24. Kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại (Commercial Business) là gì? Mục đích của kinh doanh thương mại

Hình minh họa (Nguồn: Freepik)

Kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại trong tiếng Anh gọi là Commercial Business.

Kinh doanh thương mại là đầu tư các nguồn lực vào lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đó là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Đặc điểm của Kinh doanh thương mại

– Một là, hành vi mua và bán hàng hóa gắn với cùng một chủ thể. Đơn vị kinh doanh thương mại thực hiện tạo nguồn, mua hàng ở trong nước hoặc nhập khẩu. Hành vi mua này không phải để tiêu dùng cho cá nhân hoặc cho sản xuất mà mua để bán hàng.

– Hai là, sản phẩm tạo ra của kinh doanh thương mại là dịch vụ. Hàng hóa công nghiệp hay nông nghiệp, hàng tư liệu sản xuất hay vật phẩm tiêu dùng, hàng thô hay chế biến… là đối tượng kinh doanh thương mại.

Tham khảo:   Phương thức hai giai đoạn (Two-Stage Bidding Procedure) trong đấu thầu là gì?

– Ba là, lĩnh vực hoạt động là khâu phân phối, lưu thông. Kinh doanh thương mại lấy phân phối, lưu thông hàng hóa làm phạm vi địa hạt hoạt động.

Mục tiêu của kinh doanh thương mại

– Lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư do người lao động trong doanh nghiệp thương mại tạo ra bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn lực trong kinh doanh và vận dụng các điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh.

– Vị thế

Đây là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới, sở dĩ mục tiêu này quan trọng bởi vì trong nền kinh tế thị trường số lượng doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh nhiều với mặt hàng phong phú, cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa người bán với nhau mà còn giữa người mua với người mua, giữa người mua với người bán.

– Kết nối sản xuất với tiêu dùng, cầu nối lưu thông hàng hóa trong nước và quốc tế.

Tham khảo:   Tổn thất bộ phận (Partial Loss) trong vận tải quốc tế là gì?

Thực hiện lưu chuyển hàng hóa thông qua hành vi mua và bán. Khi mua hàng hóa để bán, kinh doanh thương mại đảm nhiệm sứ mệnh bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất. Khi bán hàng hóa đã mua, kinh doanh thương mại thực hiện sứ mệnh đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh doanh Thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo