37. Kinh nghiệm việc làm

“Dán mắt” vào màn hình trước khi đi ngủ không gây hại cho sức khỏe tinh thần của thanh, thiếu niên!

Với sự phủ sóng rộng rãi đến từng con đường làng, ngõ xóm của internet, cùng sự phát triển bùng nổ của smartphone khiến thiết bị này trở thành vật bất ly thân của không ít người, đặc biệt là giới trẻ, chắc không hiếm lần bạn bắt gặp tình huống các bậc vụ huynh cảm thấy không hài lòng, hay thậm chí là nổi cáu khi thấy con mình “dán mắt” vào màn hình điện thoại, laptop trước khi đi ngủ bởi chẳng còn ai lạ gì với thông tin sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được thực hiện gần đây đã chỉ ra rằng hoàn toàn không có mối tương quan đáng kể nào giữa thói quen sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ và sức khỏe cũng như tâm lý của một thiếu niên.

Với sự phủ sóng rộng rãi đến từng con đường làng, ngõ xóm của internet, cùng sự phát triển bùng nổ của smartphone khiến thiết bị này trở thành vật bất ly thân của không ít người

Đúng vậy! Nghiên cứu này được thực hiện bởi 2 nhà khoa học nổi tiếng Amy Orben và Andrew Przybylski thuộc Đại học Oxford. Bộ đôi này tiến thành thu thập và phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu theo dõi thời gian sử dụng màn hình các thiết bị điện tử của tổng cộng 17.000 thanh thiếu niên đến từ Anh, Mỹ và Ireland. Dữ liệu này sau đó được sử dụng để xác định xem số thời gian mà các bạn trẻ nhìn vào màn hình trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của họ hay không? Nếu có thì ảnh hưởng ra sao?

Trước tiên cần phải hiểu chính xác về khái niệm thời gian ngồi trước màn hình thiết bị điện tử (screen time) là gì. Theo khái niệm được công nhận rộng rãi bởi các nhà khoa học thì screen time là khoảng thời gian một người tập trung nhìn vào màn hình máy tính, thiết bị chơi game hoặc điện thoại di động… để thực hiện một tác vụ cụ thể nào đó như chơi trò chơi, nhắn tin, gửi email, sử dụng mạng xã hội hoặc xem phim, đọc báo hay thậm chí là làm việc.

Mặc dù có không ít các nghiên cứu tương tự đã được tiến hành trong quá khứ, thế nhưng vẫn còn nhiều quan điểm lo ngại rằng phương pháp tự báo cáo screen time theo kiểu “hồi tưởng” mà những người tham gia thường sử dụng trong nhiều nghiên cứu được thực hiện trước đây mang lại độ chính xác không cao.

Tham khảo:   8 thói quen cực xấu vào buổi sáng khiến bạn mệt mỏi cả ngày

“Nhiều phân tích chuyên sâu đã chứng minh được rằng chỉ có ⅓ số người tham gia khảo sát đưa ra những đánh giá chính xác khi được hỏi về thời gian cũng như thói quen sử dụng Internet hàng tuần của họ, trong khi 42% trong số đó thường đưa ra những câu trả lời hơi phóng đại, trong khi câu trả lời của 26% còn lại thường dưới mức thực tế. Bên cạnh đó, những người “nghiện” sử dụng internet trên các thiết bị điện tử thường có xu hướng đánh giá thấp khoảng thời gian mà họ ngồi trước màn hình thiết bị để lướt web. Trớ trêu thay, những người không thường xuyên sử dụng sử dụng internet cũng như các thiết bị điện tử lại có xu hướng “nghiêm trọng hóa” lượng thời gian screen time, dẫn đến việc số liệu mà họ báo cáo thường vượt quá mức thực tế (Scharkow, 2016)”.

 

Nắm bắt được thực tế này, trong nghiên cứu của mình, 2 nhà khoa học Amy Orben và Andrew Przybylski đã yêu cầu những người tham gia ghi chép đầy đủ và rõ ràng về thời gian screen time của họ, thay vì báo cáo số liệu theo kiểu “hồi tưởng” theo cảm quan, gây ảnh hưởng điến kết quả cuối cùng của công trình nghiên cứu.

Nghiên cứu của Amy Orben và Andrew Przybylski có tiêu đề: “Screens, Teens, and Psychological Well-Being: Evidence From Three Time-Use-Diary Studies” (tạm dịch: Màn hình, Thanh thiếu niên và Sức khỏe Tâm lý: Bằng chứng từ ba nghiên cứu liên quan đến Nhật ký thời gian ngồi trước màn hình”). Đúng theo như tên gọi, các nhà nghiên cứu đến từ Oxford đã sử dụng dữ liệu được thu thập bởi 3 công trình nghiên cứu khác được thực hiện ở Ireland, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Bên cạnh đó, dữ liệu từ các công trình nghiên cứu này được thu thập bằng cách sử dụng nhật ký, ghi lại chính sách thời gian mà những người tham gia khảo sát nhìn vào màn hình một thiết bị điện tử.

Ngoài ra, để nâng cao tính chính xác, các nhà nghiên cứu cũng đã đề nghị những người tham gia và cả người thân của họ hoàn thành một số câu hỏi chuyên biệt giúp xác định những yếu tố như trạng thái cảm xúc, hành vi xã hội và sự không tập trung trong quá trình nghiên cứu. Có thể thấy quy mô cũng như sự phức tạp của công trình nghiên cứu này và tất nhiên ở đây chúng ta sẽ không đi sâu thêm vào vấn để đó, mà chỉ nên chú ý đến kết quả.

Tham khảo:   Những câu nói của nhà văn Paulo Coelho sẽ thay đổi đời bạn

Theo đó, nghiên cứu của 2 nhà khoa học Amy Orben và Andrew Przybylski đã chỉ ra rằng hoàn toàn không có mối tương quan rõ ràng nào giữa thời gian ngồi trước màn hình và sức khỏe tinh thần (tâm lý) của một thanh thiếu niên.

“Chúng tôi đã tìm thấy rất ít bằng chứng về mối liên hệ tiêu cực đáng kể giữa thời gian sử dụng thiết bị điện tử có màn hình (được đo trong suốt cả ngày), hay đặc biệt là trong khoảng thời gian trước khi đi ngủ và tình trạng sức khỏe của thanh thiếu niên.”

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tập trung vào việc phân tích xem việc sử dụng màn hình ngay trước khi đi ngủ có gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào hay không. Kết quả thu được khá “lộn xộn”, tuy nhiên kết luận cuối cùng vẫn là không có vấn đề đáng kể nào gây ra bởi screen time ngay trước khi đi ngủ:

 

“Thứ ba, đây cũng là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét đến việc liệu việc sử dụng màn hình của các thiết bị điện tử kỹ thuật số ngay trước khi đi ngủ có gây ra ảnh hưởng tiêu cực cũng như gây bất lợi cho sức khỏe tâm lý của thanh thiếu niên hay không. Dư luận bấy lâu nay dường như vẫn đinh ninh rằng sử dụng màn hình kỹ thuật số ngay trước khi đi ngủ có thể gây hại cho thanh thiếu niên nhiều hơn so với việc họ sử dụng dàn trải trong suốt cả ngày. Để làm rõ quan niệm này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu thập số liệu được ghi chép cụ thể từ các tình nguyện viên rồi phân tích và tổng hợp kết quả thu được khá lộn xộn: Một số cho rằng có ảnh tiêu cực, trong khi những người khác lại thấy điều này tích cực hoặc không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng việc sử dụng màn hình máy tính, điện thoại khi đi ngủ có thể không gây hại cho sức khỏe tâm lý, mặc dù đây là một quan niệm thường được cổ súy phổ biến trên phương tiện truyền thông đại chúng cũng như trong các cuộc tranh luận công khai”.

Tham khảo:   Nếu muốn ly hôn, hãy xem qua 7 bức hình này!

Mặc dù nghiên cứu này tập trung vào việc xác định xem liệu thời gian sử dụng màn hình có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng hay không, thế nhưng có một điều quan trọng mà bạn vẫn cần phải lưu ý là việc dành quá nhiều thời gian ngồi trước các thiết bị điện tử sẽ lấy đi đáng kể quy thời gian khác mà bạn nên dành cho các hoạt động góp phần nâng cao sức khỏe như vui chơi giải trí, thể dục thể thao, và thậm chí là ngủ. Ngoài ra, tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý nhưng việc sử dụng màn hình quá lâu cũng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, ví dụ như tư thế ngồi sai gây ảnh hưởng đến xương khớp, và đặc biệt là các vấn đề về suy giảm thị lực.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo