20. Kinh tế học

Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition) là gì? Ví dụ về cạnh tranh hoàn hảo

Hình minh họa

Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition)

Khái niệm

Cạnh tranh hoàn hảo hay cạnh tranh nguyên tử trong tiếng Anh là Perfect Competition hay Atomic Competition.

Cạnh tranh hoàn hảo là một loại hình cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi 4 đặc điểm:

+ Nhiều người mua và nhiều người bán: Trong thị trường này, có một số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động độc lập với nhau. Mỗi doanh nghiệp và người mua nhỏ (nguyên tử) đến mức không tác động được tới giá thị trường của hàng hoá hoặc dịch vụ.

+ Sản phẩm đồng nhất: Đặc trưng này hàm ý sản phẩm mà các doanh nghiệp cạnh tranh chào bán giống hệt nhau, cả về các thuộc tính vật chất và quan niệm của người mua, do đó người mua không ưa thích sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó hơn sản phẩm của các doanh nghiệp khác.

+ Tự do gia nhập và rời bỏ thị trường: Đặc trưng này có nghĩa là không có bất kì hàng rào hay trở ngại nào đối với sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới hoặc sự tự rời bỏ thị trường của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.

+ Hiểu biết và tính cơ động hoàn hảo: Người mua và người bán hiểu rõ và đầy đủ về thị trường; tất cả người mua đều có thể tiếp cận người bán mà không gặp trở ngại gì.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tham khảo:   'Da thịt trong cuộc chơi' (Skin In The Game) là gì? Mặt hạn chế

Ví dụ về cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo là một cấu trúc thị trường trên lí thuyết và không tồn tại trong thực tế. Như vậy, rất khó để tìm thấy những ví dụ thực tế về sự cạnh tranh hoàn hảo nhưng nó có những biến thể hiện diện trong xã hội thực tế.

Xem xét tình hình tại một chợ nông dân, một nơi được đặc trưng bởi một số lượng lớn người bán và người mua nhỏ. Thông thường, có rất ít sự khác biệt giữa các sản phẩm và giá của chúng từ thị trường nông dân này đến thị trường khác. 

Xuất xứ của sản phẩm không là vấn đề (trừ khi chúng được phân loại là hàng hóa hữu cơ) trong những trường hợp như vậy và có rất ít sự khác biệt trong bao bì hoặc nhãn hiệu sản phẩm. Do đó, ngay cả khi có một trang trại sản xuất hàng hóa cho thị trường bị phá sản, điều này cũng sẽ không tạo ra sự khác biệt về giá bán sản phẩm trung bình.

Ví dụ tương tự như trong trường hợp hai siêu thị cạnh tranh, có hàng hóa trên các kệ chứa nhập về từ cùng một nhóm các công ty. Một lần nữa, có rất ít sự khác biệt để phân biệt các sản phẩm giữa hai siêu thị với nhau và giá cả của chúng vẫn gần như nhau. Một ví dụ khác về sự cạnh tranh hoàn hảo là thị trường cho các sản phẩm không có thương hiệu, có các phiên bản rẻ hơn các sản phẩm nổi tiếng.

Tham khảo:   Sai lầm loại II (Type II Error) là gì? Sự khác nhau giữa sai lầm loại I và loại II

Sự phát triển của các thị trường mới trong ngành công nghệ cũng có sự cạnh tranh hoàn hảo ở một mức độ nhất định. Ví dụ: có sự gia tăng các trang web cung cấp dịch vụ tương tự trong những ngày đầu của mạng truyền thông xã hội. 

Một số ví dụ về các trang web như vậy là Sixdegrees.com, Blackplanet.com và Asianave.com. Không có trang web nào trong số chúng có thị phần chi phối và các trang web chủ yếu là miễn phí. Chúng tập hợp những người bán trên thị trường trong khi người tiêu dùng của các trang web đó, chủ yếu là những người trẻ tuổi, là người mua.

Chi phí khởi nghiệp cho các công ty trong không gian này là tối thiểu, có nghĩa là các đơn vị khởi nghiệp và công ty có thể tự do tham gia và rời khỏi các thị trường này. Các công nghệ, như PHP và Java, phần lớn là nguồn mở và có sẵn cho bất kì ai. Chi phí vốn, dưới dạng bất động sản và cơ sở hạ tầng, là không cần thiết. Ví dụ, Mark Zuckerberg của Facebook bắt đầu phát triển công ty từ kí túc xá đại học của mình.)

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo