03. Quản Trị Kho Hàng, 07. Quản Trị Chuỗi Cung Ứng (SCM)

Tổng hợp những điểm cần tránh để quản lý kho hiệu quả

1. Hàng tồn kho bị dư thừa quá mức

Để có thể quản lý kho hiệu quả, việc đầu tiên các doanh nghiệp cần phải lưu ý là phải đảm bảo lượng hàng tồn kho thấp nhất có thể. Bởi nếu lượng hàng tồn kho quá lớn thì sẽ chiếm mất không gian và sức chứa của kho.

 

Ngoài ra, hàng hóa tồn kho còn dẫn đến việc trì hoãn quy trình bao gồm: bốc dỡ hàng hóa, quy trình kiểm toán hàng hóa tồn kho.

2. Chưa thực sự tập trung tối đa cho việc đào tạo nhân viên

Đối với bất cứ một công việc nào, việc đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì một công việc muốn có hiệu quả tốt sẽ phải được thực hiện bởi những người có kỹ năng chuyên môn giỏi. Và quản lý kho hiệu quả cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Khi doanh nghiệp chú trọng đến việc đào tạo nhân viên, kết quả nhận được sẽ là hiệu quả và năng suất công việc tốt hơn, nhờ đó mà doanh thu cũng tăng lên.

3. Chưa tối ưu về không gian và cấu trúc kho

Tại sao phải phải tối ưu không gian và cấu trúc kho để quản lý kho hiệu quả? Bởi vì nó giúp cải thiện năng suất và hiệu quả, giúp giảm thiểu tối đa thời gian xuất nhập hàng hóa.

 

Do đó, hãy lên kế hoạch xem xét thật kỹ về đặc tính hàng hóa cần dự trữ và cách thực di chuyển khi xuất, nhập kho để bố trí nhà kho cho hợp lý nhất.

4. Không lên kế hoạch cụ thể

Nếu muốn quản lý kho hàng hiệu quả, bạn không thể nào không lên kế hoạch cụ thể được. Một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn có được cái nhìn bao quát và dễ dàng trong việc sử dụng hàng tồn kho mà không bị ứ đọng quá nhiều.

Tham khảo:   Giải pháp Nhà kho thông minh

5. Thiếu tính an toàn trong quản lý kho/ bãi

Bạn biết không, bất cứ một tai nạn nào xảy ra sẽ gây tổn thất về mặt thời gian, tiền bạc và cả tinh thần làm việc của nhân viên. Và quan trọng hơn hết là con người sẽ luôn làm việc tốt hơn trong một môi trường mà họ cảm thấy an toàn và được quan tâm đến lợi ích của họ.

 

Chính vì những lý do đó, doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong kho/ bãi. Đồng thời, tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, cách sử dụng các trang thiết bị,…

6. Không chú trọng đến việc vệ sinh nhà kho

Có thể nhiều doanh nghiệp không nắm được rằng việc đảm bảo vệ sinh cho kho/ bãi là một trong các mấu chốt quan trọng để quản lý kho hiệu quả. Khi kho chứa hàng không được sắp xếp gọn gàng sẽ khiến việc tìm kiếm sản phẩm trở nên khó khăn hơn và làm thu hẹp không gian chứa hàng.

Ngoài ra, nếu vệ sinh kho chứa hàng không được đảm bảo. Sẽ khiến hàng hóa dễ bị hư hỏng, đặc biệt là đối với các kho hàng chứa thực phẩm, kho chứa hàng nông sản,…

7. Lỗi tự động hóa

Nếu doanh nghiệp đầu tư vào việc mua phần cứng và phần mềm tự động. Sẽ giảm thiểu chi phí hơn so với với sửa chữa các lỗi của hệ thống vận hành. Đầu tư vào các giải pháp thu thập dữ liệu và ghi nhãn hiện đại giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả và độ chính xác.

 

Tham khảo:   Quản lý hàng tồn kho với 3 bài học thành công

8. Quên mất hàng trữ kho đang chế tạo

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp một số quản lý dành khoảng 2 tuần vào cuối tháng để đẩy đơn đặt hàng của khách hàng và bỏ bê tiến độ sản xuất các bán thành phẩm (WIP). Điều này dẫn đến việc vào đầu tháng kế tiếp, các đơn hàng sẽ bị bỏ lỡ vì chưa có sản phẩm hoàn chỉnh. Hoặc các sản phẩm được hoàn thiện vội vàng, không chỉnh chu. Dẫn đến những thiếu sót không đáng có. Vì vậy, hãy thực hiện các nhiệm vụ trong tháng theo thứ tự ưu tiên để cân bằng chu trình làm việc.

9. Không đo lường hiệu quả công việc

Không chỉ đối với việc quản lý kho hiệu quả. Mà đối với bất cứ một công việc nào, nếu doanh nghiệp không thực hiện đo lường hiệu quả làm việc thì năng suất cũng sẽ không được cải thiện.

 

Trong quá trình làm việc, doanh nghiệp phải đưa ra những yếu tố được quan tâm và cần chú trọng nhất khi làm việc. Cuối cùng, đánh giá chúng qua KPIs, điều này sẽ góp phần giúp cho năng suất của công việc được cải thiện hơn nhiều.

10. Nhãn mác, nguồn gốc hàng hóa không đảm bảo

Mặc dù các hàng hóa trước khi được xuất, nhập vào kho đều phải có C/O (giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc). Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không thực sự chú trọng vào việc phân loại về nguồn gốc và nhãn mác hàng hóa. Tốc độ bốc xếp hàng hóa sẽ tăng cao nếu tất cả hàng hóa được phân loại, dán nhãn mác rõ ràng.

Để quy trình cung ứng hàng hóa trở nên chuyên nghiệp và bài bản. Tất nhiên, sẽ không dừng lại ở việc quản lý kho hàng sao cho hiệu quả. Vì còn bao gồm cả quy trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.

Tham khảo:   Giảm thiểu tối đa rủi ro của chuỗi cung ứng

Tuy nhiên, trước tiên điều mà các doanh nghiệp cần chú trọng là tránh gặp phải những lỗi khi quản lý kho đã được đề cập ở trên. Nếu bạn muốn tìm kiếm một dịch vụ cung cấp kho, bãi và quản lý kho hiệu quả. Hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo