20. Kinh tế học

Kiểm soát giá (Price controls) là gì? Tác động của kiểm soát giá đối với nền kinh tế

Hình minh họa. Nguồn: Youtube

Kiểm soát giá (Price controls)

Định nghĩa

Kiểm soát giá trong tiếng Anh gọi là Price controls. Kiểm soát giá là việc chính phủ qui định về mức giá tối đa (giá trần) và mức giá tổi thiểu (giá sàn) để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất hoặc người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường.

Thuật ngữ liên quan

Giá hay giá cả (Price), theo học thuyết giá trị, là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế.

Giá trần (Price Ceiling) là mức giá tối đa mà Chính phủ áp đặt lên một sản phẩm.

Giá sàn (Price Floor) là mức giá tối thiểu mà Chính phủ áp đặt lên một sản phẩm.

Tác động của kiểm soát giá đối với nền kinh tế

Trường hợp 1: Chính phủ qui định mức giá trần

Nếu chính phủ qui định mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng (P< P1) trường hợp này giá trần được coi là một sự ràng buộc trên thị trường. Do đó mức giá cân bằng phải bằng mức giá trần. 

Ở mức giá P0 lượng cầu sẽ vượt quá lượng cung gây ra tình trạng thiếu hụt (hình 2.10).

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội

Chính vì vậy giải pháp này chỉ được coi là giải pháp tình thế và để khắc phục hạn chế nêu trên cần tìm các biện pháp hỗ trợ để tăng cung.

Tham khảo:   Suy giảm tài nguyên nước (Water Degradation) là gì? Nguyên nhân

Ý nghĩa

Nhà nước áp dụng giá trần nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

Trường hợp 2: Chính phủ qui định mức giá sàn

Ví dụ: Để bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp, Nhà nước qui định mức giá sàn đối với giá mua thóc của nông dân.

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội

Nếu Chính phủ áp đặt giá sàn có tính ràng buộc trên thị trường, giá thị trường phải bằng mức giá sàn. Khi đó, tại mức này cung vượt quá cầu gây tình trạng dư cung. Người sản xuất không bán hết lượng thóc của mình, gây khó khăn cho sản xuất. 

Để khắc phục hạn chế này phải phối hợp đồng bộ với các biện pháp khác để ổn định thị trường.

Ý nghĩa

Nhà nước áp dụng qui định về mức giá sàn nhằm đảm bảo lợi ích cho người sản xuất.

Liên hệ thực tế

Các biện pháp kiểm soát giá của Chính phủ có thể được ban hành với mục đích tốt, nhưng trong thực tế, chúng có thể không có tác dụng. 

Khi Chính phủ áp đặt một mức giá trần ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ xảy ra và người bán (các doanh nghiệp sản xuất) sẽ phân phối số hàng khan hiếm này cho một lượng lớn người mua.

Tham khảo:   Qui hoạch hành động (Action Planning) là gì? Quá trình qui hoạch

Khi đó thị trường sẽ phát sinh ra một cơ chế để phân phối lượng hàng thiếu hụt.

(1) Xếp hàng: những người đến sớm và sẵn sàng chờ đợi sẽ mua được hàng.

(2) Sự phân phối thiên vị: người bán phân phối lượng hàng khan hiếm cho người thân, người quen của họ theo một cách thiên vị nào đó.

Như vậy khi chính phủ qui định giá trần có thực sự đạt được hiệu quả và công bằng?

Giá trần được đưa ra nhằm giúp đỡ những người mua, nhưng không phải tất cả người tiêu dùng đều được hưởng lợi. Một số người được hưởng lợi vì được mua hàng với giá thấp. Một số người khác không mua được bất cứ đơn vị hàng hóa nào.

Chúng ta có thể đưa ra lập luận tương tự như khi chính phủ qui định giá sàn.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo