đưa ra về yêu cầu chống độc quyền là việc bắt buộc rằng các nguyên đơn phải cho thấy khả năng các hoạt động định giá sẽ ảnh hưởng đến không chỉ lên các đối thủ mà còn lên cả sự cạnh tranh trên thị trường, để xác định xem xem có một khả năng có thật nào của nỗ lực độc quyền sẽ thành hiện thực hay không.

Hơn nữa, Tòa án xác định rằng để giá được coi là bị ăn cướp, chúng sẽ không chỉ đơn giản là cực kì thấp mà còn thực sự thấp hơn giá thành của sản phẩm.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo