07. Quản Trị Chuỗi Cung Ứng (SCM)

Tổng Quan Về Chuỗi Cung Ứng

Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng là quá trình mà một tổ chức sản xuất 1 sản phẩm từ nguồn nguyên liệu được cung cấp bởi các công ty khác nhau và sau đó, được bán cho khách hàng. Tùy thuộc vào kích thước của tổ chức và số lượng sản phẩm được sản xuất, chuỗi cung ứng đó có thể trở nên phức tạp hay đơn giản.

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý một MẠNG LƯỚI KẾT NỐI của các doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Nó đòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm: Lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu & quá trình xử lý hàng tồn kho & sản xuất & lưu trữ, vận chuyển hàng hoá hoàn chỉnh từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ…

 

Để có cái nhìn tổng quát về Quản lý Chuỗi Cung Ứng, ta sẽ đi qua 3 vấn đề chính sau: Những liên kết khác nhau trong Chuỗi Cung Ứng, Các cấp độ trong Chuỗi Cung Ứng và Công nghệ trong Quản lý chuỗi cung ứng.

1. Những liên kết khác nhau trong Chuỗi Cung Ứng

1.1 Khách hàng (Customer)

Bắt đầu của chuỗi cung ứng chính là khách hàng. Khách hàng sẽ quyết định việc mua 1 sản phẩm và liên hệ với bộ phận Bán Hàng của công ty. Đơn đặt hàng sẽ hoàn tất với các thông tin về: Sản phầm, số lượng và ngày giao hàng.

1.2 Lên kế hoạch (Planning)

Sau khi nhận đơn hàng, bộ phận Kế Hoạch sẽ đưa ra kế hoạch sản xuất để sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Vào giai đoạn này, bộ phận Kế Hoạch sẽ biết được những nguyên vật liệu cần thiết để đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Tham khảo:   “Bỏ túi” các kỹ năng quản lý kho hàng hiệu quả cho người mới

1.3 Thu mua (Purchasing)

Nếu như nguyên vật liệu được yêu cầu, bộ phận Thu Mua được thông báo và họ sẽ gửi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp về việc giao 1 số lượng nguyện vật liệu nhất định vào ngày được yêu cầu.

1.4 Tồn kho (Inventory)

Khi nguyên vật liệu được giao bởi nhà cung cấp, chúng sẽ được kiểm tra về chất lượng và số lượng. Sau đó, sẽ được lưu trữ cho đến khi được yêu cầu bởi bộ phận Sản xuất.

1.5 Sản xuất (Production)

Nguyên vật liệu sẽ được di chuyển đến khu vực sản xuất, dựa trên kế hoạch sản xuất và bắt đầu tiến hàng sản xuất sản phẩm. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được kiểm tra & di chuyển vào nhà kho. Thời gian lưu kho sẽ phụ thuộc vào ngày giao hàng từ phía khách hàng.

1.6 Vận chuyển (Transportation)

Khi sản phẩm hoàn chỉnh được lưu trữ trong kho, bộ phận giao hàng hoặc bộ phận vận chuyển sẽ quyết định khi nào sản phẩm rời nhà kho và được giao đến tay khách hàng.

2. Các cấp độ trong Chuỗi Cung Ứng

Nhằm đảm bảo Chuỗi Cung Ứng được vận hành trơn tru và đạt được sự hài lòng của khách hàng với chi phí thấp nhất có thể, các tổ chức cần áp dụng quy trình và công nghệ vào chuỗi cung ứng của mình.

Có 3 cấp độ trong quản trị chuỗi cung ứng, trong đó, các phòng ban khác nhau của 1 tổ chức cùng nhau tập trung hỗ trợ, giúp chuỗi cung ứng được vận hành trôi chảy, bao gồm:

Chiến lược (Strategic)

– Ở cấp độ này, quản lý cấp cao sẽ quyết định kích thước và vị trí của các nhà máy, chiến lược hợp tác với các nhà cung cấp và các loại sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường.

Tham khảo:   4 BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÔNG NGHỆ CHUỖI KHỐI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHUỖI CUNG ỨNG

Chiến thuật (Tactical)

Cấp Quản lý sẽ quyết định cách vận hành chuỗi cung ứng với mức chi phí thấp nhất. Tiêu biểu là: Tạo ra kế hoạch mua hàng với nhà cung cấp và làm việc với các công ty vận tải để đạt hiệu quả tối ưu về mặt chi phí khi vận chuyển hàng hóa.

Quá trình hoạt động (Operational)

Đây là cấp độ mà các quyết định về hoạt động hàng ngày có tầm ảnh hưởng xuyên suốt đến chuỗi cung ứng sẽ được đưa ra. Ví dụ như: Nhận đơn hàng và vận chuyển hàng hoá từ kho hàng đến điểm tiêu thụ.

3. Công nghệ trong Quản lý chuỗi cung ứng

Để tối ưu hoá lợi ích từ các quá trình & quy trình trong quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ, ví dụ:

– Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP-Enterprise Resource Planning): Hệ thống này giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động của mình bằng việc: thống nhất dữ liệu của tất cả các bộ phận phòng ban trên 1 cơ sở dữ liệu chung nhất, giúp giảm thiểu thời gian và đảm bảo 1 luồng thông tin được sử dụng xuyên suốt cả doanh nghiệp.

– Theo dõi và vận chuyển hàng hóa dựa trên ứng dụng tin học (Computerized Shipping & Tracking): Sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại và các phần mềm điện toán cơ bản IP giúp doanh nghiệp (DHL, FedEx,..) đơn giản hoá chuỗi cung ứng, giảm thiểu thời gian và các lỗi xảy ra trong quá trình vận chuyển.

– Kỹ thuật nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (RFID – Radio Frequency Identification):
Con chip RFID sẽ được gắn lên trên mỗi sản phẩm và cho phép doanh nghiệp dễ dàng theo dõi hàng tồn kho, kiểm soát tối đa và cải thiện tầm nhìn lên các sản phẩm của mình.
Việc này còn giúp loại trừ khả năng lỗi, đơn giản hoá chuỗi cung ứng và giảm chi phí vận hành.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo