26. Bất động sản

Hệ thống quản lí đất đai (Land Management System) là gì? Cấu trúc và vai trò

Hệ thống quản lí đất đai

Hệ thống quản lí đất đai trong tiếng Anh là Land Management System.

Hệ thống quản lí đất đai là một hệ thống cho việc xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất, giá trị đất, sử dụng đất và các tài liệu khác liên quan đến đất, là một công cụ không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường lành mạnh và thông thoáng cũng như để quản lí bền vững tài nguyên đất. Hệ thống quản lí đất đai bao gồm những đối tượng, đơn vị cơ bản khác nhau, nhưng thửa đất vẫn là đối tượng cơ bản nhất, phổ biến nhất. 

Ở các nước phát triển việc đăng kí nhà, đất theo một hệ thống thống nhất, giấy chứng nhận (Land Title) là một số duy nhất theo thửa đất chung cho cả nhà và đất, không loại trừ việc cho phép đăng kí nhà, một phần của toà nhà cùng những cấu trúc trên mặt đất hoặc dưới mặt đất gắn liền với thửa đất. Vì vậy từ lúc này tài liệu khi đề cập đến khái niệm hệ thống quản lí đất đai đã bao hàm cả quản lí đất đai và bất động sản.

Cấu trúc của hệ thống quản lí đất đai

1. Đăng kí đất đai (Land Registration) là một thành phần cơ bản quan trọng nhất của hệ thống quản lí đất đai, đó là quá trình xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất đai, bất động sản sự đảm bảo và những thông tin về quyền sở hữu đất.

Tham khảo:   Chi phí đầu tư vào đất còn lại (Remaining Land Investment Costs) là gì?

Chức năng của đăng kí đất đai là cung cấp những căn cứ chuẩn xác và an toàn cho việc thu hồi, chấp thuận và từ chối các quyền về đất.

2. Địa chính (Cadastre) là một dạng của hệ thống thông tin đất đai. Mục tiêu của nó đặc biệt hướng về sở hữu, giá trị và sử dụng của thửa đất cũng như đăng kí đất, địa chính bao gồm những hồ sơ về đất dựa trên cơ sở các thửa đất mà quyền sở hữu được xác lập, đó là diện tích đất xác định bởi quyền sở hữu hoặc là diện tích đất chịu thuế, nó không chỉ liên quan đến chủ sở hữu mà còn đối với người địa chính không chỉ hỗ trợ cho quyền về bất động sản mà còn thuế đất và hồ sơ về sử dụng đất. 

Địa chính là hệ thống thông tin gồm hai thành phần cơ bản đó là những sêri bản đồ chỉ rõ kích thước và vị trí của toàn bộ các thửa đất và những hồ sơ mô tả về đất, cái phân biệt với đăng kí đất đai mà đặc trưng là sự liên quan đến quyền sở hữu.

3. Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System): Khác với địa chính pháp lí, tài chính hoặc địa chính đa mục đích LIS không nhất thiết phải căn cứ vào thửa đất, hệ thống thông tin đất đai có thể liên quan đến điều tra tài nguyên rừng, thổ nhưỡng hoặc địa chất và có thể bao gồm những dạng khác nhau của dữ liệu. 

Tham khảo:   Khu kho tàng của đô thị là gì? Các loại hình kho tàng

Các dữ liệu liên quan đến địa chính bao gồm: Dữ liệu đo đạc (toạ độ, bản đồ) địa chỉ của bất động sản, sử dụng đất, thông tin bất động sản, cấu trúc của toà nhà, căn hộ, dân số, thuế đất, giá đất. Dữ liệu địa chính không chỉ phục vụ cho việc quản lí đất đai, thị trường bất động sản mà còn hỗ trợ cho việc quản lí các lĩnh vực khác của nền kinh tế như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ công cộng.

Chức năng của hệ thống quản lí đất đai

– Đảm bảo quyền sở hữu và an toàn quyền hưởng dụng.

– Hỗ trợ cho thuê đất và bất động sản.

– Đảm bảo an toàn tín dụng.

– Phát triển và giám sát thị trường bất động sản.

– Bảo vệ đất Nhà nước.

– Giảm thiểu tranh chấp đất đai.

– Thuận lợi cho quá trình đổi mới hệ thống quản lí đất đai.

– Tăng cường qui hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng.

– Hỗ trợ quản lí môi trường: Phát hành các tài liệu thống kê, đất đai phục vụ các mục tiêu, kinh tế xã hội.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường bất động sản – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tham khảo:   Siêu đô thị (Megacity) là gì? Tầm quan trọng của siêu đô thị

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo