Quản trị dự án

Free Float và Total Float có giống nhau không?

Float là gì?

Float hay Slack là thời gian mà một hoạt động có thể linh hoạt trên sơ đồ mạng lưới dự án, cho phép hoạt động đó trì hoãn mà không làm hoạt động tiếp theo hoặc cả dự án bị trễ.

Lưu ý: Float có thể là số âm (Float âm), lúc này hoạt động phải được bắt đầu trước khi hoạt động trước đó/tiền nhiệm kết thúc để kịp ngày kết thúc dự án như mục tiêu đề ra – điều này có thể do các hoạt động trước đó đã bị trễ.

Free Float là gì?

Free Float là thời gian mà một hoạt động trên sơ đồ mạng lưới tiến độ có thể được trì hoãn thoải mái mà không ảnh hưởng đến sự bắt đầu của hoạt động tiếp theo/hoạt động kế nhiệm.

– Dành cho các hoạt động KHÔNG nằm trên Đường Tới hạn.

– Free Float chỉ khác không (≠ 0) khi không nhỏ hơn hai (≥ 02) hoạt động có chung hoạt động tiếp theo/hoạt động kế nhiệm.

– Free Float = ES (Điểm bắt đầu trước) của hoạt động kế nhiệm – EF (Điểm kết thúc trước).

Total Float là gì?

Total Float là tổng thời gian mà một hoạt động trên sơ đồ mạng lưới tiến độ có thể được trì hoãn mà không ảnh hưởng đến ngày kết thúc dự án.

Tham khảo:   5 xu hướng đột phá trong lĩnh vực quản lý dự án sẽ diễn ra từ 2021 và xa hơn thế nữa

– Dành cho các hoạt động KHÔNG nằm trên Đường Tới hạn.

– Total Float = LF (Late Finish: Điểm kết thúc sau) – EF (Early Finish: Điểm kết thúc trước) = LS (Late Start: Điểm bắt đầu sau) – ES (Early Start: Điểm bắt đầu trước).

Lưu ý:

– Những hoạt động nằm trên Đường Tới hạn có Free Float = Total Float = 0.

– Total Float và Free Float của một hoạt động có thể giống hoặc khác nhau, tùy thuộc vào những hoạt động khác trên sơ đồ tiến độ.

– Trong bài thi PMP, khi bạn được yêu cầu tính “Float” nghĩa là bạn được yêu cầu tính “Total Float”.

Ví dụ minh hoạt Free Float và Total Float

Lấy dự án học luyện thi PMP làm ví dụ minh hoạt về Free Float và Total Float. Giả sử để đạt được chứng chỉ, ta cần thực hiện 03 hoạt động sau:

– Hoạt động A: Có chứng nhận 35 giờ đào tạo về quản lý dự án chuẩn PMP (thời lượng: 4 tuần)

– Hoạt động B: Nộp hồ sơ đăng ký thi và vượt qua kỳ audit (thời lượng: 6 tuần)

– Hoạt động C: Làm bài thi thử (thời lượng: 3 tuần)

Tham khảo:   Decision Making là gì? Các kỹ thuật ra quyết định nhóm hiệu quả.

Dưới đây là hình minh hoạ sơ đồ mạng lưới tiến độ:

– Total Float của hoạt động C là: LF (Late Finish: Điểm kết thúc sau) – EF (Early Finish: Điểm kết thúc trước) = 10 – 3 = 7 tuần.

– Free Float của hoạt động C là:  ES (Điểm bắt đầu trước) của hoạt động kế nhiệm – EF (Điểm kết thúc trước) = 7 tuần.

– Mặc dù Total Float và Free Float đều bằng 7 trong trường hợp này nhưng chúng vẫn có thể khác nhau khi có nhiều hơn các hoạt động trong sơ đồ. Ví dụ, nếu có thêm một hoạt động D sau hoạt động C với thời lượng là 1 tuần thì:

+ Total Float của hoạt động C là: LF (Late Finish: Điểm kết thúc sau) – EF (Early Finish: Điểm kết thúc trước) = 9 – 3 = 6 tuần.

+ Free Float của hoạt động C là:  ES (Điểm bắt đầu trước) của hoạt động kế nhiệm – EF (Điểm kết thúc trước) = 0 tuần.

:

Các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong bài thi PMP và Giải thích chuyên sâu

Float là gì và cách tính Float trong kỳ thi PMP


  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo