37. Kinh nghiệm việc làm

6 tiêu chí quan trọng giúp tăng chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ

Có lẽ tất cả chúng ta đều mong muốn rằng dù trong công việc hay trong cuộc sống cá nhân vẫn luôn có một người có thể lắng nghe và giúp chúng ta cảm thấy hy vọng, lạc quan hơn? Cũng giống như tôi, chắc hẳn bạn cũng biết được rằng có những người làm chủ được cảm xúc của họ. Bạn thường nhận thấy bản thân sợ hãi và mong muốn rằng mình có khả năng kiểm soát được những cảm xúc cá nhân. Những nhận thức và khả năng điều khiển cảm xúc có thể quyết định được sự thành công và hạnh phúc trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Hãy nâng cao trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng tích cực và chủ động dựa vào 6 tiêu chí quan trọng giúp tăng chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trí tuệ cảm xúc

Định nghĩa trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc, hiểu được những gì mà người khác đang nói với bạn và nhận ra chúng có ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh. Những người có hoạt động trí tuệ cảm xúc ở mức độ cao có khả năng điều chỉnh cách cư xử, nhìn nhận và kiểm soát cảm xúc của chính họ hiệu quả hơn cảm xúc của người khác. Do đó, trí tuệ cảm xúc được so sánh như việc gây ấn tượng giữa các cá nhân với nhau, bạn càng gây ấn tượng với người khác, bạn càng thành công.

Trí tuệ cảm xúc

6 tiêu chí quan trọng của trí tuệ cảm xúc

Nếu muốn gia tăng trí tuệ cảm xúc của mình, dưới đây là 6 tiêu chí của trí tuệ cảm xúc kết hợp lại trong cuộc sống cần có:

1. Tự nhận thức về bản thân

Trí tuệ cảm xúc

Được xem như khu vực trung tâm của trí tuệ cảm xúc, có thể nhận biết được bản thân cảm thấy thế nào suốt cả ngày, cũng như việc bạn là ai, để giúp đưa ra những lựa chọn quan trọng trong cuộc sống. Một cách đơn giản để nâng cao trí tuệ cảm xúc là hãy sử dụng ngôn ngữ hiện tại giúp bạn tập trung hơn vào những thời điểm hiện tại. Hãy ghi lại những suy nghĩ, cảm giác và sự tin tưởng lên trên giấy. Bằng cách này, bạn có thể biến những điều đó thành quan điểm, giúp nhận thức rõ hơn việc bạn là ai, bạn muốn gì và vì sao lại muốn thế. Học hỏi để nâng cao vốn từ ngữ cảm xúc bằng cách dùng những từ ngữ đó để mô tả cảm xúc một cách đầy đủ.

 

Biết cách thể hiện cảm xúc của mình như thế nào giúp bạn kiểm soát chúng một cách hợp lý và khỏe mạnh. Đừng e sợ khi cho bản thân một món quà im lặng và suy nghĩ. Hãy liên kết lại nội tâm của mình. Xem xét những quan điểm và thay đổi trong cuộc sống của bạn.

Tham khảo:   Mẹ dặn con gái: Đàn ông bản lĩnh không phải kiếm tiền tỷ/năm mà là người dám làm việc tưởng đơn giản này!

2. Sự đồng cảm

Trí tuệ cảm xúc

Sự đồng cảm có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và cần thiết để làm tăng trí tuệ cảm xúc của bạn. Nâng cao khả năng đồng cảm giúp bạn gần gũi với những người khác hơn, có được sự hỗ trợ của họ khi cần và làm giảm đi những xung đột trong cuộc sống cá nhân. Sự đồng cảm được thừa nhận là cảm xúc quan trọng đứng thứ hai, bằng việc thể hiện cho người khác thấy bạn thấu hiểu nơi họ thuộc về, bạn có thể dành được sự tín nhiệm của họ. Hãy nhận thức và lắng nghe những gì họ muốn nói với bạn. Bạn nên biết rằng bạn có thể trở nên đồng cảm hơn chỉ khi bạn giải mã và nhận ra cảm xúc của những người xung quanh.

3. Sự tự điều chỉnh

Trí tuệ cảm xúc

Tất cả mọi người chia sẻ mong muốn của mình để tạo ra những mối quan hệ thân thuộc với một vài người mà họ tin tưởng. Tuy nhiên, một phần của sự phát triển mối quan hệ đó giống như một người đòi hỏi đạt được những kỹ năng mới trong khi trải nghiệm những mối quan hệ mới. Bằng việc học cách kiểm soát cảm xúc của mình, đặc biệt là những xung đột, bạn có thể chuẩn bị cho việc tự kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Có những người tự điều chỉnh được suy nghĩ trước khi hành động, có thể nói không và thay đổi suy nghĩ ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực tránh để nó kiểm soát lại bản thân. Họ tự ý thức được về điểm mạnh, điểm yếu và luôn sẵn sàng nhìn vào bản thân mình một cách chân thật. Con người dùng trí tuệ cảm xúc để khẳng định, chia sẻ một cách thích hợp những cảm xúc, suy nghĩ và niềm tin với những người phù hợp tại thời điểm thích hợp như một cách để mọi người biết họ đang đứng ở đâu.

 

4. Động lực

Trí tuệ cảm xúc

Có những người luôn sẵn lòng trì hoãn kết quả ngay lập tức để xây dựng thành công lâu dài, những người trí tuệ cảm xúc cao có đặc điểm chung, đó là động lực. Con người thường được dẫn dắt bởi tri thức về cảm xúc của họ, đó là hậu quả của sự quyết định bốc đồng không mong muốn. Tuy nhiên, đối với những những người có trí tuệ cảm xúc thì họ lại đưa ra những quyết định sáng suốt và họ thừa biết rằng khi nào nên tin vào trực giác của mình.

Tham khảo:   Top 10 ngành nghề có nguy cơ thất nghiệp cao nhất hiện nay

Những người có trí tuệ cảm xúc thường nhạy cảm với những lời chỉ trích, họ luôn đón nhận nó theo chiều hướng tích cực, và biết rằng khi nào nên sử dụng nó để cải thiện những biểu hiện của họ. Họ biết được khi nào nên đồng hành và khi nào nên loại bỏ nó ra khỏi sự gắn bó về tình cảm. Họ luôn khuyến khích bản thân nhìn thẳng vào vấn đề và tìm ra cách giải quyết một cách sáng suốt và lý trí. Khi những vấn đề đó xảy ra trong công việc, động lực sẽ hướng những con người có trí tuệ cảm xúc đến các giải pháp hiệu quả hơn và có những suy nghĩ lạc quan hơn về sự thành công.

5. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Trí tuệ cảm xúc

Bên cạnh đó, có một cách khác để nâng cao trí tuệ cảm xúc là được nói chuyện và kết nối với mọi người dễ dàng. Theo những minh chứng mang tính xã hội đáng tin cậy thì chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến những người khác và điều này thường không liên quan đến lợi ích của bạn. Những cá nhân quan tâm đến sự phát triển của người khác hơn chính bản thân mình, để luyện tập về trí tuệ cảm xúc cũng như sự khiêm nhường. Sự khiêm tốn có thể là một sự chuẩn mực tuyệt vời mà bạn có được, vì nó chứng tỏ với mọi người rằng bạn là người sẵn sàng chịu trách nhiệm với những hành vi của mình trong khi tham gia và trở thành một thành viên trong nhóm. Có trí tuệ cảm xúc cao cũng mang đến cho bạn những kỹ năng xã giao để kiểm soát được cảm xúc của người khác.

6. Lạc quan

Trí tuệ cảm xúc

 

Tăng cường trí tuệ cảm xúc có liên quan đến việc nhận biết khi nào một người vui, buồn, phấn khởi, lo lắng hay thậm chí là thận trọng. Không may mắn rằng, thực tế rất ít người biết rằng làm thế nào để kiểm soát sự vui vẻ của mình cũng như việc họ thường xuyên nhận được những món hàng tốt hay những món quà từ người xung quanh.

Nhìn chung, những người có trí tuệ cảm xúc thường là những người vui vẻ. Những người thật sự vui vẻ thường là những người luôn luôn biết cho đi. Theo một cách dễ hiểu, sự vui vẻ là khi bạn cảm thấy một tia nắng ấm áp bên trong cơ thể. Bởi vì người vui vẻ hoàn thành được nhiều mục tiêu hơn những người buồn bã, chán nản, điều quan trọng cần chú ý ở đây là trí tuệ cảm xúc có khả năng kiểm soát được tâm trạng để phục vụ cho mục đích của chúng, thúc đẩy chúng ta tìm ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề hơn. Nên nhớ rằng, bạn sẽ chẳng phải trả bất cứ giá nào khi cho đi sự vui vẻ và những gì bạn nhận lại là vô giá.

Tham khảo:   5 việc vợ chồng nên làm cùng nhau trong ngày đầu năm mới để cả năm thuận hòa

Để nâng cao trí tuệ cảm xúc, điều cần thiết là cố gắng kết hợp cả 6 tiêu chí quan trọng kể trên vào trong cuộc sống của bạn. Không chỉ không cảm thấy mình là nô lệ của cảm xúc, mà bạn còn tạo ra và duy trì được những mối quan hệ mật thiết và đầy ý nghĩa trong công việc chuyên nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân.

 

Chúc các bạn vui vẻ!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo