35. Lãnh đạo nữ

Khi vợ tôi là sếp

Ứng xử ra sao khi vợ tôi làm sếp?
Người ta vẫn nói: “Các cặp đôi tốt nhất đừng làm việc chung” vì sẽ dễ gặp phải hệ luỵ ngoài ý muốn, ảnh hưởng xấu lên tâm trạng, thậm chí còn làm gãy đổ mối quan hệ. Người yêu hay vợ chồng làm việc cùng công ty thôi đã nhiều rắc rối, vậy khi người vợ trở thành sếp trực tiếp của chồng thì sao?

Trường hợp vợ hoặc chồng là cấp trên của nhau hiện không chiếm tỷ lệ quá cao, tuy nhiên đây vẫn là tình huống có thật nơi công sở, tạo ra không ít chuyện bi hài đáng suy ngẫm. Có người đã để lại bình luận khi thảo luận trên diễn đàn về chủ đề này rằng: “Bỏ việc ngay đi, trước khi bạn phải bỏ vợ ”. Có lẽ hơi bi quan, nhưng cũng có thể họ đang thật lòng đưa ra lời cảnh báo không hề vô căn cứ. Vậy quyết định của các quý ông là gì? Bạn sẽ nhanh chân tháo chạy khỏi “thảm cảnh” được báo trước vậy không?

Trong khi chờ lắng nghe quan điểm của bạn, Masterskills.vn muốn chia sẻ một vài nhận định về cách ứng xử khi vợ là sếp. Cùng nhau nhìn trực diện vấn đề và tìm ra bí quyết vượt “khủng hoảng” bạn nhé!

Khi vợ tôi là sếp

6 QUY TẮC LÀM VIỆC HIỆU QUẢ CÙNG SẾP-VỢ

Điều đầu tiên và quan trọng nhất phải nhấn mạnh chính là: Đừng vội vàng và không được chủ quan khi đưa ra quyết định về tương lai khi phát hiện “vợ tôi là sếp”. Chuyện này khó làm nhưng không có nghĩa là bất khả thi. Có nhiều cặp vợ chồng làm chung bộ phận hoặc cùng nhau mở công ty đã “sống sót” qua thử thách và kể lại câu chuyện của họ. Trong phạm vi bài viết này, Masterskills.vn liệt kê 6 quy tắc phải tuân thủ nếu bạn muốn đảm nhiệm thành công vai trò của một nhân viên có vợ làm cấp trên trực tiếp.

#1. Không can thiệp công việc của vợ. Làm cùng bộ phận, bạn có điều kiện thuận lợi để biết hầu hết mọi thông tin và sự kiện diễn ra trong công việc của vợ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa bạn được phép can thiệp hay tác động đến các quyết định của vợ. Vợ bạn nắm quyền đưa ra quyết định cuối cùng cho những việc cô ấy phụ trách. Nếu có vấn đề phát sinh từ quyết định đó, cô ấy có trách nhiệm giải quyết. Đừng vì quá lo lắng mà tuỳ tiện cho ý kiến, phát biểu thay hay làm dùm phần việc của sếp, chỉ vì sếp là vợ của bạn. Kết quả cuối cũng sẽ là rất nhiều điều tiếng đổ ập vào hai bạn. Các thành viên trong nhóm không còn nể phục sếp nữa, họ cho rằng vợ bạn thiên vị, thiếu công tâm, hoặc kém năng lực…  Trong khi đó, bạn sẽ bị ác cảm vì hành động “cậy thế lạm quyền” hoặc bị đánh giá làm việc không chuyên nghiệp. Chỉ nên giúp vợ sửa sai khi được yêu cầu, mọi thứ không phải là việc của bạn cho đến khi cô ấy chính thức xác định. Vợ của bạn có quyền nhận lấy bài học riêng từ sai lầm của chính cô ấy.

Tham khảo:   Vai trò lãnh đạo cho những người phụ nữ hiện đại

#2. Tôn trọng thẩm quyền của vợ. Trong lúc làm việc cùng nhau, đừng có bất cứ hành động gì làm suy yếu hoặc hạ thấp quyền hạn của sếp-vợ. Nếu cô ấy phân công bạn làm việc, trách nhiệm của bạn là thi hành. Nếu vợ nói hoặc làm điều gì đó sai (có thể gây tổn hại đến công ty hoặc hôn nhân của bạn), bạn có thể khéo léo góp ý hoặc nhắc nhở nhưng hãy để cô ấy quyết định việc sẽ làm. Những khi không làm việc, nếu muốn thảo luận chủ đề nào đó liên quan đến công việc, hãy giữ cho mọi bình luận trong giới hạn của cấp dưới và cấp trên.

Khi vợ tôi là sếp

#3. Đây là công việc, không phải chuyện cá nhân. Không có chỗ cho sự tự ái hay bất kỳ cuộc chiến tranh nào vì vấn đề cá nhân. Các bạn là những người lớn văn minh, nếu gặp bất đồng trong cách triển khai công việc, hãy cứ ngồi lại với nhau, thảo luận rõ ràng và tìm ra hướng giải quyết. Bạn phải tiếp thu và chấp nhận các phản hồi của vợ trong tâm thế giống như bất kỳ nhân viên nào khác. Đối diện với mọi xung đột hay tranh cãi trên nguyên tắc công việc, xử lý mọi vấn đề vì mục tiêu chung của công ty, không phải chuyện của gia đình bạn. Tất cả chúng ta đều có thể phạm phải sai lầm, nếu cô ấy nói “anh sai rồi”, hãy học hỏi từ điều đó. Cô ấy là sếp – đừng cố gắng bật lại, phản đối hay tranh cãi. Hãy nhớ lại xem, bạn thường đâu có cãi sếp, vậy thì hãy tôn trọng khi vợ mình là sếp.

Khi vợ tôi là sếp

#4. Cân bằng thời gian và rạch ròi suy nghĩ. Chuyện nhà hãy giữ ở nhà, việc công ty nên để lại công ty. Đừng bao giờ lẫn lộn các vai trò! Khi ở nhà cô ấy là vợ của bạn, đến văn phòng cô ấy là sếp của bạn: Giờ nào việc đó, không nên vượt qua ranh giới. Tuyệt đối tránh mang cảm xúc sau các cuộc cãi vã chuyện dạy con vào cơ quan để dằn dỗi hay phán xét nhau. Cũng nhớ đừng đem những bực tức vì bất đồng ý kiến trong khi lập kế hoạch triển khai dự án nào đó về “mặt nặng mày nhẹ”, hậm hực lớn tiếng với vợ. Chuyên nghiệp trong mọi hành vi và cử chỉ khi giao tiếp làm việc cùng sếp-vợ cũng cực kỳ quan trọng. Những hành động yêu thương, âu yếm hay vui đùa suồng sã lẫn đố kị ghen tuông đều nhất định phải loại bỏ khỏi nơi làm việc. Bên cạnh đó, cũng nên xây dựng không gian làm việc bất khả xâm phạm nhằm tránh bị vợ “tấn công và chiếm đóng” hết mọi ngóc ngách cuộc đời. Dù là vợ chồng, mỗi người vẫn cần giữ lại chút tự do riêng để có thể phát triển cá nhân một cách độc lập và lành mạnh.

#5. Bổ sung “vitamin” cho mối quan hệ. Trong bất kỳ mọi gia đình, với rất nhiều nỗi lo toan và gánh nặng khác nhau, thật dễ dàng để bạn bị cuốn vào vai trò của người cha nghiêm khắc hay hình ảnh người chồng khô khan, vợ của bạn sẽ ngày càng mờ nhạt dần khỏi những câu chuyện ngọt ngào thưở mới quen nhau. Khi đổ thêm hỗn hợp những cảm xúc phức tạp của một cặp đôi làm việc chung nhóm nữa, mọi thứ dường như có thể bùng nổ căng thẳng bất cứ lúc nào. Vậy nên rất cần bạn nhớ được lý do vì sao mình kết hôn, động lực nào thúc đẩy cả hai lựa chọn trở thành bạn đời của nhau. Hãy duy trì cảm giác yêu thương, chia sẻ và chở che cho nhau như ngày xưa đã từng. Cố gắng lên lịch hẹn hò với nhau mỗi tuần hoặc ít nhất một tháng một lần, chẳng hạn như xem ca nhạc, đi du lịch, tụ tập bạn bè hoặc đơn giản chỉ là một tối thư thả cùng nhau theo dõi hết bộ phim hay. Cảm xúc gắn bó sẽ làm tăng năng lượng tích cực và trở thành sợi dây liên kết bền vững, sự thấu hiểu và đồng cảm sẽ giúp đôi bên gia tăng sự dẻo dai để đủ sức “chịu đựng” nhau trong những giờ làm việc không như ý.

Tham khảo:   Chọn đồ đi làm cho nàng vào những ngày mùa đông/ mùa lạnh

Khi vợ tôi là sếp

#6. Thiết lập mối quan hệ bình đẳng. Sau tất cả, dù là cấp trên hay cấp dưới, vợ chồng bạn chỉ khác nhau về trách nhiệm trong công việc, còn sở thích, tính cách, lòng tự tôn và nhiều khía cạnh cuộc sống khác nữa vẫn phải bình đẳng. Cả hai bạn đều phải đảm bảo rằng mình vẫn giữ được niềm vui và cảm giác hài lòng khi phối hợp cùng nhau trên cả hai cương vị. Thiếu mất điều đó, mối quan hệ đã lệch về một phía và chắc chắn sẽ không thể bền vững. Nếu bất cứ khi nào bạn quan sát được tín hiệu dù rất nhỏ của trạng thái bất bình đẳng, hãy lập tức điều chỉnh cho cân bằng. Trong trường hợp bạn không thể kiểm soát được nữa, hãy mạnh dạn từ bỏ công việc đó, ưu tiên tìm kiếm “bãi đáp” mới nhằm giữ lấy gia đình.

Khi vợ tôi là sếp
Khi vợ tôi là sếp

BẠN CÓ ĐỦ GAN VÀ TÂM HUYẾT ĐỂ LÀM CẤP DƯỚI CỦA VỢ MÌNH KHÔNG?

Làm việc cùng người bạn đời thực sự là trải nghiệm đặc biệt, cần nỗ lực gấp nhiều lần bình thường. “Tử tế với cô ấy, hay muốn bị cô ấy sa thải”, đây chỉ là một câu đùa, nhưng rõ ràng bản thân nó hàm chứa vài phần sự thật. Khi sếp và nhân viên không còn có thể hợp tác được với nhau nữa, một người phải ra đi là tất yếu. Nhưng liệu có phải bạn chỉ chấm dứt mỗi công việc không, hay mất cả hôn nhân.

Một cách nghiêm túc, nếu vợ chồng bạn quyết định vẫn tiếp tục làm việc cùng nhau, bạn nhất định phải đảm bảo việc thiết lập, duy trì và tuân theo các quy tắc đã nêu. Mấu chốt vẫn là khả năng cân bằng và tự kiểm soát bản thân. Hãy khám phá xem năng lực thích nghi và bản lĩnh của bạn lớn đến đâu. Mạnh mẽ lên nào, chồng không nhất định phải rút lui khi đụng độ sếp-vợ. Hãy nhớ rằng, lùi lại một bước không khiến bạn yếu kém đi hay giảm bớt “phong độ đàn ông”, nó chỉ chứng minh sự chuyên nghiệp tuyệt vời của bạn khi bước vào công việc.

Tham khảo:   Bí quyết ứng xử chốn công sở không sợ mất lòng ai cho phái đẹp

Có rất nhiều điều phải học để chúng ta duy trì tốt mối quan hệ “chồng lính – vợ sếp”, 6 quy tắc trên đây chỉ là ghi chú quan trọng nhất. Không dám khẳng định rằng bạn sẽ luôn thành công khi áp dụng những lời khuyên này, nhưng tin rằng nó có thể mở ra cho bạn một hướng đi khả thi.

Người Việt Nam ta vẫn thường nói đùa rằng trong gia đình, vợ là sếp. Vậy có ngộp thở hay bất công lắm không khi nay cô vợ của bạn lại “tràn lên” làm sếp cả mặt trận công sở? Có hay không tuỳ vào thế giới quan của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng, sức mạnh của một người không nằm ở việc bạn là chồng hay vợ, là cấp trên hay cấp dưới, mà sức mạnh được xây bởi tư duy đĩnh đạc, thái độ chuyên nghiệp và cách hành xử tôn trọng nhau. Không được phép từ bỏ chính mình và cũng đừng bao giờ bỏ rơi sếp-vợ, cả trong cuộc sống lẫn công việc bạn nhé!

Hy vọng qua những thông tin Masterskillsđã chia sẻ bên trên, bạn đã có cho mình những bài học, kinh nghiệm hữu ích. Nếu bạn đang mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tại những môi trường năng động và chuyên nghiệp. Hãy nhanh tay truy cập website Masterskills để “săn” nhiều việc làm hấp dẫn như việc làm Vĩnh Phúc, tìm việc làm Gò Vấp, tuyển dụng sale, việc làm Hải Dương,… Cùng nhiều vị trí khác với mức lương hấp dẫn. Đồng thời chuẩn bị cho mình một hồ sơ xin việc thật ấn tượng tại CV Hay để sẵn sàng chinh phục mọi nhà tuyển dụng! 

Nguồn hình: Freepik

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc