37. Kinh nghiệm việc làm

Chọn thế nào giữa “việc bạn làm tốt nhất” và “việc bạn yêu thích nhất”? – Có nên bỏ việc để theo đuổi đam mê?

Sự nghiệp – hay công việc – là 1 trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Công việc của 1 người sẽ xác định vị thế của anh ta trong xã hội. Ở phương Tây ngày xưa, những họ như Miller, Smith hay Schneider đều bắt nguồn từ nghề nghiệp của họ, ví dụ như Miller là những người làm việc trong những xưởng xay, Smith là những thợ rèn hay Schneider là để chỉ những thợ may. Thậm chí cả ngày nay, tầm ảnh hưởng của nghề nghiệp tới cuộc sống của chúng ta vẫn giữ mức độ quan trọng. Trong thế giới nghề nghiệp hẳn sẽ có những người rất có năng lực trong công việc của mình và cũng hoàn toàn hài lòng với những gì họ đang làm. Thế nhưng hầu hết chúng ta lại không hài lòng với 1 vài khía cạnh nào đó trong công việc.

Kĩ năng và đam mê

Dưới đây là ví dụ về 1 người không hài lòng với công việc của mình. Dù rất giỏi trong việc phát triển các ứng dụng nền tảng iOS và cũng kiếm được khá nhiều với công việc này nhưng cô lại yêu thích và muốn theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật và thiết kế đồ họa. Nếu rời bỏ sự nghiệp thành công của mình, nhiều người sẽ cho rằng đó là 1 quyết định hoàn toàn ngu ngốc. Thế nhưng vẫn có những người khuyên cô hay nghe theo lời trái tim mách bảo. Bài viết dưới đây sẽ giúp những ai đang trong thế tiến thoái lưỡng nan, không biết nên chọn công việc mà mình có thể làm tốt nhất hay công việc mà bạn thực sự muốn làm bằng cách đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu của từng lựa chọn.

Chọn công việc mà bạn có thể làm tốt

1. Kĩ năng

Làm tốt 1 công việc đồng nghĩa với việc bạn có kĩ năng tốt trong công việc đó. Trở thành chuyên gia giúp bạn có được 1 vị trí quan trọng trong toàn bộ cơ chế hoạt động của tổ chức mà bạn đang làm việc. Với kĩ năng có được, bạn có thể sẵn sàng đón nhận những thử thách mới, đưa ra các giải pháp và mang lại nhiều kết quả về mặt lợi ích, tất cả sẽ khiến sếp của bạn hài lòng.

Từ những kĩ năng chuyên môn rất khó như trong những ngành kĩ sư, thiết kế cho tới các kĩ năng bổ sung như phát triển kinh doanh hay quan hệ công chúng, tất cả đều có 1 điểm bão hòa. Cho dù bạn có giỏi bao nhiêu trong lĩnh vực gì thì cũng sẽ tới 1 thời điểm bạn không thể tiến thêm được. Sau khi đạt được điểm này, bạn sẽ chỉ tiếp tục làm việc dựa trên kĩ năng đã có với khả năng học hỏi thêm là rất ít.

Tham khảo:   Đừng cố ép bản thân phải làm theo thói quen của người khác

2. Thu nhập

Ai lại không thích tiền cơ chứ? Khi làm tốt công việc nào đó và chọn đúng nơi để làm, tiền sẽ không ngừng chảy vào túi bạn. Câu chuyện trở nên thú vị hơn nhiều khi bạn được trả tiền cho những việc mà bạn có thể dễ dàng làm ngay cả khi đang ngủ, nghĩa là, với kĩ năng của mình, bạn không cần phải làm việc quá vất vả để đạt được mục tiêu.

Trong hầu hết tất cả mọi công việc, luôn có 1 mức giới hạn về thu nhập mà bạn có thể kiếm được. Có những nghề nhất định mà cho dù có giỏi tới đâu thì bạn cũng không thể tăng thêm thu nhập một khi đã đạt tới mức giới hạn. Tất nhiên, bạn có thể làm thêm như 1 freelancer nhưng điều này sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy bị vắt kiệt sức lực. Hơn nữa, cho dù có giỏi tới đâu thì việc nhận được mức lương cao còn phụ thuộc vào sự may mắn chứ không chỉ dựa vào tài năng. Trong khi có những người kiếm tốt vì làm những việc mà họ giỏi, vẫn có những người rất tài năng khác không được như vậy chỉ bởi họ không có cơ hội.

 

3. Tuổi thọ sự nghiệp

Giỏi trong 1 lĩnh vực cụ thể nào đó chắc chắn sẽ mang lại 1 sự nghiệp lâu dài (trong lĩnh vực đó). Càng giỏi thì bạn sẽ càng ở lâu trong ngành, từ đó lại càng tăng uy tín và danh tiếng. Ngoài ra, khi làm tốt công việc của mình, các sếp của bạn cũng sẽ nhận ra và khả năng bị thải trong các đợt cắt giảm nhân sự cũng vì thế mà giảm đi.

Khi giỏi 1 việc nào đó, bạn sẽ có xu hướng gắn bó với nó lâu dài nhưng điều này đôi khi lại tạo ra sự nhàm chán, đặc biệt là khi công việc kéo dài tới cả chục năm.

Chọn công việc mà bạn muốn làm

1. Hài lòng

Không có 1 cách nào mang lại sự hài lòng trong công việc hay hơn là được làm những gì bạn thực sự muốn làm. Niềm yêu thích với công việc sẽ khiến bạn tận tâm cống hiến cho nó. Ngay cả khi bạn phải chấp nhận vì vài yếu tố khác không được như mong đợi thì chỉ cảm giác hài lòng thôi cũng đủ để bù đắp. Tuy vậy, nếu rơi vào kịch bản làm những việc mà bạn không đam mê thì năng lượng sẽ rơi rụng mỗi ngày bạn đến văn phòng và cảm giác bực tức, mỏi mệt cũng sẽ tăng lên.

Sự hài lòng là nhân tố then chốt để có được thành công trong sự nghiệp nhưng khi bạn phải gánh trên vai trách nhiệm nuôi gia đình hay bất kì 1 nghĩa vụ nào khác thì chuyển việc chỉ vì theo đuổi sự hài lòng của bản thân sẽ có thể khiến bạn gặp vấn đề, đặc biệt là về tài chính. Một điểm trừ khác nữa là quá đam mê công việc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng cân bằng công việc – cuộc sống, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, cuộc sống cá nhân và gia đình bạn.

 

2. Làm mới sự nghiệp

Cho dù bạn có giỏi tới đâu trong việc mình đang làm thì khi theo đuổi sự nghiệp trong mơ, khởi đầu này sẽ giống 1 làn gió mới F5 cho sự nghiệp của bạn. Nó có thể khởi dậy đam mê, sự nhiệt tình và mang lại nguồn năng lượng căng tràn cho công việc.

Tham khảo:   5 sai lầm mà các nhà lãnh đạo trẻ thường mắc phải

Nghề nghiệp không phải 1 trò đùa. Ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp, một người nên tập trung tất cả năng lượng mình có để phát triển trong lĩnh vực đó và đi tới đích xa nhất. Nếu khởi đầu mới đưa bạn ra khỏi văn phòng làm việc cũ kĩ, rời khỏi nơi mà bạn đã dành nhiều tâm huyết và công sức để trở thành 1 người mới, 1 newbie hoàn toàn thì quyết định này cần phải được cân nhắc kĩ càng.

3. Động lực

Làm việc trong lĩnh vực mà mình yêu thích chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nhiều động lực làm việc hơn. Cho dù bắt đầu sự nghiệp muộn bao nhiêu, niềm hứng thú và khát khao được làm việc sẽ giúp bạn nhanh chóng bước lên các level cao hơn. Yếu tố này đóng vai trò quyết định giúp bạn leo lên nấc thang sự nghiệp mà bạn đang theo đuổi, và chính vì thế lại càng khiến bạn có nhiều động lực hơn.

Để có được động lực thì rất dễ nhưng duy trì được động lực đó không phải chuyện đơn giản, và đó chính là nơi vấn đề bắt đầu. Một người có thể dễ dàng nói những câu như “theo đuổi giấc mơ“, “làm ông chủ của chính mình” nhưng để thực sự cam kết với chính mình, bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ và siêng năng hơn mỗi ngày và hơn mức bạn nghĩ rất nhiều.

Khi quyết định lựa chọn làm điều mình thích và quyết định dựa vào nó để kiếm miếng cơm manh áo cho bản thân và cho gia đình, động lực có thể biến mất rất nhanh chóng. Đừng quên rằng, khi biến đam mê thành nghề nghiệp nghĩa là bạn đã mang tới cả khách hàng, ông chủ, deadline và những nghĩa vụ. Những điều ấy có thể biến công việc trở nên mất vui như khi nó còn là 1 đam mê.

 

Kết luận

Nhiều người vẫn mơ ước rằng mình có thể làm được 1 điều gì đó hay có được 1 sự nghiệp nhất định trong suốt đời mình. Thế nhưng, những tình huống khác nhau liên tiếp xảy ra và không hề khoan nhượng trước giấc mơ đó có thể biến quyết định của bạn trở nên sai lầm. Liệu có nên tiếp tục con đường mà bạn đã chọn, đặc biệt là khi đã tự xây dựng được chỗ đứng cho mình, hay quay đầu lại và thử một lần đi theo giấc mơ của mình? Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào bạn và lựa chọn mà bạn ưu tiên trong đời.

Tham khảo:   6 dấu hiệu cho thấy bạn đang hẹn hò sai người

Cô gái trong ví dụ kể trên đã quyết định tiếp tục sự nghiệp phát triển iOS của mình, đồng thời nuôi dưỡng sở thích thiết kế đồ họa bằng cách học thiết kế giao diện front-end cho các ứng dụng iOS. Ý tưởng ở đây là tạo điều kiện để tạo ra một bước chuyển dần dần sang sự nghiệp mới. Với 1 chút chiến thuật và tính toán (và có lẽ, cả 1 chút may mắn nữa) bạn cũng sẽ biết cách quản lý và cân bằng cả hai thay vì chỉ có thể lựa chọn 1 trong 2.

Tác giả: Arfa Mirza

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo