06. Quản Trị Nhân Sự

Kỷ luật bản thân là gì? Nguyên tắc và cách rèn luyện hiệu quả

Kỷ luật bản thân thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tính kiên trì, kiềm chế, suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Kỷ luật có nghĩa là khả năng thực hiện kế hoạch, hoàn thành mục tiêu bất chấp những khó khăn, trở ngại.

Kỷ luật bản thân mang lại nhiều giá trị tích cực trong cả cuộc sống lẫn sự nghiệp của một người, đồng thời khiến người khác cảm thấy tin tưởng và tôn trọng hơn.

Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là một khái niệm dùng để chỉ sự tuân theo các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực, hoặc hệ thống giá trị được thiết lập. Kỷ luật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cá nhân, cũng như trong việc xây dựng và duy trì một tổ chức hiệu quả. Kỷ luật có thể được hiểu theo hai cách:

  • Kỷ luật cá nhân: Đây là sự kiểm soát và tự chủ về hành vi, suy nghĩ, và cảm xúc của bản thân. Kỷ luật cá nhân giúp con người phát triển những thói quen tốt, tập trung vào mục tiêu và đạt được thành tích cao hơn trong cuộc sống.

  • Kỷ luật trong tổ chức: Trong một tổ chức, kỷ luật là việc tuân thủ các quy tắc, quy định, và yêu cầu của tổ chức đó. Kỷ luật giúp duy trì trật tự, hiệu quả, và tính nhất quán trong công tác của tổ chức.

Kỷ luật bản thân là gì?

Kỷ luật bản thân là sức mạnh quản lý suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi của một cá nhân khi đối mặt với cám dỗ, khó khăn để đạt được một mục tiêu cụ thể. Kỷ luật bản thân sẽ giúp một người làm những gì mà bộ não của họ cho rằng đó là lựa chọn tốt, ngay cả khi cơ thể muốn chống đối. Điều này cũng có nghĩa là gạt bỏ sự thoải mái hoặc bốc đồng trước mắt để hướng tới thành công lâu dài.

Một hành động tự phát trong một thời điểm nhất định không được coi là kỷ luật bản thân. Đó là một quá trình dài rèn luyện, nỗ lực để đi ngược lại với sự thoải mái, những sở thích, thói quen hằng ngày. Kỷ luật bản thân mang lại nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống và sự nghiệp của mỗi người.

Đặc điểm của kỷ luật bản thân là gì?

Kỷ luật không đơn giản chỉ là tuân theo một kế hoạch đã được định trước. Đây là cả một quá trình dài rèn luyện, nỗ lực để chống lại những dục vọng của bản thân. Một người có kỷ luật bản thân tốt sẽ có những đặc điểm sau:

Xác định mục tiêu rõ ràng

Người có kỷ luật bản thân luôn xác định được mục tiêu sống rõ ràng, biết mình muốn gì, điều đó như thế nào, thực hiện nó ra sao. Họ sống và nỗ lực hướng tới những mục tiêu đó.

Kiên trì, không bỏ cuộc

Tính kỷ luật chỉ được hình thành khi một người luôn cố gắng theo đuổi, không bỏ cuộc với bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Để đạt được mục tiêu đặt ra, cần kiên trì trong việc tuân thủ các quy tắc và giới hạn mà bản thân đã thiết lập.

Tự kiểm soát

Hình thành kỷ luật bản thân có thể là đang đi ngược lại với những ham muốn, sở thích cá nhân của mình. Khi có khả năng tự kiểm soát tốt, một người sẽ dễ dàng hơn trong việc giữ bình tĩnh trước những tình huống áp lực. Đồng thời hạn chế việc nói quá nhiều hay có những hành động nông nổi, biết suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Gạt bỏ cám dỗ

Một người thường xuyên bị những yếu tố bên ngoài tác động, cám dỗ thì không thể có kỷ luật bản thân tốt được. Do đó, người có kỷ luật bản thân tốt luôn biết quyết tâm gạt bỏ hoàn toàn cám dỗ và bám sát mục tiêu để hành động, buộc mình phải tránh xa những tác động tiêu cực khiến bản thân xao nhãng, mất tập trung.

Lặp lại một công việc, nhiệm vụ

Hầu hết để hình thành nên tính kỷ luật cần phải lặp đi lặp lại một công việc trong một khoảng thời gian, cho đến khi trở thành thói quen và làm nó mà không cần bất kỳ động lực nào. Những công việc có thể giải quyết ngay thì có thể đòi hỏi ít hoặc không cần kỷ luật bản thân. Còn một số công việc đòi hỏi phải lặp đi lặp lại như chạy bộ, tập Yoga, học tiếng Anh,…

Lợi ích của kỷ luật bản thân trong công việc và cuộc sống

Kỷ luật bản thân ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống và sự nghiệp của một người theo nhiều cách khác nhau. Một số lợi ích này bao gồm:

Nâng cao lòng tự trọng

Khi thúc đẩy bản thân hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu, chúng ta thường có cảm giác hài lòng về bản thân. Thực hiện các nhiệm vụ thách thức, khó khăn sẽ xây dựng sự tự tin và khuyến khích một cá nhân đảm nhận nhiều hơn, thúc đẩy bản thân hoàn thành. Kỷ luật bản thân giúp mỗi người cảm thấy đang kiểm soát được cuộc sống của mình, điều này cũng giúp nâng cao lòng tự trọng.

Tham khảo:   HR là gì? Tổng quan về ngành Human Resources

Nâng cao năng suất

Kiểm soát sự bốc đồng, cám dỗ giúp tập trung vào các nhiệm vụ và chống lại sự phân tâm. Khi thực hiện điều này một cách nhất quán, một người có thể nâng cao năng suất làm việc.

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Những người có kỷ luật có thể kiểm soát cảm xúc, điều này làm cho họ ít có khả năng trở nên căng thẳng hoặc chán nản trước những thách thức. Họ tự tin về khả năng của mình, thúc đẩy động lực và tính kiên nhẫn. Những điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của mỗi người.

Khám phá bản thân

Kỷ luật bản thân tốt giúp một người đối phó với các vấn đề trong cuộc sống một cách chủ động. Khi giải quyết những vấn đề này, cần đánh giá lại giá trị và sự ưu tiên, để tìm ra những gì thực sự quan trọng với bản thân.

Bằng cách tập trung vào những hoạt động hoặc mục tiêu mà mình muốn đạt được, mỗi người sẽ phải học cách tập trung vào những điều mà mình thực sự quan tâm và đam mê. Nhờ đó có thể khám phá bản thân với những kỹ năng và sở thích của mình.

>> Tham khảo: Thấu hiểu bản thân: Lợi ích và cách để hiểu rõ bản thân

Loại bỏ những thói quen xấu

Khi có kỷ luật bản thân tốt thì tất cả những tác động tiêu cực từ bên ngoài sẽ dễ dàng bị loại bỏ. Những thói quen xấu mà nhiều người thường lặp lại mỗi ngày, thậm chí là không biết kiểm soát như ăn đêm, thức khuya, lười vận động, thích trì hoãn,… sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

4 Cấp độ kỷ luật bản thân

1. Động lực và ý chí

Cấp độ này dễ tạo dựng và cũng dễ biến mất nhất khi thực hiện một việc gì đó. Khi không có mục tiêu rõ ràng và một động lực đủ mạnh thì kỷ luật bản thân ở cấp độ này giống như một sợi chỉ, kéo căng là có thể đứt.

Chẳng hạn như khi nghe những chia sẻ về việc giảm cân trên mạng xã hội, một người có thể sục sôi ý chí giảm cân, thôi thúc bản thân mua đồ ăn lành mạnh như gạo lứt, bún lứt, ngũ cốc, Granola,… Thế nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì thói quen ăn uống lại trở về như cũ, đồ ăn “healthy” và một lối sống lành mạnh lại bị bỏ quên.

Hay lướt mạng xã hội rồi vô tình thấy những thú vui của người khác như tập Yoga, tập Gym, quay vlog, đọc sách,… thì cũng muốn học theo và quyết tâm để thực hiện. Nhưng sau cùng thì mọi thứ lại đâu vào đấy, có xu hướng luôn tìm lý do cho những chuyện mình không làm nữa, hoặc sẽ theo những thú vui khác.

2. Kỷ luật

Ở cấp độ thứ hai này, bắt đầu có những mục tiêu rõ ràng hơn, có thể dùng ý chí bỏ qua những cám dỗ nhất thời để hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn như việc giảm cân, cố gắng duy trì những bữa ăn lành mạnh, ăn nhiều rau hơn, uống nhiều nước hơn và tự chuẩn bị đồ ăn ở nhà thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, ý chí cá nhân là vẫn không đủ để loại bỏ hoàn toàn những tác động bên ngoài hoặc những cảm xúc nhất thời. Do đó, các mục tiêu đặt ra không nên giữ nguyên mà nên được thay đổi và sáng tạo hơn theo thời gian. Bên cạnh đó, nên kết hợp thêm các hình thức thưởng phạt phù hợp để tạo động lực và biến những hành động thành thói quen.

3. Thói quen

Cấp độ thứ ba này là cấp độ nhất quán. Tức là thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động theo một thói quen mỗi ngày mà không cần nhiều động lực.

Chẳng hạn như việc đánh răng, vệ sinh, chăm sóc da mặt,… những việc này đã trở thành hoạt động mà chúng ta thực hiện mỗi ngày, không cần ai đôn thúc, nhắc nhở.

Tương tự, việc ăn uống lành mạnh không phải chỉ để giảm cân hay theo một trào lưu nào đó trên mạng, mà là với suy nghĩ duy trì sức khỏe, bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh nguy hiểm,…

Đến phòng gym mỗi ngày không phải chỉ vì lỡ đăng ký 1 năm, cảm thấy tiếc tiền hay chỉ vì muốn giảm được bao nhiêu ký mà là để duy trì năng lượng, sức khoẻ cho cơ thể. Một người càng tạo ra nhiều thói quen tốt bao nhiêu, cuộc sống người đó càng trở nên tích cực bấy nhiêu.

4. Nhân dạng

Đây là cấp độ kỷ luật bản thân cao nhất, khi một hoạt động nào đó trở thành bản sắc của riêng bản thân mình.

Đọc sách chỉ vì bản thân là một người cực thích đọc sách. Học ngoại ngữ là một niềm đam mê hay ăn uống lành mạnh vì bản thân người đó luôn ý thức về sức khỏe, năng lượng của cơ thể. Khi đạt được cấp độ này sẽ không cần động lực để hoàn thành một việc gì đó nữa.

Tham khảo:   Thu hút nhân tài bằng thương hiệu nhân sự!?

Nguyên tắc rèn luyện kỷ luật bản thân hiệu quả

Xác định mục tiêu

Ít ai có thể có nhiều động lực và luôn dồi dào năng lượng làm việc mà không biết mình đang làm vì điều gì. Để bắt đầu rèn luyện kỷ luật bản thân thì cần xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Khi đặt ra mục tiêu cụ thể, mỗi người cần đánh giá khả năng của mình và xác định những nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành nó.

Cần lưu ý hai điều khi đặt mục tiêu: Mục tiêu đó phải đủ lớn, nhưng cũng phải thực hiện được trong khả năng. Mục tiêu đủ lớn thúc đẩy động lực to lớn để hành động, nó phải vượt quá những thứ mà bản thân đang có. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo mục tiêu đó có thể đạt được trong khả năng của mình, một mục tiêu quá xa vời, phi thực tế sẽ khiến chúng ta nản lòng và dễ bỏ cuộc.

>> Tham khảo: Mục tiêu SMART là gì? Nguyên tắc và cách đặt mục tiêu SMART

Xây dựng kế hoạch

Xây dựng kế hoạch để rèn luyện kỷ luật bản thân là một cách hiệu quả, chỉ khi có tầm nhìn rõ ràng về những thứ mà bản thân hy vọng đạt được, thì mức độ tự giác mới cao hơn.

Một kế hoạch rõ ràng phác thảo từng bước với thời gian cụ thể, ưu tiên những đầu việc quan trọng, giảm thiểu sự phân tán. Lập kế hoạch đồng thời cũng cho phép mỗi người quản lý thời gian hiệu quả hơn, tránh bị trễ tiến độ.

>> Tham khảo: Kỹ năng lập kế hoạch là gì? 8 bước lập kế hoạch hiệu quả

Hành động ngay

Một trong những kẻ thù của kỷ luật bản thân là trì hoãn. Nếu vẫn tiếp tục trì hoãn, cá nhân đó sẽ thất bại, nguồn năng lượng tích cực sẽ dần biến mất. Vì vậy, nếu đang cố gắng cải thiện một điều gì đó, hãy hành động ngay lập tức.

Việc thường xuyên hành động ngay khi đặt ra một mục tiêu hoặc lập một kế hoạch sẽ giúp mỗi người rèn luyện tính kiên trì và quyết tâm. Đồng thời thực tế hóa các kế hoạch và mục tiêu của mình. Điều này khiến mỗi người cảm thấy hài lòng khi hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ và có thêm động lực để đạt được những thành tựu lớn hơn.

Đưa ra cam kết

Đưa ra những cam kết có thể thúc đẩy động lực hành động. Ví dụ như với mục tiêu giảm cân, cần đưa ra cam kết một tuần giảm được bao nhiêu kg. Chỉ có như vậy mới rèn luyện được kỷ luật bản thân, thôi thúc hành động ngay lập tức để hoàn thành mục tiêu.

Tạo thói quen

Chúng ta không được sinh ra với một kỷ luật tự giác cao, đó là một hành vi cần rèn luyện và kiên trì mỗi ngày. Cũng giống như bất kỳ kỹ năng nào khác mà một người muốn thành thạo, kỷ luật đòi hỏi sự luyện tập và lặp đi lặp lại hằng ngày, có nghĩa là phải biến nó thành thói quen.

Tuy nhiên, với những sự cám dỗ lớn hơn, đòi hỏi những quyết tâm, tự chủ lớn hơn, hãy cố gắng xây dựng tính kỷ luật tự giác thông qua việc lặp đi lặp lại một nhiệm vụ liên quan đến mục tiêu. Với sự luyện tập, bất kỳ ai cũng có thể vượt qua ranh giới vùng an toàn của mình mỗi ngày.

>> Tham khảo: Tóm tắt 7 Thói quen hiệu quả của tác giả Stephen R. Covey

Tập trung

Năng lực của con người có giới hạn, chính vì vậy chúng ta chỉ có thể làm tốt một số việc nhất định. Không nên đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, điều này thậm chí có thể đánh mất tính kỷ luật của bản thân.

Bằng cách đặt mục tiêu và tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể, mỗi cá nhân có thể tập trung hơn và giảm thiểu sự phân tán tâm trí. Giúp hoàn thành công việc nhanh hơn và đạt được các kết quả tốt hơn trong công việc và cuộc sống.

Thái độ tích cực, lạc quan

Kỷ luật bản thân không phải là việc ép buộc bản thân phải làm nhiều việc hơn, đó là khả năng tự kiểm soát và giám sát bản thân. Do đó, rèn luyện kỷ luật bản thân bằng một thái độ tích cực, lạc quan sẽ giúp tăng cường sự kiên trì và tự chủ trong cuộc sống, đồng thời giữ cho bản thân nhiều năng lượng hơn.

>> Tham khảo: Lãnh đạo tỉnh thức là gì? Trở thành nhà lãnh đạo tỉnh thức

Cân bằng, nghỉ ngơi

Kỷ luật bản thân sẽ chẳng có giá trị gì nếu tự làm hại bản thân để đạt được nó. Theo đuổi một số mục tiêu có thể phải trả giá bằng sức khỏe, thời gian. Do đó, hãy cố gắng cân bằng giữa công việc, gia đình, cuộc sống cá nhân và chăm sóc bản thân.

Tham khảo:   Intern là gì? Internship là gì? 8 vị trí Intern phổ biến

Hãy nghỉ giải lao nếu cảm thấy bản thân đang kiệt sức, hãy đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và đúng giờ, cố gắng dành thời gian về với thiên nhiên và các mối quan hệ lành mạnh. Những điều này giống như một quãng nghỉ để bản thân lấy lại năng lượng, lấy đà bật xa hơn để đến gần hơn với mục tiêu.

>> Tham khảo: Cách quản lý thời gian hiệu quả bằng phương pháp khoa học

Các bước rèn luyện tính kỷ luật bản thân

Bước 1: Tập trung làm một việc thật hiệu quả

Hãy tập trung sửa đổi một vấn đề mà bản thân thấy nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, công việc của mình nhất. Bằng cách liệt kê ra những điều vô kỷ luật rồi sắp xếp theo mức độ quan trọng.

Việc tập trung vào một việc sẽ giúp bản thân tập trung tối đa công sức và thời gian để đạt được kết quả tốt nhất. Điều này cũng giúp cải thiện khả năng tập trung và kiên trì khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó.

Bước 2: Chia nhỏ mục tiêu, bắt đầu từ việc dễ

Sau khi đã lựa chọn được vấn đề mà bản thân thấy vô kỷ luật nhất thì cần hành động ngay để cải thiện. Những khởi đầu thì luôn vất vả và mỗi người phải biết thoát khỏi sức ì của chính mình để có thể vùng vẫy và hành động quyết liệt hơn.

Hãy chia nhỏ mục tiêu, thực hiện từng việc nhỏ sẽ tạo động lực thúc đẩy bản thân hành động nhanh hơn, với trạng thái vui vẻ và phấn chấn hơn, đồng thời giảm áp lực, lo lắng. Cứ như vậy, sức ì của bản thân sẽ được loại bỏ. Lưu ý là đừng tự làm khó hay ép mình nhiều quá, hãy thay đổi bản thân từ những việc dễ và nhỏ nhất.

Bước 3: Nâng cao thử thách bản thân ở mức khó hơn

Khi đã quen với việc thay đổi những việc nhỏ thì từ từ nâng thử thách lên mức trung bình đến cao. Việc đối mặt với những thử thách khó khăn hơn sẽ giúp bản thân thử thách vượt qua giới hạn và vùng an toàn của mình để phát triển kỹ năng mới. Điều này cũng đồng nghĩa sẽ học được cách tìm ra giải pháp cho những vấn đề phức tạp và trở nên linh hoạt hơn trong việc giải quyết các tình huống khó khăn.

Tuy nhiên, cần lưu ý là không quá vội vàng nâng cao các thử thách, điều này có thể dẫn đến cảm giác áp lực và thất bại. Hãy bắt đầu từ những thử thách dễ dàng hơn, tăng dần độ khó để đảm bảo sự tiến bộ và phát triển bản thân một cách bền vững.

Cho dù đang muốn giảm cân, ăn kiêng, thăng chức trong công việc, thực hiện ước mơ hay hàn gắn những mối quan hệ, thì sự tự chủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Kỷ luật bản thân không phải là bẩm sinh, đó là một quá trình dài thực hành, rèn giũa. Chúng ta sẽ không thể hoàn hảo mỗi ngày, quan trọng là cần phải sẵn sàng để thử và học hỏi. Những thay đổi tích cực nhỏ mà chúng ta thực hiện ngày hôm nay có thể là tiền đề cho những điều lớn lao hơn trong tương lai.

>> Tham khảo: Kỹ năng lãnh đạo bản thân là gì? Lợi ích và cách rèn luyện

>> Tham khảo sách ĐỘT PHÁ BẢN THÂN: https://bit.ly/sach-dot-pha-ban-than

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo