20. Kinh tế học

Hàng tiêu dùng (Consumer Goods) là gì? Hàng tiêu dùng trong Marketing

Hình minh họa. Nguồn: translatemedia.com

Hàng tiêu dùng

Khái niệm

Hàng tiêu dùng trong tiếng Anh là Consumer Goods.

Hàng tiêu dùng là sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng bình thường, còn gọi là hàng hóa cuối cùng. Hàng tiêu dùng là kết quả cuối cùng đạt được của hoạt động sản xuất và chế tạo, và là những gì được bầy bán trên các kệ hàng.

Các ví dụ về hàng tiêu dùng bao gồm quần áo, thực phẩm và trang sức. Nguyên liệu thô hoặc cơ bản, ví dụ như đồng không được coi là hàng tiêu dùng vì chúng phải được chuyển đổi trước khi trở thành các sản phẩm có thể sử dụng.

Bản chất hàng tiêu dùng

Hàng tiêu dùng là hàng hóa được bán cho người tiêu dùng để sử dụng trong gia đình, trường học hoặc cho mục đích giải trí hoặc cá nhân. Có ba loại hàng tiêu dùng chính: hàng tiêu dùng lâu bền, hàng tiêu dùng không bền và dịch vụ.

Hàng tiêu dùng lâu bền là hàng hóa có tuổi thọ cao (ví dụ: hơn ba năm) và được sử dụng lâu, ví dụ xe đạp và tủ lạnh. Hàng tiêu dùng không bền được sử dụng dưới ba năm và có tuổi thọ ngắn, ví dụ thực phẩm và đồ uống. Ví dụ về dịch vụ bao gồm sửa chữa và cắt tóc.

Tham khảo:   Hội Cảng – Đường thủy – Thềm lục địa Việt Nam là gì?

Các doanh nghiệp kết hợp sử dụng tư liệu sản xuất (như máy móc thiết bị), lao động từ công nhân và nguyên liệu thô (như đất và kim loại cơ bản) để sản xuất hàng tiêu dùng bán cho khách hàng.

Hàng tiêu dùng trong Marketing

Từ quan điểm Marketing, hàng tiêu dùng có thể được chia thành 4 loại dựa trên mô hình mua hàng của người tiêu dùng: hàng hóa sử dụng thường ngày, hàng hóa mua có lựa chọn, hàng tiêu dùng đặc biệt và hàng hóa theo nhu cầu thụ động.

Hàng hóa sử dụng thường ngày là những mặt hàng được tiêu thụ thường xuyên và có sẵn để mua, chủ yếu được bán bởi các nhà bán buôn và bán lẻ, gồm các mặt hàng như sữa và thuốc lá. 

Hàng hóa mua có lựa chọn là những mặt hàng mà việc mua sắm đòi hỏi nhiều suy nghĩ và lập kế hoạch hơn so với hàng hóa tiện dụng, chúng đắt hơn, có độ bền và tuổi thọ dài hơn, ví dụ đồ nội thất và tivi.

Hàng tiêu dùng đặc biệt là hàng hiếm và thường được coi là xa xỉ. Việc mua hàng tiêu dùng đặc biệt dành riêng cho các khách hàng cao cấp có đủ năng lực tài chính. Những nỗ lực Marketing mặt hàng này hướng đến thị trường ngách, thường là tới tầng lớp thượng lưu. Loại hàng bao gồm lông thú và đồ trang sức quí.

Tham khảo:   Xu hướng tiêu dùng cận biên (Marginal Propensity to Consume - MPC) là gì?

Hàng hóa theo nhu cầu thụ động thường có sẵn nhưng chỉ được mua bởi một vài thành viên trên thị trường. Những mặt hàng này thường không được mua nhiều lần, chúng phục vụ các nhu cầu cụ thể, chẳng hạn như bảo hiểm nhân thọ.

Đặc biệt: Nhóm hàng tiêu dùng nhanh

Một trong những nhóm hàng tiêu dùng lớn nhất là nhóm hàng tiêu dùng nhanh. 

Phân khúc này bao gồm các hàng hóa không bền như thực phẩm và đồ uống, được chuyển dịch nhanh chóng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhà bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng. Các công ty và nhà bán lẻ thích phân khúc mặt hàng này vì chúng bán chạy và có thời gian lưu trữ thấp.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo