Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết cách tính tổng các giá trị trong Excel bằng hàm SUM. Tuy nhiên, nếu muốn tính tổng có điều kiện thì làm thế nào? Bài viết này, Masterskills sẽ giới thiệu tới bạn hàm Sumifs – một hàm rất hữu ích để tính tổng nhiều điều kiện. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng hàm Sumifs thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Trong Excel, hàm Sumifs dùng để làm gì?
Giống như tên gọi, hàm Sumifs trong Excel là sự kết hợp của hàm SUM và hàm IFS. Do vậy, hàm Sumifs sẽ tích hợp 2 chức năng là tính tổng của hàm SUM và áp dụng cùng lúc nhiều điều kiện cho dữ liệu của hàm IFS. Như vậy, hàng Sumifs là hàm tính tổng nhiều điều kiện trong Excel.
Lợi ích của việc dùng hàm Sumifs
Hàm Sumifs cho phép mở rộng chức năng của hàm SUM. Thay vì chỉ sử dụng để tính tổng trong một phạm vi nhất định thì Sumifs sẽ tính tổng được tất cả các ô thỏa mãn điều kiện bạn đưa vào tham số criteria.
Sử dụng hàm Sumifs sẽ mang lại tiện lợi, giúp bạn tiết kiệm thời gian nếu muốn tính tổng doanh thu của công ty, doanh số của nhân viên trong khoảng thời gian nào đó, hoặc tổng lương theo điều kiện nhất định.
Hàm Sumifs ứng dụng hiệu quả để tính toán doanh thu, doanh số của nhân viên (Nguồn: Internet)
Công thức hàm Sumifs trong Excel
Hàm Sumifs sẽ phức tạp hơn so với hàm Sumif. Công thức hàm Sumifs có dạng sau:
=Sumifs (sum_range,criteria_range1,criteria1,criteria_range2,criteria2,…)
:
Ví dụ cụ thể về cách dùng hàm Sumifs để tính tổng nhiều điều kiện
Ví dụ 1: Hàm Sumifs cơ bản
Giả sử bạn có một bảng Excel tổng hợp những lô hàng hoa quả với nhiều nhà cung ứng khác nhau. Nhiệm vụ của bạn sẽ là tính tổng số lượng mặt hàng của một nhà cung cấp xác định. Cụ thể là số lượng táo được Phát cung cấp. Hãy sử dụng hàm Sumifs trong Excel để tính.
Ví dụ hàm Sumifs cơ bản (Nguồn: Internet)
Cách làm:
Xác định các tham số
Như vậy, công thức hàm Sumifs sẽ có dạng:
= Sumifs(C2:C9,A2:A9,”Táo”,B2:B9,”Phát”)
Trong bảng tính, chỉ có ô C4 và C9 là đáp ứng điều kiện “số lượng Táo được Phát cung cấp”. Do vậy, kết quả sẽ là tổng của ô C4 và C9.
Công thức hàm Sumif tính số lượng táo được Phát cung cấp (Nguồn: Internet)
Để công thức đơn giản hơn, bạn có thể viết criteria1 bằng F1, criteria2 bằng F2. Lúc này, hàm Sumifs được viết như sau:
=Sumifs (C2:C9, A2:A9, F1, B2:B9, F2)
Ví dụ 2: Hàm Sumifs với toán tử so sánh
Cũng với ví dụ trên, lần này bạn có nhiệm vụ tính tổng số lượng hoa quả mà Mai cung cấp, điều kiện lô hàng phải chứa từ 200 sản phẩm trở lên.
Cách làm:
Hàm Sumifs với toán tử so sánh (Nguồn: Internet)
hàm Sumifs
Tương tự, nếu bạn cần tính tổng giá trị trong phạm vi C2:C9 với điều kiện nằm trong khoảng 100 và 250 thì sẽ sử dụng “lớn hơn hoặc bằng” (>=) hoặc nhỏ hơn hoặc bằng (<=):
=Sumifs (C2:C9,C2:C9,“>=100”,C2:C9,“<=150”)
Lưu ý: Các biểu thức so sánh cần được đặt trong dấu ngoặc kép (“”)
Những lỗi thông thường hay mắc phải khi dùng hàm Sumifs
Lỗi #VALUE!:
Lỗi #VALUE! trong hàm Sumifs (Nguồn: Internet)
Lỗi chuỗi tiêu thức có nhiều hơn 255 ký tự
Đối số criteria_range không nhất quán với sum_range
Khi dùng hàm tính tổng nhiều điều kiện cần lưu ý những gì?
:
Những lưu ý khi sử dụng hàm Sumifs (Nguồn: Internet)
Như vậy, việc sử dụng hàm Sumifs trong Excel để tính tổng nhiều điều kiện sẽ giúp bạn tổng hợp, xử lý dữ liệu một cách logic hơn. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu và sử dụng được hàm Sumifs một cách hiệu quả nhất. Để khám phá nhiều hơn về các hàm trong Excel, hãy theo dõi các bài viết được cập nhật mỗi ngày trên website của Masterskillsnhé.