37. Kinh nghiệm việc làm

Khởi nghiệp thành công: 5 câu hỏi cần có câu trả lời rõ ràng trước khi quyết định gọi vốn

Trước khi bắt đầu giai đoạn gọi vốn đầu tiên thì bạn nên tìm hiểu các thông tin liên quan, xin lời khuyên từ những người có kinh nghiệm và luôn nhớ rằng: “it is more of an art than it is a science” – gọi vốn cũng đòi hỏi nghệ thuật chứ không đơn thuần chỉ làm theo các quy tắc có sẵn.

Giống như các doanh nghiệp khác, mục tiêu của các startup là có lợi nhuận và tồn tại bền vững trên thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực thì chẳng thể nào đưa bạn đi xa được. Ban đầu có thể tăng trưởng chậm nhưng về lâu dài thì bạn buộc phải kéo cả công ty đi lên với sức mạnh ngang tên lửa để có thể đạt được thành công như mong muốn.

Sự xuất hiện của các nhà đầu tư

Hiện nay, startup có rất nhiều cách để gọi vốn, từ gia đình, bạn bè, các hình thức tài trợ đám đông (crowdfunding) cho tới các nhà đầu tư với khả năng sử dụng vốn có chiến lược.

Khởi nghiệp

Tuy nhiên, các công ty khởi nghiệp cần nhớ một điều quan trọng đó là đừng theo đuổi các nhà đầu tư chỉ bởi vì họ có tiền. Nhà đầu tư có nhiều khả năng khác nhau và startup cần chú tâm tới những người mà họ đã đưa vào doanh nghiệp của bạn để giám sát, định giá hay can thiệp sâu vào nội bộ; nhu cầu và mong muốn của họ là gì, đồng thời cần đánh giá các nhà đầu tư cũng quan tâm sâu sắc tới doanh nghiệp giống như các đối tác kinh doanh thông thường vậy. Gọi vốn quá sớm hay mở rộng kinh doanh quá nhanh đều có thể dẫn tới việc đưa ra những quyết định sai lầm và sai cả chiến lược.

Vậy làm thế nào để biết được khi nào thì bạn đã sẵn sàng gọi vốn từ nhà đầu tư? 5 lời khuyên dưới đây được chia sẻ bởi Jordan Gaspar – đồng sáng lập và đối tác quản lý của AccelFood – quỹ tăng tốc khởi nghiệp dành cho các startup trong lĩnh vực thực phẩm sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Tham khảo:   Muốn con sau này thành công, các bậc cha mẹ nên thực hiện 10 điều này

Với nhiều năm kinh nghiệm trong vai trò là đồng chủ tịch của một nền tảng đầu tư tập trung vào giai đoạn đầu của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, từ đầu tư vốn, cung cấp Team hỗ trợ cho tới bộ tài nguyên độc quyền, lời khuyên của Jordan dành cho các startup đó là hãy tập trung cao độ.

Theo Jordan, mỗi nhà đầu tư đều có quan điểm đầu tư khác nhau và tùy từng lĩnh vực mà họ sẽ có các bộ tiêu chuẩn phù hợp để đánh giá các startup. Dưới đây là 5 vấn đề mà các công ty khởi nghiệp cần cân nhắc trước khi quyết định gọi vốn.

1. Sản phẩm của bạn có đảm bảo chất lượng cao để các nhà đầu tư tin tưởng?

Tại AccelFood, Jordan chia sẻ rằng các chuyên gia luôn cân nhắc tới hương vị và chất lượng của mỗi sản phẩm. Họ luôn tìm kiếm các sản phẩm mà họ tự tin rằng quá trình thử nghiệm sẽ thành công, tức là khách hàng sẽ mua nhiều hơn một lần.

Khởi nghiệp

Đấy là lý do tại sao lực kéo ở giai đoạn ban đầu rất quan trọng; bạn muốn tìm ra vấn đề, sửa chữa và tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhất để trình bày với nhà đầu tư. Ngay cả khi làm việc với một chuyên gia hàng đầu thì việc giải thích rõ cho họ “giấc mơ” mà họ đang đầu tư cũng là điều rất cần thiết.

 

2. Khả năng lãnh đạo của bạn có xuất sắc không?

Trong tất cả các trường hợp, kể cả với chúng tôi với cương vị là những nhà tư vấn thì một nhóm mạnh về kỹ năng lãnh đạo sẽ là điểm khác biệt giữa một doanh nghiệp thành công và mộ doanh nghiệp thất bại. Chúng tôi cũng thường nói rằng khi một ý tưởng khởi nghiệp “chết” thì chỉ có thể do một trong 3 nguyên nhân: marketing, lãnh đạo hoặc công nghệ.

Theo Jordan, Accel thường chỉ đầu tư vốn cho các startup có tài năng và động lực để có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của họ – “đam mê, bền bỉ, thông minh và khả năng hợp tác và quản lý những người khác”.

3. Ở thời điểm hiện tại, sản phẩm của bạn có thể tung ra thị trường hay không?

“Chúng tôi đầu tư vào các thương hiệu mà có thể cạnh tranh với các ngành hàng khác với động lực thị trường (Market Dynamics) hấp dẫn. Chúng tôi đánh giá mọi thứ từ quy mô, khả năng tăng trưởng, vị trí cạnh tranh cho tới chi phí hàng hóa và hành vi của người tiêu dùng”.

Trong mọi trường hợp, thời gian là tất cả. Từ quan điểm PR, việc tìm được lối vào thị trường rất quan trọng. Đó lý do tại sao Social Listening (hay còn gọi là Social Monitoring) là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào, kể cả startup cũng phải chú ý đến.

Social Monitoring (hay còn gọi là Social Listening) là một công cụ giúp các doanh nghiệp và nhãn hàng “lắng nghe” xem mọi người đang nói như thế nào về nhãn hàng, sản phẩm, dịch vụ … của mình. Theo những thuật toán đã định sẵn, những “con bọ thông minh” của Social Monitoring sẽ đi khắp nơi trên mạng internet, nhất là các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Google+, Blog, diễn đàn, các bài báo online để lùng sục các nội dung có chứa những từ khóa được định sẵn, sau đó lưu lại những thông tin của các “đoạn đối thoại” này vào hệ thống để bóc tách, phân tích và xuất ra báo cáo.

4. Thương hiệu của bạn có khả năng mở rộng không?

Khởi nghiệp

“Công ty cần có khả năng chuyển đổi từ chỗ hoạt động ở thị trường ngách để có được một lượng người tiêu dùng trung thành nhất định sang hoạt động trên một phạm vi rộng hơn với khả năng thu hút nhiều khách hàng hơn nữa”.

 

5. Bạn có lắng nghe các phản hồi và chấp nhận thay đổi khi cơ hội đến?

Dấu hiệu của một nhà lãnh đạo tuyệt vời là người biết rằng họ không giỏi về mọi thứ. Bắt đầu mở một công ty cũng giống như đang điều khiển một chiếc máy bay mà không hề biết được phía trước là gì? Bạn phải tin vào chính bạn nhưng đồng thời cũng phải biết lắng nghe ý kiến của các nhà đồng sáng lập và chuyên gia tư vấn – những người đã có kinh nghiệm về lĩnh vực đó.

Tham khảo:   Đừng bao giờ làm 6 điều này với người đàn ông của bạn

Kết nối với các nhà đầu tư, tin tưởng vào những chỉ dẫn và phản hồi của họ chính là yếu tố cốt lõi giúp bạn thành công trong quá trình khởi nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo