Quản trị dự án

Bóng đá có 3-5-2, Scrum có 3-5-3

Nhắc đến các sơ đồ chiến thuật trong bóng đá, 3-5-2 được biết đến như một sơ đồ phòng thủ phản công linh hoạt từng được Huấn luyện viên Park Hang-seo sử dụng và mang lại thành công cho đội tuyển U23 Việt Nam ở kỳ SEA Games 30 vừa qua.

Với một phương pháp Scrum (một phương pháp phát triển sản phẩm theo Agile) có tính đáp ứng cao theo yêu cầu từ khách hàng, chúng ta không thể không nhắc đến cấu trúc 3-5-3 (3 Roles – 5 Activities – 3 Artifacts).

Bài viết bên dưới sẽ đưa chúng ta đi qua sơ lược về khái niệm của cấu trúc này nhé.

Các thành viên trong Scrum Team được phân chia theo ba vai trò như sau:

1. Nhóm phát triển (Development Team): Là những người có kỹ năng thế mạnh nào đó trong việc trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Họ có thể là các chuyên gia phân tích, các lập trình viên, những người chuyên kiểm thử phần mềm, …

2. Người sở hữu sản phẩm (Product Owner): Là người hiểu rõ nhất về các yêu cầu của sản phẩm, có trách nhiệm tối ưu hoá giá trị sản phẩm đó mang lại cho người dùng. Product Owner như là một cầu nối, giữa tất cả các bên liên quan (khách hàng và các thành viên của Scrum)

3. Scrum Master: Là một người hiểu biết về mô hình và cách vận hành Scrum để đảm bảo mọi thành viên trong Scrum làm việc một cách hiệu quả nhất, đảm bảo hoàn thành dự án với kết quả tốt nhất.

Sau đây là một số ví dụ của những thành viên trong một đội bóng hoặc trên một con thuyền nếu đem so sánh với vai trò của những thành viên trong Scrum

Vai trò của thành viên trong Scrum

Thành viên trong một đội bóng

Thành viên trên

một con thuyền

Development Team

Cầu thủ, tuyển trạch viên, các trợ lý huấn luyện viên hay các nhân viên khác

Thủy thủ đoàn

Product Owner

Giám đốc điều hành (CEO) của đội bóng

Chủ tàu

Scrum Master

Huấn luyện viên trưởng

Thuyền trưởng

Có tất cả 5 hoạt động của Scrum (Scrum Activities hay còn gọi là Scrum Events hay Scrum Ceremonies):

1. Sprint:

Mục đích: Được ví như trái tim của Scrum, Sprint là một khung-thời-gian (thường có thời gian từ 1-4 tuần) được lặp đi lặp lại trong quy trình phát triển phần mềm để tạo ra các phần nhỏ hoàn thiện của sản phẩm.

Tham khảo:   Project Coordinator (Điều phối viên dự án)

Trong suốt một Sprint:

– Không cho phép bất kì sự thay đổi nào ảnh hưởng đến mục tiêu của Sprint (Sprint Goal) đã được đề ra từ đầu mỗi Sprint.

– Thành phần trong Development Team được giữ nguyên.

– Mục tiêu chất lượng không bị cắt giảm.

– Phạm vi công việc có thể được làm rõ và tái thương lượng giữa Product Owner và Development Team.

2. Cuộc họp lập kế hoạch của Sprint (Sprint Planning Meeting):

Mục đích: Là sự kiện diễn ra ở đầu mỗi Sprint, để chuẩn bị cho toàn bộ Sprint và lập ra Sprint Goal.

Thời điểm: bắt đầu của một Sprint

Thời lượng: thường trong khoảng 1 giờ

 

3. Scrum hàng ngày (Daily Scrum):

Mục đích: là buổi họp giúp mọi người nắm được những việc đang xảy ra trong nhóm. Mỗi thành viên phải trả lời ba câu hỏi sau:

1). Hôm qua bạn đã làm được gì?

2). Hôm nay bạn dự định sẽ làm gì?

3). Bạn có đang gặp vướng mắc hay khó khăn gì không?

Thời điểm: thường là vào buổi sáng mỗi ngày

Thời lượng: 5 – 15 phút

 

4. Sơ kết Sprint (Sprint Review):

Mục đích: những gì làm được trong sprint sẽ được demo để lấy ý kiến đánh giá từ các bên liên quan, đề suất chỉnh sửa cũng như các thay đổi cần thiết cho sản phẩm

Thời điểm: kết thúc một sprint

Thời lượng: 30 – 60 phút

 

5. Sprint Retrospective

Mục đích: người tham dự chủ yếu là thành viên của Development Team (có thể mời những thành viên khác của Scrum) giúp mọi người trong Development Team hiểu được những việc đã và chưa đạt được, từ đó tìm ra phương pháp cải tiến cũng như những kế hoạch tiếp theo

Thời điểm: kết thúc một sprint, sau Sprint Review nhưng trước khi bắt đầu một sprint mới

Thời lượng: khoảng 60 phút

(Product Backlog Refinement). Mục đích: thường bị hiểu lầm là một hoạt động của Scrum, nhưng thực ra đây là hoạt động thêm vào các chi tiết, ước lượng, và trình tự của các hạng mục trong danh sách Product Backlog. Là một quá trình liên tục, theo đó các thành viên của Scrum thảo luận về các chi tiết của từng hạng mục. Trong suốt quá trình sàng lọc này, các hạng mục sẽ được xem xét để tăng độ ưu tiên loại bỏ những hạng mục không cần thiết. 

 

Tham khảo:   Phụ nữ trong lĩnh vực quản lý dự án

Có 3 Scrum Artifacts được sử dụng để đảm bảo tính minh bạch. Từ đó giúp cho nhóm Scrum có thể tối ưu hoá sản phẩm của mình:

1. Product backlog: Được dựa trên các tính năng yêu cầu của khách hàng. Người chịu trách nhiệm đưa ra, tổng hợp các tính năng này là Product Owner.

2. Sprint backlog: Là bản kế hoạch cho một Sprint, kết quả của các buổi Sprint Planning Meeting. Với sự kết hợp của Product Owner, nhóm sẽ phân tích các yêu cầu theo độ ưu tiên từ cao xuống thấp để hiện thực hóa các hạng mục trong Product Backlog dưới dạng danh sách công việc (To Do list).

3. Product Increment (2): Là sản phẩm có thể sử dụng được, sẵn sàng để phát hành đến người dùng. Product Increment là tổng của tất cả các Product Backlog hoàn thành trong Sprint hiện tại với những giá trị của sản phẩm đã hoàn thành trong những Sprint trước đó.

 

Lấy việc sản xuất một chiếc xe đạp làm ví dụ:

  • Product backlog ở đây là những yêu cầu thành phẩm của chiếc xe đạp: có khung xe chắc chắn, 2 bánh xe, bàn đạp, dây xích, có thắng xe để đảm bảo an toàn, khóa xe đạp để tránh bị mất trộm, …
  • Sprint backlog: Sprint thứ nhất phải hoàn thành được khung xe và bánh xe, Sprint thứ hai phải hoàn thành bàn đạp và lắm ráp được những bộ phận trước đó lại với nhau, …
  • Product Increment: sản xuất ra được một chiếc xe đạp hoàn thiện với đầy đủ các chi tiết được đề ra và thỏa mãn Product backlog.
 
Nhiều khái niệm quá rồi,  đây  một hình ảnh tổng quan cho bài viết hôm nay để cả nhà dễ nhớ hơn nhé:

 Một số từ chúng mình không chuyển ngữ để đảm bảo tính xác và chỉ giải thích thêm dưới đây:

(1) Artifact: ta có thể tạm dịch là công cụ (đồ vật do con người tạo ra, thường là đồ vật có giá trị văn hóa hoặc lịch sử)

(2) Product Increment: “increment” (sự tăng lên) là danh từ có nguồn gốc từ tính từ “incremental” (tính tăng dần), một trong hai tính chất của Agile cùng với “iterative” (tính lặp đi lặp lại)


Nhóm tác giả:

Tham khảo:   Bí quyết giúp PM lấy lại phong độ sau một dự án thất bại!

* (PMP, PSM I, ITIL v3)
* (Snr. Software Engineer)
* (Snr. Business Analyst, PSM I)

 

Bản tuyên ngôn Agile – lịch sử hình thành Agile

Quản lý dự án với Scrum

Scrum of Scrums

User stories – Công cụ lên kế hoạch của Agile

Story points – Công cụ ước lượng của Agile

Velocity là gì – Công cụ đo lường tốc độ hoàn thành công việc của nhóm Agile

Story Map – Lập kế hoạch tổng quát trong Agile

Agile Retrospectives – Nhìn lại và cải tiến hiệu quả công việc dự án

Đánh giá độ ưu tiên trong Agile

Personas – Công cụ xây dựng hình tượng khách hàng trong Agile

Lean – Tinh gọn hóa quy trình một cách hiệu quả

Hướng Dẫn Scrum – The Scrum Guide

 

 

 

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo