15. Quản Trị Digital Marketing

Cách tối ưu danh sách doanh nghiệp trên Google Maps

Không chỉ dễ dàng được tìm kiếm bởi những khách hàng ở gần mình, công cụ Google Maps Listing – danh sách doanh nghiệp trên Google Maps được phát triển bài bản còn có thể giúp doanh nghiệp xuất hiện trên Top đầu của những tìm kiếm có liên quan.

Trong khi đó, đối với online marketing, khả năng hiển thị là sức mạnh quan trọng, do vậy, học cách tối ưu Google Maps Listing có thể giúp doanh nghiệp củng cố sức mạnh tiềm ẩn cho thương hiệu của mình.

Google Maps Listing

Google Maps Listing

Bài viết này sẽ đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của việc tối ưu Google Maps Listing của doanh nghiệp, cụ thể theo các phần:

Tại sao Google Maps Listing lại quan trọng?

Google Maps là ứng dụng bản đồ phổ biến nhất trên thế giới, chỉ tính riêng tại Mỹ đã có hơn 150 triệu người dùng. Mỗi ngày, hàng triệu người đang sử dụng Google Maps để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ cũng như để định vị các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của mình. Do đó, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tối đa hóa lợi ích của Google Maps bằng cách cải thiện thứ hạng trong các tìm kiếm có liên quan.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng thường biết đến danh sách doanh nghiệp trên Google Maps thông qua tìm kiếm trực tiếp về thương hiệu, tìm kiếm từ khóa và tìm kiếm doanh nghiệp tại địa phương. Chính vì vậy, việc tối ưu hóa Google Maps sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể, bao gồm:

  • Tăng cường khả năng hiển thị
  • Cung cấp cho khách hàng nhiều cách hơn để tương tác với thương hiệu

10 bước để tối ưu Google Maps Listing

Trước tiên, hãy thừa nhận rằng nếu chỉ liệt kê doanh nghiệp của mình trên Google Maps sẽ không đảm bảo được xếp hạng cao cho các tìm kiếm trong khu vực. Để có thể khai thác những lợi ích của Google Maps, doanh nghiệp chắc chắn sẽ cần dành thời gian tối ưu.

1. Thêm doanh nghiệp vào Google Maps

Để khởi động chiến lược tiếp thị trực tuyến, hãy đảm bảo rằng đã thêm doanh nghiệp của mình vào Google Maps. Cụ thể:

  • Truy cập Google Maps và tìm kiếm tên doanh nghiệp của mình
  • Nếu đã được liệt kê trong danh sách – chỉ cần xác nhận!
  • Nếu còn thiếu, hãy chọn “Thêm địa điểm bị thiếu”.
  • Cung cấp tên, vị trí và danh mục của doanh nghiệp

Do bất kỳ ai cũng có thể thêm doanh nghiệp vào Google Maps, vì vậy, đừng quên bỏ qua bước kiểm tra danh sách hiện có.

Sử dụng Google Doanh nghiệp để xác nhận danh sách doanh nghiệp

Sử dụng Google My Business để xác nhận danh sách doanh nghiệp

2. Xác nhận doanh nghiệp của mình trên Google Maps

Bước tiếp theo để tăng thứ hạng tìm kiếm là xác nhận doanh nghiệp của mình. Việc làm này sẽ giúp bổ sung các chi tiết quan trọng liên quan đến doanh nghiệp và góp phần tăng xếp hạng của bạn trên Google Maps. Để xác nhận trên Google Maps Listing, doanh nghiệp cần:

  • Thiết lập tài khoản Google Doanh nghiệp
  • Chọn “xác nhận quyền sở hữu doanh nghiệp này” hoặc “sở hữu doanh nghiệp này?”
  • Làm theo hướng dẫn
Tham khảo:   Các phần mềm quản lý nhiều Fanpage hiệu quả nhất

Khi đã xác nhận quyền sở hữu của mình, bạn có thể tăng thứ hạng ở vị trí cao hơn bằng cách tối ưu hóa tài khoản Google My Business.

3. Bổ sung thông tin quan trọng

Thêm thông tin về doanh nghiệp vào danh sách sẽ giúp nâng cao uy tín và xếp hạng của doanh nghiệp. Hãy thực hiện theo các bước:

  • Đăng nhập vào tài khoản Google Doanh nghiệp
  • Tìm và chọn tab “thông tin”.
  • Tại đây, bạn có thể thêm thông tin mới, trong đó cần lưu ý:

– Tên doanh nghiệp

– Danh mục

– Địa chỉ

– Thời gian phục vụ

– Số điện thoại

– Trang web thương hiệu

– Sản phẩm và dịch vụ

– Miêu tả ngắn gọn

4. Thêm hình ảnh

Mặc dù việc này có vẻ đơn giản, nhưng việc thêm hình ảnh chất lượng và chuyên nghiệp có thể có tác động lớn đến hiệu quả Google Maps Listing của bản . Bởi, hình ảnh sẽ chứng minh rằng đây là  một thương hiệu năng động và hấp dẫn –  yếu tố quan trọng có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng khi thực hiện các tìm kiếm tại địa phương.

Cũng giống như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trong nội dung trực tuyến, hình ảnh là thứ bắt buộc phải có trong danh sách doanh nghiệp trên Google Maps. Hãy bổ sung chúng bằng cách:

  • Đăng nhập vào tài khoản Google Doanh nghiệp của tôi
  • Chọn tab “Hình ảnh” trên trang tổng quan
  • Thực hiện theo hướng dẫn để kéo và thả ảnh vào khu vực được chỉ định

Một cách nữa để tối đa hóa lợi ích của ảnh là liên tục bổ sung ảnh mới. Cố gắng thêm ít nhất một ảnh mới mỗi tuần – hoặc mỗi ngày nếu có thể!

Đánh giá tích cực của khách hàng

Đánh giá tích cực của khách hàng

5. Bổ sung những đánh giá tích cực từ người dùng

Người tìm kiếm thường “bị buộc” sử dụng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp của bạn cung  cấp khi họ đọc về trải nghiệm tích cực của những khách hàng khác. Do đó, những bài đánh giá tuyệt vời trên Google mang lại cho thương hiệu sức mạnh để giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng và thúc đẩy họ đưa ra quyết định nhanh hơn.

Vậy, làm thế nào để nhận được những đánh giá nổi bật? Nếu đã tạo danh sách doanh nghiệp của mình trên Google Maps, bạn đã bắt đầu quá trình này. Khi doanh nghiệp sẵn sàng nhận các bài đánh giá, hãy quản lý chúng bằng cách:

  • Nhờ sự trợ giúp của những khách hàng trung thành
  • Tích cực trả lời các bài đánh giá bất cứ khi nào có thể
  • Giải quyết bất kỳ mối quan tâm nào nảy sinh trong các bài đánh giá
Tham khảo:   Ngành Marketing là gì? Học Marketing ra trường làm gì?

Cuối cùng, dù có làm gì cũng nên lưu ý mục tiêu là cho khách hàng tiềm năng thấy rằng bạn quan tâm đến trải nghiệm và ý kiến ​​của họ.

Hợp nhất danh sách doanh nghiêp

Hợp nhất danh sách doanh nghiêp

6. Hợp nhất danh sách doanh nghiệp trên Google Maps

Đôi khi, nhiều vị trí hoặc số điện thoại cho cùng một doanh nghiệp tại một địa điểm sẽ xuất hiện trên Google Maps Listing. Hãy dành thời gian để hợp nhất chúng để đảm bảo danh sách thực sự của bạn có được sức hút trong bảng xếp hạng.

7. Cập nhật nội dung

Cũng giống như nội dung mới có thể mang lại hiệu quả cho chiến lược truyền thông trên mạng xã hội, việc xuất bản các bài đăng trên Google Maps Listing sẽ giữ cho nó có sự liên quan tới tìm kiếm của khách hàng. Lý do là bởi, Google sẽ lưu ý việc đăng bài thường xuyên khi xếp hạng các doanh nghiệp. Ngoài ra, nội dung mới còn giúp khuyến khích sự tương tác của khách hàng.

8. Đảm bảo website hoạt động tốt trên thiết bị di động

68% người dùng điện thoại thông minh sẽ xem điện thoại trong ít nhất 15 phút đầu tiên mỗi ngày. Có thể nói rằng, điện thoại thông minh đóng một vai trò rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Đó chính là lý do vì sao bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên tận dụng sự phổ biến của điện thoại thông minh tối ưu website cho các thiết bị di động.

Khi danh sách Google Maps được liên kết đến một trang web hoạt động tốt trên thiết bị di động, chắc chắn những nỗ lực tối ưu hóa của bạn là xứng đáng với thời gian đầu tư. Bởi, nhiều người sẽ tìm kiếm doanh nghiệp trên điện thoại thông minh của họ.

9. Bổ sung các từ khóa chứa vị trí trên website

Một cách khác để nâng cao thứ hạng Google Maps là sử dụng các từ khóa nhắm mục tiêu các tìm kiếm địa phương. Chiến thuật SEO này sẽ không chỉ giúp xếp hạng Google Maps mà còn giúp xếp hạng website của bạn trong các tìm kiếm có liên quan. Sử dụng các công cụ SEO để theo dõi và phát triển tác động của các từ khóa.

Để kết hợp các từ khóa địa phương trong nội dung trực tuyến, thương hiệu nên:

  • Bổ sung các từ khóa dựa trên vị trí như tên thành phố hoặc khu vực
  • Triển khai các từ khóa địa phương trên toàn bộ website, bao gồm trên trang chủ, trang liên hệ và nội dung các bài Tin tức
Tham khảo:   Insight là gì? Nguyên tắc và cách tìm insight khách hàng

Khi nhấn mạnh sự nổi bật của mình trong các tìm kiếm liên quan tới khu vực, thứ hạng trên Google Maps Listing của bạn có thể sẽ tăng lên.

10. Nhúng bản đồ Google vào trang web

Nhiều doanh nghiệp chọn nhúng bản đồ Google vào phần “Liên hệ với chúng tôi” trên trang web của họ. Chiến lược này không chỉ cung cấp tài nguyên cho khách truy cập của bạn, đồng thời có thể giúp thương hiệu tăng hạng trong các tìm kiếm địa phương trên Google Maps.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng bản đồ được nhúng sử dụng cùng một địa chỉ trên website. Điều này sẽ giúp tăng cường độ tin cậy doanh nghiệp đối với Google – đồng thời giúp khách hàng nhanh chóng xác định vị trí doanh nghiệp của bạn!

Google Maps Listing giúp khách hàng tiềm năng kết nối với các doanh nghiệp nhờ khả năng đáp ứng nhu cầu của họ dễ dàng hơn bao giờ hết. Khi một thương hiệu dành thời gian để tối ưu danh sách của mình chính là lúc bạn đang quan tâm tới việc trải nghiệm các cấp độ kết nối mới với khán giả tại địa phương.

Hy vọng sau những lưu ý kể trên, doanh nghiệp sẽ có những kết quả ấn tượng cả về thứ hạng tìm kiếm cũng như khả năng kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu.

Theo Jennifer Lyons

Bài liên quan:

  • 7 kỹ thuật tối ưu SEO on page cho kết quả ấn tượng
  • Vai trò của SEO trong và sau đại dịch Covid-19 
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo