22. Quản trị kinh doanh

Ấn phẩm đặc trưng là gì? Vai trò

Hình minh hoạ (Nguồn: printful)

Ấn phẩm đặc trưng

Khái niệm

Ấn phẩm đặc trưng hay còn được gọi là ấn phẩm điển hình.

Ấn phẩm đặc trưng là một số những tư liệu chính thức có thể giúp những người hữu quan có thể nhận thấy được rõ hơn về cấu trúc văn hoá và của một tổ chức. 

Chúng có thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, ―brochures, tàI liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và công ty, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo hành…

Ấn phẩm đặc trưng là một trong những biểu trưng trực quan.

Các biểu trưng trực quan là những biểu trưng được sử dụng để thể hiện nội dung của văn hoá công ty; chúng thường là biểu trưng được thiết kế để dễ nhận biết bằng các giác quan (nhìn thấy, nghe thấy hoặc sờ thấy).

Các biểu trưng trực quan luôn chứa đựng những giá trị tiềm ẩn mà tổ chức, doanh nghiệp muốn truyền đạt cho những người hữu quan bên trong và bên ngoài. Những biểu trưng bên ngoài này cố làm nổi bật những giá trị tiềm ẩn về văn hoá. 

Tham khảo:   Giải Quyết Xung Đột Giữa Sales Và Marketing Gắn Kết Đội Nhóm

Chính vì vậy, những người quản lí thường sử dụng những biểu trưng này để thể hiện những giá trị tiềm ẩn trong việc phục vụ khách hàng và sự quan tâm dành cho nhân viên.

Thuật ngữ liên quan

Biểu trưng là bất kì thứ gì có thể được sử dụng làm phương tiện thể hiện nội dung của văn hoá công ty – triết , giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy – nhằm hỗ trợ các thành viên trong quá trình nhận thức hoặc để phản ánh mức độ nhận thức của thành viên và của toàn tổ chức.

Vai trò

Những tài liệu này có thể giúp làm rõ mục tiêu của tổ chức, phương châm hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo, triết quản , thái độ đối với lao động, công ty, người tiêu dùng, xã hội. 

Chúng cũng giúp những người nghiên cứu so sánh, đối chiếu sự đồng nhất giữa những biện pháp được áp dụng với những triết được tổ chức tôn trọng. 

Đối với những đối tượng hữu quan bên ngoài đây chính là những căn cứ để xác định tính khả thi và hiệu lực của văn hoá công ty; đối với những người hữu quan bên trong đây là những căn cứ để nhận biết và thực thi văn hoá công ty.

Tham khảo:   Sản xuất dư thừa (Overproduction) là gì? Nguy cơ lãng phí từ sản xuất dư thừa

(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo