09. Quản Trị & Lãnh Đạo

Ban lãnh đạo là gì? Vai trò, nhiệm vụ trong doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp, ban lãnh đạo thường được xem là vị trí cốt lõi để định hướng doanh nghiệp phát triển bền vững. Ban lãnh đạo xuất sắc sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đặt ra, xây dựng và nuôi dưỡng một môi trường mà ở đó, đội ngũ nhân viên gắn kết, tích cực và có nhiều động lực trong công việc mỗi ngày, hướng tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Ban lãnh đạo là gì?

Ban lãnh đạo là những người đứng đầu đội ngũ quản lý, họ điều hành các hoạt động của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Ban lãnh đạo thực hiện các hoạt động ban hành các chính sách, quy định và đưa ra những quyết định chiến lược quan trọng cho doanh nghiệp, cũng như xây dựng một đội ngũ nhân viên vững mạnh.

Ban lãnh đạo được ví như “đầu tàu” của một doanh nghiệp, họ phải chèo lái con tàu đó đi đúng hướng thì mới tới được vạch đích. Chính vì vậy, ban lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp.

Ban lãnh đạo bao gồm những vị trí quan trọng như Chủ tịch, Phó Chủ tịch, CEO và các vị trí khác có quyền quyết định, tác động đến hướng đi và hoạt động của tổ chức.

Tầm quan trọng của ban lãnh đạo

Ban lãnh đạo có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc quản lý, điều hành tổ chức, doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo có khả năng định hướng chiến lược, lập kế hoạch và điều hành việc thực hiện các hoạt động, nhằm đưa tổ chức đạt được mục tiêu. Một doanh nghiệp có thành công hay không tùy thuộc rất nhiều vào những chiến lược, chiến thuật, hoạch định, hệ thống cụ thể từ ban lãnh đạo.

Ban lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hiệu quả. Đồng thời, họ cần đảm bảo tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật và các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh.

Tầm quan trọng của ban lãnh đạo còn phản ánh ở việc tạo ra sự thay đổi và đổi mới trong tổ chức. Các nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn và khả năng đưa ra quyết định hiệu quả để đưa tổ chức phát triển, thích nghi với thị trường kinh doanh biến động liên tục. Ban lãnh đạo làm tốt, họ sẽ là tấm gương cho đội ngũ nhân viên, đưa tổ chức tiến xa hơn và mang lại giá trị cho tổ chức, cộng đồng.

Nhiệm vụ của ban lãnh đạo trong doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược kinh doanh 

Ban lãnh đạo phải là những thành viên ưu tú nhất, họ cần có một tầm nhìn chiến lược kinh doanh dài hạn. Bằng những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của mình, họ phải dự đoán được câu chuyện của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời nghiên cứu về tình hình doanh nghiệp hiện tại, đối thủ cạnh tranh và thị trường ngành hàng nhằm hiểu rõ về bức tranh toàn cảnh.

Tầm nhìn cung cấp định hướng, vạch ra kế hoạch để đón nhận cơ hội cũng như chuẩn bị tinh thần, kế hoạch bài bản cho những khó khăn sắp tới. Từ đó, ban lãnh đạo tiến hành thiết lập chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp. Khi rèn luyện được tầm nhìn, ban lãnh đạo sẽ trở nên hấp dẫn và thu hút hơn. Đây là điều cần thiết để tạo ảnh hưởng tới đội ngũ nhân viên trong tổ chức.

Tham khảo:

  • Chiến lược sản phẩm
  • Chiến lược Marketing
  • Chiến lược phân phối

Hoạch định chính sách

Ban lãnh đạo cũng có nhiệm vụ hoạch định chính sách, tức là đưa ra những quy tắc cần tuân thủ nhằm phối hợp hoạt động giữa các bộ phận/ phòng ban trong các dự án. Thông qua việc hoạch định chính sách, ban lãnh đạo cũng có thể đưa ra những cơ chế để các thành viên làm việc hướng tới những mục tiêu, lợi ích chung của tổ chức.

Tham khảo:   Horenso – phương pháp làm việc nhóm thần kỳ giúp người Nhật có năng suất lao động cao bậc nhất thế giới

Kiểm soát cơ cấu tổ chức

Ban lãnh đạo là những người tiên phong, làm gương và củng cố niềm tin cho tổ chức. Họ có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát cũng như sửa đổi quy trình, tốc độ làm việc của đội ngũ nhân viên, kiểm soát cơ cấu tổ chức. Họ phải đảm bảo cấu trúc, chức năng của tổ chức được định hướng chính xác, phù hợp với mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Bằng cách kiểm soát cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo có thể tăng cường hiệu quả hoạt động và đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.

Tạo động lực và định hướng nhân viên

Ban lãnh đạo là những người quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, họ có nhiệm vụ thúc đẩy tinh thần, tạo động lực và định hướng cho đội ngũ nhân viên, đảm bảo sự gắn kết giữa các thành viên, hỗ trợ nhau làm việc hiệu quả.

Một tầm nhìn hấp dẫn là động lực cho ban lãnh đạo và khả năng truyền cảm hứng, thúc đẩy tinh thần bằng môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh sẽ là động lực to lớn cho đội ngũ nhân viên. Nếu nhân viên luôn trong tình trạng mất năng lượng, cảm thấy căng thẳng khi làm việc thì lúc này đây, ban lãnh đạo phải thể hiện sức ảnh hưởng và khả năng quản lý, điều hành của mình.

>> Tham khảo: Văn hóa doanh nghiệp là gì? 5 Bước xây dựng văn hóa công ty

Tố chất cần có để trở thành thành viên ban lãnh đạo

  1. Khả năng lãnh đạo 
  2. Tầm nhìn xa trông rộng 
  3. Sự tự tin
  4. Tính kiên định
  5. Biết chấp nhận mạo hiểm, thất bại
  6. Sự quả quyết
  7. Những kỹ năng quan trọng

Khả năng lãnh đạo 

Tất nhiên, khả năng lãnh đạo là yếu tố cần thiết của bất kỳ một nhà quản trị cấp cao nào. Ban lãnh đạo là “đầu tàu” chèo lái doanh nghiệp, một tư duy lãnh đạo xuất sắc sẽ giúp họ nhanh chóng đưa ra giải pháp để ứng phó với những tình huống khẩn cấp.

Đồng thời điều hành, chỉ đạo cho các bộ phận/ phòng ban phối hợp làm việc với nhau một cách hiệu quả, tạo ra một luồng vận hành trơn tru, hạn chế xảy ra những sai sót không cần thiết.

Tầm nhìn xa trông rộng 

Tầm nhìn là động lực cho ban lãnh đạo, chỉ khi có một tầm nhìn xuất sắc, họ mới có thể vận hành doanh nghiệp một cách đúng đắn và tạo ra hiệu quả. Đặc biệt là trong một thị trường mà mọi thứ liên tục biến chuyển, kỳ vọng, yêu cầu của khách hàng cao hơn, sự hội nhập mạnh mẽ của nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm. Chính vì vậy, một tầm nhìn khác biệt giúp mang lại nhiều cơ hội hơn cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Sự tự tin

Ban lãnh đạo phải luôn có lòng tin vào những quyết định của mình, sự tự tin này được hình thành từ những năm tháng từng trải, qua một thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và tố chất thông minh sẵn có. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng phải là những người luôn biết điểm yếu của mình, sẵn sàng rèn luyện để cải thiện, sửa đổi.

Tính kiên định

Ban lãnh đạo bao gồm những thành viên có lập trường vững vàng trong những quyết định. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố với những sai lầm. Đặc biệt, ban lãnh đạo cũng phải biết đứng về lẽ phải trong việc giải quyết những xung đột nội bộ.

Tham khảo:   Bài học về lương thưởng qua câu chuyện “Thợ săn quản lý bầy chó”

Biết chấp nhận mạo hiểm, thất bại

Nhiều người thường ngại việc mạo hiểm bởi sợ thất bại, nhưng nếu là ban lãnh đạo một doanh nghiệp, mỗi người phải có tham vọng và biết chấp nhận mạo hiểm, thất bại. Điều này không đồng nghĩa là cái gì cũng thử và thất bại liên tục, họ phải cân nhắc kỹ lưỡng, chứng minh sự mạo hiểm đó là xứng đáng.

Nếu kế hoạch quá khó, hãy cùng nhau lên một kế hoạch chiến lược kỹ lưỡng, khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mức độ mạo hiểm trong dự án đó càng được giảm bớt.

Sự quả quyết

Ban lãnh đạo là bộ phận được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng và đúng đắn từ những bộ phận cấp dưới. Chính vì vậy, ban lãnh đạo phải là những người có sự quả quyết lớn. Sự cả nể, nhân nhượng trong việc đưa ra quyết định có thể khiến dẫn tới những sai lầm, làm mất uy tín trong vị thế là thành viên ban lãnh đạo. Đôi khi quyết định sẽ gây ra tranh cãi, tuy nhiên hãy chứng minh việc đó là đúng đắn và cần thiết, chẳng hạn như sa thải nhân sự.

Những kỹ năng quan trọng

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình điều hành và quản lý tổ chức, sẽ luôn có những vấn đề liên tục xảy ra, chính vì vậy, ban lãnh đạo là những người cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác, hiệu quả để ứng phó với vấn đề, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành của tổ chức.

Kỹ năng giải quyết vấn đề đồng thời còn giúp ban lãnh đạo nhận biết và phân tích các tình huống phức tạp có thể xảy đến trong tương lai. Từ đó có những bản kế hoạch dự phòng phù hợp, nhằm ứng phó hoặc giải quyết nhanh gọn trước khi trở thành một vấn đề lớn hơn.

Kỹ năng tổ chức

Ban lãnh đạo là người trực tiếp ra quyết định và toàn bộ quy trình, bộ máy tổ chức sẽ vận hành theo quyết định đó. Do đó, ban lãnh đạo phải là những người có khả năng tổ chức hiệu quả, lên kế hoạch và phân công công việc cho các thành viên sao cho phù hợp, đảm bảo các tài nguyên của tổ chức được sử dụng một cách hiệu quả và tối ưu hóa các quy trình làm việc.

Một ban lãnh đạo xuất sắc cần phải biết cách xây dựng một hệ thống tổ chức hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức. Kỹ năng tổ chức còn giúp ban lãnh đạo quản lý thời gian, tài nguyên của tổ chức một cách thông minh, từ đó tạo ra tính linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Kỹ năng giao tiếp

Ban lãnh đạo thường xuyên phải chủ trì các cuộc họp, gặp gỡ đối tác, nhà đầu tư, chính vì vậy họ phải có một kỹ năng giao tiếp tuyệt vời bằng cả việc nói và viết. Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của doanh nghiệp. Khi muốn điều hành đội ngũ nhân viên, họ phải truyền đạt thông tin rõ ràng, khi muốn thúc đẩy và tạo động lực cho họ, ban lãnh đạo phải có những lý lẽ để khuyến khích, động viên tinh thần. Đặc biệt là khi muốn sở hữu những bản hợp đồng đắt giá, ban lãnh đạo phải biết thương thảo, đàm phán.

Tham khảo:   Mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp: Điều gì đã thực sự thay đổi?

Tạo động lực, truyền cảm hứng

Ban lãnh đạo phải là những người kể câu chuyện tuyệt vời, tạo động lực, truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên. Muốn vậy, hãy hiểu về nhân viên của mình, lắng nghe, chia sẻ thay vì ra lệnh, thể hiện uy quyền. Đặc biệt là khi có những sai sót, hãy đặt mình vào hoàn cảnh đó để có hướng giải quyết nhanh chóng thay vì đổ lỗi cho nhân viên.
Kỹ năng ủy quyền hiệu quả

Ban lãnh đạo phải có con mắt nhìn người hiệu quả, những nhân viên tiềm năng, có khả năng phát triển cần được đào tạo, bồi dưỡng để ban lãnh đạo có thể ủy quyền công việc.

Kỹ năng quan trọng cần có của ban lãnh đạo

Phân biệt ban lãnh đạo và ban giám đốc

Phân biệt các yếu tố  Ban lãnh đạo  Ban giám đốc

Vai trò

Xây dựng, quản trị chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp

Quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Phạm vi quản lý

Hướng dẫn, định hướng chiến lược cho các cấp quản lý ở dưới

Quản lý các bộ phận, hoạt động của tổ chức, đảm bảo mục tiêu kinh doanh

Tầm nhìn

Tầm nhìn xa trông rộng

Tập trung vào mục tiêu kinh doanh và phát triển doanh nghiệp trong tương lai gần

Tầm ảnh hưởng

Có ảnh hưởng chính trong các quyết định lớn của tổ chức

Trình các quyết định lớn cho ban lãnh đạo xem xét, phê duyệt rồi mới thực hiện

Cấp bậc

Chức vị cao hơn ban giám đốc

Cấp thấp hơn và có chức năng hỗ trợ cho ban lãnh đạo

Một ban lãnh đạo xuất sắc sẽ làm việc hiệu quả và gắn kết, họ có chung tầm nhìn, phù hợp với các giá trị cốt lõi, họ hiểu về những điều cần làm để đạt được mục tiêu. Ban lãnh đạo phải truyền cảm hứng, quản lý và hỗ trợ đội ngũ nhân viên làm việc một cách hiệu quả và tự tin hướng về tầm nhìn chung đó.

Tham khảo thêm các chức danh: 

  • Giám đốc Điều hành (CEO)

  • Giám đốc Kinh doanh (CCO)

  • Giám đốc Nhân sự (CHRO)

  • Giám đốc Tài chính (CFO)

  • Giám đốc Marketing (CMO)

  • Giám đốc Sản xuất (CPO)

  • Giám đốc Chuyển đổi số (CDO)

  • Giám đốc Sáng tạo 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo