07. Quản Trị Chuỗi Cung Ứng (SCM)

Những lý do quản lý chuỗi cung ứng quan trọng với doanh nghiệp

Quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến nhiều quy trình và doanh nghiệp khác, tuy nhiên, đây là 6 lý do cho thấy rõ nét tầm quan trọng của nó:

1/ Sự kết nối

Tăng kết nối giữa các phòng ban

Tất cả các bên từ nhà sản xuất, nhà cung cấp, kho dự trữ đến người tiêu dùng đều là những tác nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng. Chúng được kết nối và trao đổi liên tục để tạo ra sản phẩm cuối cùng trước khi đến đích. Ngoài ra, các vấn đề phát triển, mở rộng hợp tác, tăng thị phần… cũng được giải quyết bởi quản lý chuỗi cung ứng.

2/ Tích hợp và hợp tác

Sự ảnh hưởng qua lại giữa các khâu liên quan trong chuỗi cung ứng

Được xem là huyết mạch đáp ứng các nhu cầu của xã hội, chuỗi cung ứng cần phải hiệu quả từ khâu tiếp cận, tích hợp thông tin đến xử lý vấn đề. Nếu không có quá trình nghiên cứu và hợp tác với các bên liên quan, chuỗi cung ứng sẽ kém hiệu quả và ngày càng đi vào ngõ cụt. Vì vậy, dù là hoạt động trên các khu vực địa lý khác nhau, giữa các đội nhóm/phòng ban trong doanh nghiệp cũng cần giao tiếp và chia sẻ thường xuyên để nắm bắt tình hình hiện tại của mỗi bên. Điều này cũng tạo điều kiện cho khâu hậu cần quản lý bao quát mọi hành động trong chuỗi cung ứng tại quá trình phân phối hàng tồn kho đến các đơn vị.

Tham khảo:   Lợi ích của việc sử dụng IoT cho chuỗi cung ứng

3/ Hỗ trợ kinh doanh

Có nguồn cung cấp nguyên liệu và hàng hóa đều đặn sẽ nâng cao triển vọng kinh doanh và tính bền vững của doanh nghiệp. Đồng thời, cung cấp đúng sản phẩm với đúng số lượng một cách kịp thời sẽ đáp ứng yêu cầu của cả nhà sản xuất và nhà phân phối. Tương tự như thế, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng bận rộn và dịch bệnh bùng phát mạnh, họ cũng muốn hàng hóa được giao đến tận nhà trong thời gian sớm nhất. Nếu doanh nghiệp phân bổ hiệu quả và cải thiện dịch vụ giao hàng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh tốt hơn mỗi ngày.

4/ Chuyển động liền mạch

Nhằm tối thiểu rủi ro quản lý vấn đề tiềm ẩn trong kinh doanh do thiếu hụt năng lực quản lý rủi ro, quản lý chuỗi cung ứng sẽ đảm nhận điều hành mọi hoạt động logistic trong doanh nghiệp, đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ, chuyển động liền mạch và hợp lý hóa dòng chảy từ hàng hóa đến các vấn đề bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai…

5/ Giảm chi phí hoạt động

Không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm, doanh nghiệp còn phải tối thiểu chi tiêu tại các điểm không liên quan để tối đa ROI. Nói cách khác, cải thiện năng suất trong chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động tổng thể. Điều này cho phép công ty tối ưu chi phí mua hàng bằng cách đẩy nhanh việc vận chuyển đúng số lượng tồn kho vào thời điểm thích hợp nhằm giảm bớt chi phí hàng tồn kho.

Tham khảo:   5 Bước Tiếp Cận và Xây Dựng Chiến Lược Chuỗi Cung Ứng

Hơn nữa, chi phí chuỗi cung ứng còn liên quan mật thiết đến nhà cung cấp nguyên vật liệu. Nếu nhà cung cấp giao hàng chậm trễ sẽ khiến quy trình sản xuất trì trệ và lãng phí tài nguyên quý giá. Do đó, các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần giảm thiểu vấn đề chậm trễ từ nhà cung cấp bằng cách hợp tác với nhiều bên khác nhau hoặc thương lượng chính sách phù hợp.

6/ Cải thiện chất lượng quy trình

Văn hóa làm việc hiệu suất, áp dụng quy trình tiên tiến, hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian xử lý vấn đề, lưu trữ hóa đơn, lấy hàng… đồng thời giảm thiểu đáng kể các sai sót không cần thiết trong chuỗi cung ứng. Nhờ đó, chất lượng làm việc sẽ tăng lên, cải thiện lợi nhuận đáng kể.

Qua bài viết, có thể thấy quản lý chuỗi cung ứng là hoạt động không thể thiếu để đạt mục tiêu trong kinh doanh. Không dừng lại ở đó, nó còn giúp tạo cơ hội cho nhân viên tại các bộ phận khác nhau cộng tác và đưa ra các quyết định hợp lý hơn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo