07. Quản Trị Chuỗi Cung Ứng (SCM)

Giảm thiểu tối đa rủi ro của chuỗi cung ứng

Chris Cameron, kiến trúc sư giải pháp tại Exton, đơn vị giải pháp chuỗi cung ứng Elemica, đã đưa ra những lời khuyên sau đây dành cho việc ngăn ngừa những sự gián đoạn của chuỗi cung ứng.

1.Xác định và đánh giá rủi ro hiện tại.

Xác định số lượng và phân loại rủi ro, sau đó xây dựng một chiến lược giảm nhẹ rủi ro. Hãy bắt đầu ngược từ khách hàng của bạn và đo lường tác động đến doanh thu mà những gián đoạn của chuỗi cung ứng đem lại. Theo dõi chúng từ chu kỳ sản xuất đến nguồn cung ứng tiềm năng hoặc các yếu tố hạn chế của logistics.

2.Xác định các lựa chọn thay thế nguồn cung cấp và phân phối.

Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đơn vị cung ứng sơ cấp và thứ cấp, hãy nắm rõ đơn vị cung ứng nào đại diện cho nguồn thay thế tốt nhất.

3.Trao quyền cho đối tác kinh doanh của bạn.

Thành lập một nền tảng hợp tác và khung giao tiếp được thiết kế để tạo điều kiện trao đổi thông tin trong quá trình cắt giảm chi phí và giảm lỗi.

4.Lựa chọn các đối tác cung ứng qua các cảng thứ cấp từ nhiều khu vực địa lý khác nhau.

Duy trì một nền tảng đa dạng của các nhà cung ứng – ngay cả khi nguyên vật liệu tương đương đang có sẵn từ những nhà cung ứng trong cùng khu vực – điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi một quốc gia trải qua sự gián đoạn.

Tham khảo:   Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Sự khác nhau SCM và Logistics

5.Hoàn toàn tham gia vào các mối quan hệ với nhà cung cấp.

Bởi vì bạn sẽ cần phải dựa vào sự giúp đỡ của họ nếu như có sự gián đoạn phát sinh, giám sát các nhà cung ứng cho bất kỳ vấn đề nào có khả năng xảy ra. Bạn cần phải hiểu rõ các yếu tố rủi ro của họ như là: thế mạnh tài chính, tuân thủ các quy định, thực tiễn quản lý rủi ro và ổn định chính trị của quốc gia.

6.Kiểm soát các quy trình logistics.

Thay vì từ bỏ dịch vụ giao hàng của nhà cung ứng, hãy làm cho hàng hóa tiến gần hơn tới gia đình nơi mà nó hợp lý về mặt kinh tế và nguồn toàn cầu nơi mà những khoản tiết kiệm được cân bằng bởi chính sách bảo hiểm của nhà cung ứng. Sở hữu cả hai quy trình giao hàng & cung ứng là yếu tố quyết định tới việc hiểu rõ rủi ro vốn có và bất cứ ai có trách nhiệm về tài chính trong việc giao hàng dựa trên điều khoản, chính sách của hợp đồng bán hàng.

7.Cùng lên kế hoạch và hợp tác về các nguy cơ gián đoạn của chuỗi cung ứng.

Tham khảo:   5 Levels phát triển trong chuỗi cung ứng

Bao gồm nhà cung ứng, đơn vị cung cấp dịch vụ logistics và khách hàng trong kế hoạch hợp tác của bạn. Hướng đến những kế hoạch rủi ro sẵn sàng để hỗ trợ lẫn nhau.

8.Xây dựng quy trình linh hoạt để có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi, giảm thiểu thiệt hại

Chia sẻ thông tin dự báo và yêu cầu với đối tác kinh doanh của bạn để gia tăng khả năng phản hồi với sự dao động về nhu cầu của khách hàng. Xây dựng văn hóa về sự linh hoạt cho công ty chứ không phải chỉ về khả năng phản ứng. Chọn lựa những công ty có thể phản hồi một cách nhanh chóng và hiệu quả để quản lý nguồn cung hoặc sự thay đổi của nhu cầu.

9.Tối ưu hóa bộ đệm hàng tồn kho và mức độ an toàn của chúng.

Hãy đảm bảo bạn có đủ hàng tồn kho để có thể tiếp tục sản xuất.

10.Chủ động.

Tăng khả năng hiển thị vào hoạt động của chuỗi cung ứng, bao gồm quản lý sự kiện – điều này cho phép theo dõi và giám sát lưu lượng dòng chảy của nguyên vật liệu ngay khi nó xảy ra. Kết hợp các phân tích để xác định các mô hình khi lên kế hoạch hành động dựa trên sự định hướng của dữ liệu sẵn có.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo