20. Kinh tế học

Hàng tiêu dùng lâu bền (Durables) là gì? Ví dụ về các hãng sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền

Hình minh họa. Nguồn: bsmedia.business-standard.com

Hàng tiêu dùng lâu bền

Khái niệm

Hàng tiêu dùng lâu bền trong tiếng Anh là Durables, hoặc Durable goods.

Hàng tiêu dùng lâu bền là một loại hàng tiêu dùng mà không cần phải mua sắm thường xuyên và được sử dụng nhiều lần, như đồ gia dụng và thiết bị văn phòng, thiết bị đồ điện tử, đồ thể thao, thiết bị chụp ảnh, trang sức, xe cơ giới và phụ tùng, tua-bin và chất bán dẫn. 

Hàng tiêu dùng lâu bền thường có thể được sử dụng trong ít nhất ba năm.

Bản chất của hàng tiêu dùng lâu bền

Hàng hóa lâu bền được gọi như vậy vì chúng có thể giữ giá trị trong một thời gian tương đối dài. Trái ngược với hàng tiêu dùng lâu bền là hàng tiêu dùng không bến, ví dụ như sữa. Sữa được coi là hàng tiêu dùng không bền vì nó có thời hạn sử dụng ngắn và giá trị kinh tế bị tiêu thụ hết ngay sau khi sản xuất hoặc được mua. 

Một cá nhân có thể bảo tồn sự giàu có của mình bằng cách dành phần lớn thu nhập của mình cho hàng tiêu dùng lâu bền hoặc các khoản đầu tư vốn, do chúng là những hàng hóa giữ được giá trị kinh tế trong thời gian dài. 

Tham khảo:   Thị trường tài chính (Financial Market) là gì?

Các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và nhà kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ các khoản chi và các đơn đặt hàng mới cho hàng tiêu dùng lâu bền như một dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trong quí đầu tiên của , chi tiêu cho các mặt hàng lâu bền chiếm 7,3% GDP của Mỹ. Một trong những động lực tăng trưởng chính của lĩnh vực này là thiết bị giao thông vận tải, như xe cơ giới và máy bay phản lực thương mại. 

Các đơn đặt hàng thiết bị giao thông vận tải và thiết bị quốc phòng thường được loại bỏ khỏi các số liệu kinh tế hàng đầu do tính biến động lớn. Máy tính và các sản phẩm điện tử cũng là động lực tăng trưởng chính trong lĩnh vực hàng tiêu dùng lâu bền trong những năm gần đây.

Ví dụ về các hãng sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền

Một số nhà sản xuất hàng tiêu dùng lâu bền có cổ phiếu được giao dịch công khai lớn nhất theo vốn hóa thị trường gồm Kimberly-Clark Corporation, ABB, Johnson Controls, Clorox Company, Mohawk Industries và Whirlpool Corporation. 

Tham khảo:   Tiền hẹp (Narrow Money) là gì? Tiền hẹp và cung tiền

Các công ty này được chia thành các phân ngành phụ của container / bao bì, sản phẩm điện, sản phẩm công nghiệp đặc chế, hóa chất đặc biệt, đồ nội thất gia đình và thiết bị điện tử hoặc thiết bị tiêu dùng. Nhìn chung, ngành công nghiệp hàng tiêu dùng lâu bền được coi là một động lực cho tăng trưởng trong tương lai.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo