24. Kinh doanh thương mại

Đánh giá dựa trên cơ sở chất lượng (Quality-based Selection – QBS) là gì?

Đánh giá dựa trên cơ sở chất lượng (Quality-based Selection – QBS) (Nguồn: Depositphotos)

Đánh giá dựa trên cơ sở chất lượng (Quality-based Selection – QBS)

Đánh giá dựa trên cơ sở chất lượng – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Quality-based Selection, viết tắt là QBS.

Đánh giá dựa trên cơ sở chất lượng là một phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, trong đó bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật ở mức cao nhất để tiến hành đàm phán và kí kết hợp đồng.

Đánh giá dựa trên cơ sở chất lượng là phương pháp thường áp dụng đối với những gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kĩ thuật cao và phức tạp, ví dụ như gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi của một dự án, hoặc gói thầu cung cấp dịch vụ quản lí dự án đầu tư.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đánh giá dựa trên cơ sở chất lượng

Ưu điểm

Ưu điểm của phương pháp này là bên mời thầu chọn được nhà thầu có giải pháp kĩ thuật tốt nhất để thực hiện gói thầu.

Hạn chế

Điều bất lợi nhất đối với bên mời thầu khi áp dụng phương pháp đánh giá dựa trên cơ sở chất lượng là thời gian đàm phán về đề xuất tài chính với nhà thầu có điểm kĩ thuật cao nhất thường kéo dài, tạo áp lực cho bên mời thầu.

Tham khảo:   Phương pháp so sánh (Comparative method) trong định giá hàng hóa, dịch vụ là gì?

Các nhà thầu có xu hướng đưa ra đề xuất tài chính với giá dự thầu cao hơn thực tế, bởi họ biết rằng còn có quá trình đàm phán về giá với bên mời thầu trước khi kí kết hợp đồng. Kết quả đàm phán phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn và kĩ năng đàm phán của bên mời thầu.

Ở các quốc gia đang phát triển, trình độ chuyên môn và khả năng đàm phán của bên mời thầu thường thấp hơn so với các nhà thầu tư vấn quốc tế trong đấu thầu quốc tế, vì vậy nhà thầu quốc tế sẽ đánh giá những khả năng này trong quá trình đàm phán để xem xét mức giá thỏa thuận.

Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về giá cả với nhà thầu có điểm kĩ thuật cao nhất, bên mời thầu dừng đàm phán với nhà thầu và tiến hành đàm phán với nhà thầu có điểm kĩ thuật xếp hạng tiếp theo. 

Việc này cũng có thể dẫn tới rủi ro cho bên mời thầu, khi giá chào thầu của nhà thầu thứ hai còn cao hơn giá của nhà thầu đầu tiên. Bên mời thầu không còn cơ hội để đàm phán lại với nhà thầu đầu tiên nữa. Chính vì có thể gặp rủi ro này nên trong thực tế, bên mời thầu thường cố gắng đàm phán để đạt được thỏa thuận với nhà thầu có điểm kĩ thuật cao nhất. Do đó, thời gian đàm phán thường dài, có thể lên tới hàng tháng.

Tham khảo:   Nghiên cứu thị trường qua mạng (Online market research) là gì?

Một bất lợi nữa đối với bên mời thầu là: nếu bên mời thầu đánh giá chưa chính xác mức độ phức tạp của gói thầu – cụ thể là đánh giá mức độ phức tạp cao hơn thực tế của gói thầu, và để thực hiện gói thầu không nhất thiết phải cần đến một giải pháp kĩ thuật quá tốt – thì việc lựa chọn nhà thầu với giải pháp kĩ thuật tốt nhất, cùng với giá chào thầu cao sẽ gây lãng phí trong sử dụng vốn. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo