28. Quản Trị Marketing

Cách bán hàng cứng rắn (Hard Sell) là gì? Nguồn gốc

Cách bán hàng cứng rắn (Hard Sell) là gì? Nguồn gốc - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: wikipedia)

Cách bán hàng cứng rắn

Khái niệm

Cách bán hàng cứng rắn trong tiếng Anh được gọi là Hard Sell.

Cách bán hàng cứng rắn là một phương pháp bán hàng hay quảng cáo với đặc điểm là sử dụng ngôn từ bộc trực và không cho phép người nghe có thể từ chối. 

Cách bán hàng cứng rắn khiến người tiêu dùng ra quyết định mua hàng hoá hay dịch vụ chỉ trong một thời gian ngắn, thay vì cho khách hàng thời gian để chần chừ, cân nhắc giữa các lựa chọn. 

Đây được coi là cách bán hàng áp dụng kĩ thuật gây áp lực cao, mang tính tấn công và đã không còn được ưa chuộng theo một số chuyên gia bán hàng.

Tóm lại

– Cách bán hàng cứng rắn là một chiến lược bán hàng thẳng thắn và xông xáo.

– Là cách bán hàng khiến cho người tiêu dùng mua hàng hoá hay dịch vụ ngay lập tức mà không có thời gian để cân nhắc.

– Chiến thuật bán hàng cứng rắn này có ý nghĩa tiêu cực và được coi là vô đạo đức.

– Cách bán hàng cứng rắn đối lập với cách bán hàng nhẹ nhàng (Soft sell), gây áp lực cho khách hàng ít hơn.

Tham khảo:   Truyền Thông Marketing Là Gì? Cách Xây Dựng Chiến Lược Truyền Thông Marketing Đúng Đắn

– Bán hàng cứng rắn được coi là một chiến thuật bán hàng phản tác dụng vì chúng thường tạo ra cảm giác tiêu cực cho người mua và khả năng khách hàng mua hàng lần nữa là rất thấp.

Nguồn gốc

Cách bán hàng cứng rắn được sử dụng lần đầu tiên tại Hoa Kì vào những năm 1950 để mô tả cách bán hàng và quảng cáo mang tính chất xông xáo, tấn công. Cách bán hàng này gây áp lực ngay lập tức cho người khách hàng tiềm năng. 

Với cách trình bày vội vã, đột ngột, các cuộc gọi, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu. Người bán hàng vẫn tiếp tục thúc đẩy khách hàng mua hàng ngay cả khi khách hàng đã từ chối và chỉ dừng lại khi khách hàng nói “không” tới lần thứ 3.

Mặc dù gây ra những cảm giác tiêu cực cho người mua, nhưng cách bán hàng cứng rắn cũng đem lại một số lợi ích. Ví dụ, tính thúc giục của cách bán hàng này giải quyết vấn đề thực tế là hầu hết mọi người có xu hướng trì hoãn mua hàng ngay cả khi sản phẩm/ dịch vụ đó cải thiện cuộc sống của họ ngay lập tức.

Tham khảo:   Thị trường người tiêu dùng (Consumer market) là gì?

(Tài liệu tham khảo: Hard Sell, Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo