15. Quản Trị Digital Marketing

Cảm xúc: Bí mật của một chiến dịch tiếp thị thành công

Tiếp thị mà không đi kèm với cảm xúc quả thực rất khó có thể hình dung hiệu quả mỗi chiến dịch. Bởi, cảm xúc có tác động mạnh mẽ đến mọi quyết định của chúng ta nhờ khả năng tạo ra những ấn tượng lâu dài, khiến chúng ta thực hiện lại cùng một hành động trong tương lai. Vậy làm thế nào để khai thác trọn vẹn yếu tố cảm xúc trong từng chiến dịch tiếp thị?

Tiếp thị cảm xúc

Tiếp thị cảm xúc

Tiếp thị cảm xúc là gì?

Hubspot nói: “Tiếp thị cảm xúc đề cập đến các nỗ lực tiếp thị và quảng cáo chủ yếu khai thác yếu tố cảm xúc để khiến khán giả chú ý, ghi nhớ, chia sẻ và mua hàng”. Vì vậy, về cơ bản, tiếp thị cảm xúc là tất cả mọi hoạt động và nỗ lực dựa trên mong muốn cũng như nhu cầu của khách hàng bởi họ chính là những người thương hiệu đang cố gắng xây dựng kết nối cảm xúc!

Nó giống như rất nhiều tình huống chúng ta thường gặp trong cuộc sống, chẳng hạn: quảng cáo của một cửa hàng trang sức nhắc nhở bản thân phải cảm ơn mẹ bằng cách tặng mẹ một thứ gì đó quý giá nhân ngày 20/10 hoặc một tấm biển quảng cáo Covid khiến mọi người sợ hãi để phải mua khẩu trang.

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, người tiêu dùng chỉ với một chiếc điện thoại thông minh đã có khả năng nắm trong tay vô số thông tin, vì lẽ đó, mọi người sẽ có xu hướng tập trung vào nhu cầu, cảm xúc và xét theo mức độ ưu tiên trong quá trình mua sắm. Theo Giáo sư Gerald Zaltman của Trường Harvard, 95% quyết định mua hàng của chúng ta diễn ra trong tiềm thức. Cảm xúc thực sự là yếu tố thúc đẩy hành vi mua hàng và ra quyết định nói chung.

Vì vậy, với tư cách là một thương hiệu, một doanh nghiệp, điều cần thiết là phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu những gì họ thực sự muốn. Làm sao để khách hàng tương tác với các chiến dịch truyền thông, để họ nhớ đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn. Bây giờ chắc hẳn bạn đang tự hỏi làm thế nào để ứng dụng tiếp thị cảm xúc vào chiến dịch tiếp thị của mình? Dưới đây là một số kinh nghiệm có thể tham khảo:

Tham khảo:   Công nghệ IoT và ứng dụng trong kinh doanh và sản xuất

Nghiên cứu đối tượng mục tiêu

Trước khi bắt đầu lập kế hoạch cho chiến dịch tiếp thị theo cảm xúc đầu tiên của mình, hãy thực hiện một số nghiên cứu đối tượng mục tiêu cũng như tìm ra loại nội dung họ sẽ tương tác tốt nhất. Nghiên cứu sở thích của khán giả sẽ giúp thương hiệu tự tin và tiết kiệm thời gian quý báu của mình. Cách đơn giản nhất là có thể đăng các khảo sát và thăm dò ý kiến ​​trên mạng xã hội, biểu mẫu phản hồi trực tuyến hoặc thiết lập các cuộc phỏng vấn trực tiếp với một nhóm người. Sheer ID cho biết, “Phản ứng cảm xúc của người tiêu dùng đối với quảng cáo có thể tác động gấp từ 2 – 3 lần tới ý định mua sản phẩm so với nội dung thực tế của quảng cáo”.

Tâm lý học màu sắc

Tâm lý học màu sắc

Tâm lý học màu sắc

Màu sắc đóng một vai trò to lớn trong việc khơi dậy cảm xúc. Một số màu sẽ tốt hơn trong việc thu hút sự chú ý của đôi mắt, làm nổi bật thông tin chính và thôi thúc việc đưa ra hành động. Đây cũng chính là cách các đội bóng đá chọn màu áo để kích thích các cầu thủ cũng như khán giả của họ, chẳng hạn như CLB Liverpool với biệt danh The Reds (Lữ đoàn đỏ). Tương tự, các thương hiệu khác cũng vậy! Màu xanh lá cây của Starbucks tượng trưng cho sự cân bằng, thiên nhiên; màu đỏ của Coca Cola tượng trưng cho niềm vui, tình yêu, hạnh phúc.

Trở thành người kể chuyện

Tuổi thơ ấu của chúng ta đầy sắc màu với những câu chuyện phiêu lưu, vui nhộn, kết thúc có hậu của Bà, của Mẹ phải không? Đây cũng phần nào là lý do khi lớn lên mọi người thích lắng nghe một câu chuyện hoặc những tình tiết được trình bày một cách thú vị. Những câu chuyện này có có thể là xuất hiện trên bất kỳ phương tiện nào, từ mạng xã hội đến biển, bảng quảng cáo. Và nó không nhất thiết phải là một bộ phim mà có thể là một bức tranh hoặc một bài thơ. Mục đích chính ở đây là làm cho người xem cảm nhận được câu chuyện của thương hiệu và truyền cảm hứng để họ ra quyết định hành động. Cách kể chuyện của Disney trong “Disneyland, nơi phép thuật trở thành hiện thực” là một ví dụ tuyệt vời mà bất cứ thương hiệu nào cũng có thể học hỏi.

Tham khảo:   Cách viết mẫu quảng cáo tìm kiếm không thể không click

FOMO – Sợ mất cơ hội

Hãy trung thực! Đã bao nhiêu lần bạn quyết định mua một sản phẩm gì đó chỉ vì chúng sắp hết hàng? FOMO (Fear of Missing Out – Nỗi sợ bị bỏ lỡ) là một yếu tố kích hoạt tâm lý mà con người không thể chối bỏ. Chiến lược tiếp thị cảm xúc này là một cách tiếp cận tuyệt vời để khiến khách truy cập của bạn tò mò muốn thực hiện hành động. Cho dù đó là sản phẩm sắp hạ giá hay đăng ký mã giảm giá của những thương hiệu yêu thích (thậm chí lần đầu biết tới), ai trong chúng ta dường như cũng đều không muốn bỏ lỡ bất kỳ điều gì.

Hãy nhớ lại vào thời điểm tháng 3 năm nay, các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và Instagram tạm ngưng hoạt động và không cho phép người dùng đăng bất kỳ điều gì. Lúc đó tất cả người dùng đều chung cảm giác lo lắng, hoảng sợ và sốc. Mạng xã hội như Facebook và Instagram cho phép đăng các Khoảnh khắc – nhưng sẽ bị hết hạn sau một khoảng thời gian và không một ai muốn bỏ lỡ cơ hội xem nội dung đó. Thương hiệu hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế này để tiếp cận lượng khán giả khổng lồ cũng như chia sẻ thông tin về một cuộc thi, quà tặng, ưu đãi giảm giá hoặc một chương trình khuyến mại, v.v.

Tham khảo:   8 câu chuyện tiếp thị giới thiệu (referral marketing) truyền cảm hứng cho bạn

Yếu tố cảm xúc là một phần bí mật nhưng lại đặc biệt quan trọng trong mỗi chiến dịch tiếp thị của thương hiệu. Để đạt được hiệu quả cao nhất hãy nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng bằng cách nghiên cứu để biết đối tượng mục tiêu của mình là ai và những gì họ muốn. Hãy sắp xếp cảm xúc theo thứ tự với chiến dịch tiếp thị của bạn, chắc chắn hiệu quả sẽ thực sự khác biệt.

Theo Business2community.com

Bài liên quan:

  • Marketing cảm xúc để chạm tới trái tim khách hàng
  • Tiếp thị bằng biểu tượng cảm xúc
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo