20. Kinh tế học

Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (Vietnam Association of Manpower Supply – VAMAS) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: vamas.com.vn)

Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam

Khái niệm

Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam trong tiếng Anh gọi là: Vietnam Association of Manpower Supply – VAMAS.

Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp của:

Các doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động, các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được giao nhiệm vụ xuất khẩu lao động theo qui định của pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp);

Và một số tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu lao động của Việt Nam tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Quyền hạn

1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội.

2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo qui định của pháp luật.

Tham khảo:   Người tị nạn vì kinh tế (Economic Refugee) là gì? Đặc điểm và các ý kiến trái chiều

4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo qui định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

5. Tham gia ý kiến vào các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động theo qui định của pháp luật. 

Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo qui định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật.

6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.

7. Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo qui định của pháp luật.

8. Được gây quĩ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động theo qui định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

Tham khảo:   Xác suất có điều kiện (Conditional Probability) là gì? Đặc điểm và công thức tính

9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao (nếu có).

10. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và kí kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo qui định của pháp luật và báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và cơ quan quản lí nhà nước có liên quan về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, kí kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế. 

(Tài liệu tham khảo: Điều lệ Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo