15. Quản Trị Digital Marketing

Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cho Landing Page

Landing page là một trang độc lập, thường có xu hướng đơn giản và dễ sử dụng. Landing page được thiết kế nhằm hướng tới một nhóm đối tượng cụ thể để thu hút và khiến họ thực hiện một hành động nhất định như:

  • Đặt mua sản phẩm
  • Điền thông tin để nhận sản phẩm tặng thêm như ebook, report hay hàng khuyến mại
  • Yêu cầu thêm thông tin hoặc tham khảo ý kiến
  • Kêu gọi đăng ký

Trên thực tế, việc tạo ra 1 landing page không quá phức tạp. Tuy nhiên, không có một công thức cố định nào để thiết kế hay tối ưu landing page. Có tới 60% marketer tối ưu hóa landing page chỉ dựa trên trực giác và do đó, tỷ lệ chuyển đổi không đạt như mong muốn.

Bài viết dưới đây, Subiz sẽ đưa ra những gợi ý nhỏ để cải tiến landing page, giúp bạn có những thay đổi tích cực trong việc tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

Ngày 11/01/2020, Subiz đã ra mắt công cụ tạo pop up thông minh dự đoán ý định thoát trang và tìm đúng đối tượng mục tiêu, tăng 2x-5x chuyển đổi cho website doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách truy cập tại đây hoặc hỏi tư vấn viên .

1. Đưa ra những dấu hiệu thể hiện sự đáng tin

Nếu bạn không khiến cho khách hàng cảm thấy tin tưởng, bạn sẽ chẳng bao giờ bán được hàng. Bạn có thể thu hút được lượng truy cập lớn đến landing page, tuy nhiên sẽ có những vị khách ghé thăm chưa hề biết bạn là ai. Ngay cả khi bạn đã gia tăng nhận thức về thương hiệu cho khách hàng tiềm năng thông qua email và tạo lập được mối quan hệ ở mức tương đối, bạn vẫn sẽ cần đến những dấu hiệu đủ mạnh để thể hiện sự đáng tin và thúc đẩy họ tạo nên chuyển đổi.

Tận dụng hiệu ứng đám đông (Social Proof)

Hiệu ứng đám đông sẽ thay bạn nói với khách hàng rằng bạn là người đáng tin bởi đã có nhiều người trước đó đặt niềm tin vào bạn, họ sẵn sàng bỏ thời gian và tiền bạc để nhận lại sản phẩm hay dịch vụ. Những cách phổ biển nhất để tận dụng hiệu ứng đám đông là làm nổi bật số lượt chia sẻ trên mạng, số lượt mua, số người đăng ký theo dõi hay lượng người hâm mộ trên mạng xã hội.

Thể hiện mối liên kết với nhà cung cấp/nhà sản xuất

Nếu công ty của bạn là đối tác với bất kỳ thương hiệu nào, hãy gắn tên hay logo của họ vào landing page để tạo nên sự liên kết trong tâm trí người tiêu dùng. Khách hàng sẽ nhìn nhận bạn theo một cách đáng tin cậy hơn bởi bạn có làm việc với một thương hiệu X nào đó, đồng nghĩa rằng thương hiệu X này tin tưởng bạn.

Chứng nhận của bên thứ 3

Những chứng nhận này sẽ giảm bớt sự lo lắng của các vị khách ghé thăm landing page, đặc biệt là khi bạn muốn họ mua hàng hay cung cấp thông tin cá nhân. Sự chứng nhận của bên thứ 3 sẽ tạo nên sự tin tưởng về quyền hạn trong việc khai thác và sử dụng thông tin khách hàng.

Tham khảo:   3 bí kíp giúp tối ưu hóa quảng cáo chéo trên mạng xã hội

Testimonial (Phản hồi khách hàng)

Sử dụng testimonial là một cách tận dụng hiệu ứng đám đông khác và là một trong những dấu hiệu đáng tin nhất đối với khách hàng. Theo như Nielsen, 83% khách hàng tin tưởng vào những lời giới thiệu từ người mà họ quen biết và 66% đặt niềm tin vào những gì khách hàng khác đăng tải trên mạng. Nếu có thể, bạn hãy chia sẻ về khách hàng có phản hồi một cách chi tiết, bao gồm tên và nơi sống (tất nhiên là trong trường hợp họ chấp thuận). Không khó để tạo ra các testimonial giả, vì vậy hãy khiến mọi người nghĩ rằng bạn hoàn toàn trung thực trong việc chia sẻ các cảm nhận của khách hàng trước đó.

2. Chỉnh sửa Call-to-action

Như đã nói ở trên, landing page thường nhằm phục vụ cho một mục đích duy nhất. Cách nhanh nhất để khiến khách hàng thực hiện một hành động cụ thể đó là bạn hãy khiến cho “lời kêu gọi” trở nên càng rõ ràng càng tốt.

Nếu bạn không thiết kế call-to-action ở một nơi dễ nhìn, bạn sẽ không thể thúc đẩy trực tiếp mọi người thực hiện hành động. Phần lớn chúng ta thường dành ít hơn 15 giây khi nhìn vào bất kỳ website nào, nghĩa là chúng ta chỉ chấp nhận kéo thanh cuộn xuống phía dưới khi cảm thấy bị hấp dẫn trong vòng 15 giây đầu tiên. Khách hàng sẽ nhìn thoáng qua landing page và não bộ quyết định nên ở lại hay rời đi.

Sử dụng từ ngữ mạnh

Tránh sử dụng các từ mang ý nghĩa chung chung hoặc những thuật ngữ trong ngành nghề kinh doanh. Hãy dùng các từ thông dụng nhưng vẫn có “sức nặng” nhất định đủ để khiến khách hàng “nhất định phải làm một điều gì đó” thay vì tay không đi ra.

Dùng ngôn ngữ chủ động

Luôn nhớ rằng CTA sinh ra để nói với khách hàng rằng: “Hãy làm đi!”. Sử dụng động từ truyền cảm hứng hành động, như: “Tham gia ngay”, “Đăng ký nhận theo dõi” hay “Tải ngay tại đây”.

Tạo điểm nhấn

CTA cần khác biệt so với những thứ khác trên landing page, tuy nhiên vẫn phải đồng nhất với thiết kế và chủ đề.

Ngắn gọn, khúc chiết

CTA tốt nhất sẽ nói được nhiều nhất với lượng từ ít nhất, do đó giới hạn cho chúng nằm trong khoảng 90 – 150 ký tự, tương đương với 5 tới 7 từ. Nếu CTA quá dài, bạn sẽ khó gây được ấn tượng với khách hàng. Trong trường hợp CTA quá ngắn, có thể nó sẽ không truyền tải đủ thông điệp và khiến khách hàng phải thực hiện hành động lập tức.

Cá nhân hóa

Ví dụ, thay vì viết CTA là “Start today” (“Bắt đầu ngay hôm nay”), bạn có thể viết thành: “Start your trial today” (“Bắt đầu gói dùng thử của bạn ngay hôm nay”).

Tham khảo:   Quản trị Marketing và 7 thói quen để thành đạt

3. Gỡ bỏ sự điều hướng

Các liên kết và điều hướng rõ ràng sẽ rất tốt để sử dụng trong content marketing và website để giúp khách ghé thăm tìm đến điểm đích bạn mong muốn, nhưng điều này lại không phù hợp trong landing page. Landing page nên là điểm đến cuối cùng và bạn không nên hướng khách hàng đến một nơi nào khác nữa. Hãy gỡ bỏ điều hướng ra khỏi landing page và tránh việc gắn link tới content marketing với bất cứ giá nào.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng một mẫu pop-up xuất hiện dựa trên hành vi khách hàng, ví dụ như khi khách hàng di chuột lên đầu trang. Mẫu pop-up này phải có tác dụng khuyến khích họ ở lại và thu hút sự chú ý vào call-to-action.

4. Thêm tương tác trực quan

Nếu landing page nhận được lượng truy cập lớn nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn ở mức thấp, bạn hãy thử thêm các yếu tố có tính trực quan như một cách để tăng mức độ tương tác và thu hút chú ý từ khách hàng. Những người xem video có xu hướng mua hàng cao gấp đôi so với những người không xem. Theo một nghiên cứu, việc thêm video vào landing page có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tối đa 80%.

Ngay cả khi bạn không thể tạo ra nội dung video chất lượng, bạn vẫn có thể sử dụng các hình ảnh có liên quan. Đối với sản phẩm, bạn nên sử dụng các hình ảnh, đồ họa có chất lượng cao; đối với dịch vụ, bạn có thể sử dụng ảnh chụp màn hình để cho khách hàng dễ hình dung cách sử dụng.

Hãy đặt địa vị của mình là một người mua hàng: mọi người thường thích việc cầm tận tay, nhìn tận mắt hoặc thậm chí sử dụng thử sản phẩm trước khi quyết định mua. Các tương tác trực quan sẽ khiến khách hàng cảm thấy như thể họ đang được trải nghiệm những điều này. Đó là lý do tại sao thương mại điện tử phụ thuộc vào các bức ảnh với tiêu chí: số lượng nhiều và thật chi tiết mới có thể bán được hàng.

5. Cải thiện phần copy

Phần copy được hiểu là phần nội dung, bao gồm toàn bộ những gì được viết trong trang landing page, đặc biệt là tiêu đề. Tiêu đề cần phải thật thu hút, không có lỗi sai và được viết theo một cách đầy cảm xúc cũng như có kết nối về mặt tâm lý đối với khách hàng mục tiêu. Những điểm cơ bản của phần copy nên được làm thật nổi bật dưới dạng gạch đầu dòng liệt kê. Nói chung, phần copy trong trang landing page sẽ tùy thuộc vào đối tượng truy cập bạn hướng tới, trả lời cho câu hỏi: “Họ muốn thấy gì khi vào landing page?”. Đây là lúc các nghiên cứu khách hàng được thực hiện trước đó phát huy hiệu quả.

Tham khảo:   Hậu Covid-19: điều chỉnh chiến lược truyền thông mạng xã hội để cuối năm bùng nổ

Kiểm tra mọi thứ

Mọi thay đổi bạn thực hiện sẽ có tác động tới tỷ lệ chuyển đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Do đó, thao tác kiểm tra là vô cùng cần thiết. Có 2 phương pháp để bạn thực hiện điều này.

A/B testing

A/B testing là phương pháp thử nghiệm 2 phiên bản (A và B) về giao diện hoặc cách bố trí nội dung, các nút căn chỉnh điều hướng, vị trí đặt hình ảnh, nút mua hàng của một website bán hàng. Do đó, bạn được phép kiểm tra 1 hoặc 2 tiêu chí như tiêu đề hay call-to-action. Sau khi kiểm tra xong, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra thêm một lần nữa hoặc chuyển qua một tiêu chí khác.

Multivariate testing

Multivariate testing cho phép bạn kiểm tra nhiều biến đồng thời. Trên lý thuyết thì multivariate testing là sự kết hợp của một chuỗi các A/B testing diễn ra đồng thời. Tuy nhiên, để thực hiện một multivariate testing hiệu quả và có ý nghĩa thống kê, bạn cần có một lượng truy cập lớn (như Google và Youtube).

Tạm kết

Nếu tỷ lệ chuyển đổi ở landing page không cao, bạn không nhất thiết phải hủy bỏ tất cả và làm lại từ đầu. Hãy thực hiện một số thay đổi nhỏ nhưng mang tính chiến lược tới phần copy và call-to-action và điều chỉnh lại việc thể hiện các yếu tố này. Bằng cách tiếp cận đúng đắn, bạn sẽ dần thấy tỷ lệ chuyển đổi tăng từng ngày.

Theo Kissmetric

Bài liên quan:

  • Thu thập thông tin khách hàng tiềm năng qua Landing Page
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi trên di động
  • Các lỗi cơ bản khi xây dựng phễu chuyển đổi
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo