37. Kinh nghiệm việc làm

Làm 7 điều này trong buổi phỏng vấn, đảm bảo nhà tuyển dụng sẽ không thể quên bạn

Vấn đề lớn nhất mà các ứng viên phải đối mặt sau buổi phỏng vấn đầu tiên đó chính là rủi ro bị nhà tuyển dụng “lãng quên”. Bởi lẽ, hội đồng phỏng vấn có rất nhiều việc phải làm, trong khi đó, con số người tham gia ứng tuyển cũng không hề nhỏ. Với mỗi buổi phỏng vấn, họ có thể phải gặp mặt lên đến 10 người, thi thoảng, các cuộc phỏng vấn còn diễn ra liên tục trong nhiều ngày khiến họ không thể nào nhớ rõ ràng từng người mà mình đã nói chuyện.

Đối với các cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài trong vài phút thì nguy cơ ứng viên bị “out” ra khỏi tâm trí của nhà tuyển dụng là rất cao. Thậm chí, nếu như sau buổi gặp gỡ đó bạn cũng không hề gợi nhắc lại về bản thân mình cho họ bằng một bức thư cảm ơn thì khả năng bạn trúng tuyển dường như rất nhỏ.

Sự thật này tuy rất phũ phàng nhưng nó xảy ra mỗi ngày. Do vậy, nếu muốn có được công việc đó thì bạn phải làm nhiều hơn nữa, chứ không đơn thuần chỉ là hoàn thành tốt buổi phỏng vấn. Hãy tìm hiểu sâu hơn điều mà nhà tuyển dụng quan tâm và quan sát xem liệu họ có hứng thú với câu trả lời của bạn hay bị phân tán sang những thứ khác.

Tham khảo:   Muốn quảng cáo thu hút người dùng, hãy sử dụng 5 “thủ thuật tâm lý” này

Ngược lại, nếu bỏ qua điều này thì nhà tuyển dụng sẽ rất dễ quên bạn. Cho dù bạn thể hiện bản thân mình tốt đến mức nào mà không thực sự tạo ra các dấu ấn thì những nỗ lực ấy cũng sẽ không giúp bạn có được vị trí bạn muốn.

Phỏng vấn

Dưới đây là 7 bí quyết khiến nhà tuyển dụng không thể nào quên bạn theo chia sẻ của Liz Ryan – chuyên gia nghề nghiệp và CEO của Work Humanplace.

1. Khi bước vào phòng phỏng vấn, đừng vội vàng ngồi xuống ghế. Hãy thay đổi không khí buổi nói chuyện bằng cách đặt một câu hỏi đơn giản dựa trên những điều bạn đã đọc hoặc nghe được ở đâu đó về công ty. Chẳng hạn như “Công ty mình vừa chuyển sang trụ sở mới phải không ạ? Tôi nghĩ đó là một vị trí rất thuận lợi để phát triển sau này”.

2. Khi nhà tuyển dụng đặt một câu hỏi mở cho bạn, chẳng hạn như “Hãy giới thiệu qua về bạn” thì đừng chỉ đưa ra câu trả lời đóng. Điều này có nghĩa, bạn có thể sử dụng câu hỏi trong lời giới thiệu của mình để tạo ra sự tương tác.

3. Hãy nói về kinh nghiệm làm việc của bạn dưới dạng một câu chuyện. Chẳng hạn, khi nhà tuyển dụng hỏi “thất bại lớn nhất trong công việc cũ của bạn là gì?” thì đừng chỉ liệt kê thất bại và hậu quả mà hãy tạo ra một câu chuyện thật thú vị để hấp dẫn họ.

Tham khảo:   Không rượu, không cafe trong 15 tháng và đây là 4 điều tuyệt vời tôi nhận được

4. Đừng nghĩ cơ hội bạn có được chỉ là một buổi phỏng vấn mà hãy biến nó trở thành một buổi trò chuyện thoải mái giữa bạn và nhà tuyển dụng. Đây là cơ hội để bạn tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó, nhấn mạnh đến các kỹ năng và kinh nghiệm của mình có thể giúp họ giải quyết vấn đề đang gặp phải.

5. Khi nhà tuyển dụng đặt một câu hỏi cho bạn thì sau khi đưa ra câu trả lời, bạn hãy đặt một câu hỏi khác cho họ. Chẳng hạn, nếu được hỏi “bạn quen sử dụng phiên bản Photoshop nào nhất?” thì hãy đáp lại như sau: “tôi thường xuyên làm việc với Photoshop CS6. Tôi rất muốn biết công ty hiện đang sử dụng phiên bản nào?”

6. Sử dụng sự hài hước để phá vỡ không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn.

7. Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể để tăng sự tự tin và lôi cuốn đối phương.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo