28. Quản Trị Marketing

Học thuyết của Freud (Freud’s psychoanalytic theory) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: online.husson)

Học thuyết của Freud 

Khái niệm

Học thuyết của Freud hay thuyết phân tâm học trong tiếng Anh gọi là: Freud’s psychoanalytic theory/ Freud’s motivation theory.

Theo Freud, đời sống tâm lí của cá nhân (ý thức) được chia làm ba bộ phận: ý thức, tiền ý thức và vô thức.

Ý thức là hình thức tối cao của trạng thái tâm lí của con người, là đặc trưng cả hình thức tư duy logic và là tư duy có định hướng. Khi con người ý thức được cái mình muốn, hành vi của họ luôn có chủ đích và được gọi là “nhu cầu mua chủ động”.

Tiền ý thức là bộ phận của ý thức, nhưng quan hệ với tình huống trực tiếp bị gián đoạn, nên trong nhiều tình huống con người không ý thức được. 

Tiền ý thức có thể dễ dàng chuyển thành ý thức thông qua sự liên hệ, tác động của các kích thích với nhu cầu. Ở dạng tiền ý thức, con người thường không nhận biết được nhu cầu của mình, nhưng nếu được kích thích, nhu cầu sẽ được cảm nhận.

Vô thức bao hàm những quá trình của đời sống tinh thần, được đặc trưng bởi cảm xúc, dục vọng và bản năng, mang tính phi logic, tính biểu tượng và các thành tố có tính tưởng tượng của ý nghĩ. Mỗi nhu cầu thường có một giai đoạn nguyên thủy của vô thức.

Tham khảo:   Flywheel Là Gì? Phát Triển Mô Hình Flywheel Trong Marketing

Ý nghĩa của giả thuyết trong Marketing

Những giả thuyết của học thuyết Freud giúp marketing khai thác các yếu tố tâm lí có thể biến nhu cầu thành động cơ thúc đẩy con người hành động.

Con người phần lớn không thực sự biết được những lực lượng tâm lí đang định hình hành vi của họ.

Con người luôn tồn tại nhiều loại nhu cầu. Nó thúc ép con người thỏa mãn. Những thúc ép này không bao giờ biến mất hoàn toàn và bị kiểm soát hoàn toàn. Điều quan trọng nhất để sản phẩm có thể lôi kéo, thu hút và giữ được khách hàng là phải luôn biết thức tỉnh (khêu gợi) và duy trì những ham muốn đó.

Động cơ quyết định hành vi mua của khách hàng không chỉ là tập hợp các lợi ích vật chất và tinh thần họ biểu lộ ra bên ngoài mà còn bao hàm cả những nhu cầu tiềm ẩn trong mỗi con người (nhu cầu không được nói ra). 

Nếu nhìn nhận một cách sâu xa còn có thể thấy rằng, khi xem xét lựa chọn hàng hóa, khách hàng không chỉ quan tâm đến tính năng, công dụng của sản phẩm, mà cả những gì gợi nên những cảm xúc mang tính biểu tượng của họ. 

Tham khảo:   Data Storytelling Là Gì? Trực Quan Hoá Dữ Liệu Một Cách Hấp Dẫn 

Chúng đều  có sức thúc đẩy hoặc ngăn cản việc mua sắm, Học thuyết S. Freud còn giải thích những hành vi của con người (thích hoặc sợ hãi) bất bình thường, phi logic. Chẳng hạn, nhiều người nội trợ cho rằng việc họ dùng những sản phẩm chế biến rất tiện lợi là chứng tỏ họ lười biếng và vụng về. 

Học thuyết động cơ của S. Freud càng chứng tỏ quan niệm sản phẩm của marketing là hoàn chỉnh.

(Tài liệu tham khảo: Marketing căn bản, GS.TS. Trần Minh Đạo, , NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo