22. Quản trị kinh doanh

Bố trí mặt bằng sản xuất theo nhóm (Group layout) là gì? Ưu điểm

Hình minh hoạ (Nguồn: mettis)

Bố trí mặt bằng sản xuất theo nhóm

Khái niệm

Bố trí mặt bằng sản xuất theo nhóm trong tiếng Anh được gọi là group layout.

Bố trí mặt bằng sản xuất theo nhóm là một dạng của bố trí mặt bằng sản xuất hỗn hợp.

Bố trí mặt bằng sản xuất theo nhóm là việc nghiên cứu, phân tích các sản phẩm, chi tiết để gộp thành các nhóm sản phẩm có đặc tính tương tự nhau. 

Theo hình thức này con người và máy móc được sắp xếp thành một nhóm để có thể sản xuất các sản phẩm có cùng những yêu cầu về mặt chế biến, xử lí công việc. Bố trí theo nhóm là sự kết hợp của bố trí theo sản phẩm và bố trí theo quá trình.

Bố trí mặt bằng hỗn hợp là hình thức bố trí mặt bằng sản xuất với sự kết hợp các hình thức bố trí khác nhau, bao gồm: bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm, bố trí mặt bằng sản xuất theo quá trình, bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định dưới các dạng khác nhau.

Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian máy móc thiết bị, các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Tham khảo:   Năng suất xanh (Green productivity) là gì?

Việc bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng mới mà bao gồm những doanh nghiệp thay đổi qui mô sản xuất, thay đổi thiết kế sản phẩm hay qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm mới hoặc thậm chí cách bố trí hiện tại không hợp lí cần điều chỉnh lại.

Ưu điểm

Ưu điểm của bố trí theo nhóm là:

Bố trí sản xuất theo nhóm cho phép sản xuất nhiều chi tiết khác nhau có khối lượng nhỏ, vẫn đạt được hiệu quả của dây chuyền mà không cần tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Nhóm công việc có thể được định hình lại khi thiết kế hoặc khối lượng sản phẩm thay đổi.

– Giảm dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm

– Tiết kiệm được không gian sản xuất

– Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất

– Giảm lao động trực tiếp

– Tăng mức độ sử dụng máy móc, thiết bị

– Giảm đầu tư máy móc thiết bị

– Nâng cao trách nhiệm của công nhân và nâng cao chất lượng thực hiện

– Đơn giản hóa trong hoạch định, giảm thời gian hoạch định công việc

Tham khảo:   Thỏa thuận chia sẻ quản trị (Shared management arrangement) là gì?

– Giảm khối lượng vận chuyển và tồn kho

– Phối hợp các công việc dễ dàng

(Tài liệu tham khảo: Quản trị tác nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo