20. Kinh tế học

Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest product – NWFP) là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: oregonforests)

Lâm sản ngoài gỗ

Khái niệm

Lâm sản ngoài gỗ trong tiếng Anh được gọi là Non-wood forest product hay Non-timber forest product.

– Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 5-8-1991: 

Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ.

– Hội nghị lâm nghiệp do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc triệu tập tháng 6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một khái niệm và định nghĩa khác về lâm sản ngoài gỗ:

Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng và cây ở ngoài rừng.

– Lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗlớn, có ở rừng, ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO,1999).

– Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm từ sinh vật hoặc có nguồn gốc từ sinh vật, không phải gỗ, và các dịch vụ từ sinh vật có được từ hệ sinh thái rừng và đất rừng phục vụ cho mục đích sử dụng của con người. 

Tham khảo:   Khuynh hướng phát triển môi trường bền vững trong thiết kế đô thị là gì?

Phân nhóm lâm sản ngoài gỗ theo công dụng

Trên thế giới cũng đã có nhiều khung phân loại lâm sản ngoài gỗ được đề xuất. Có khung phân loại dựa vào dạng sống của cây tạo ra các sản phẩm như nhóm cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo gỗ, dây leo thảo …. 

Có khung phân loại dựa vào công dụng và nguồn gốc của các lâm sản ngoài gỗ, như khung phân loại được thông qua trong hội nghị tháng 11 năm 1991 tại Băng Cốc. 

Trong khung này, lâm sản ngoài gỗ được chia làm 6 nhóm:

– Các sản phẩm có sợi: Tre nứa; song mây; lá, thân có sợi và các loại cỏ;

– Sản phẩm làm thực phẩm:

+ Các sản phẩm nguồn gốc thực vật: thân, chồi, rễ , củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm;

+ Các sản phẩm nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc, tổ chim ăn được, trứng và côn trùng;

– Thuốc và mĩ phẩm có nguồn gốc thực vật;

– Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, tanin và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu;

Tham khảo:   Qui luật cung cầu (Law of Supply and Demand) là gì? Xây dựng qui luật cung cầu

– Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ tằm, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ;

– Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc lá ở Ấn Độ).

(Tài liệu tham khảo: Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương trình Hỗ trợ ngàng Lâm nghiệp & Đối tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006. Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ, Nguyễn Quốc Bình, Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo