15. Quản Trị Digital Marketing

Landing Page giúp khách truy cập gắn chặt với website

Như bạn đã biết, landing page là một công cụ hoàn hảo để có một phân khúc lưu lượng truy cập tập trung hướng đến đúng mục tiêu. Nhưng hầu hết các trang web hiện đang sử dụng không tối ưu mà landing page mang lại để chuyển đổi lượng truy cập hàng ngày thành người theo dõi, fan, và khách hàng.

Landing page giúp khách truy cập gắn chặt vào website

Landing page giúp khách truy cập gắn chặt vào website

Đây là vấn đề:

Hầu hết các trang web bị “rò rỉ” hoặc vị trí các bước tiếp theo không phù hợp khiến người truy cập rời khỏi trang web của bạn. Đây là kết quả không tốt cho bạn, bởi vì vẫn còn cơ hội để khách hàng tham gia nhiều hơn nữa.

Các giải pháp cho vấn đề này là tạo ra một landing page dành riêng cho tất cả các loại giao dịch. Những landing page này sẽ là cầu nối trực tiếp để giữ chân các khách truy cập từ các nguồn như phương tiện truyền thông xã hội, Google, một trang sản phẩm, một bài đăng blog…sẽ tham gia tương tác với website của bạn.

Dưới đây là 7 loại landing page mà bất cứ ai có thể sử dụng nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.

1. Landing page thu thập email opt – in
Nếu bạn đặt form đăng kí email để người dùng nhận được những chủ đề quan tâm (email opt – in) trên trang chủ, blog hoặc thanh side bar thì thật sự không hiệu quả. Bạn nên đặt nó trên một landing page chuyên dụng. Landing page này sẽ cho mọi người biết họ sẽ nhận được lợi ích gì từ việc cho bạn các thông tin liên lạc. Điều này có nghĩa là bạn có thể tập trung sự chú ý hoàn toàn của khách truy cập vào việc đăng kí bằng cách loại bỏ những phiền nhiễu khác (như điều hướng), bạn đang khiến họ phải lựa chọn: một là opt – in hai là bỏ lỡ.

Dưới đây là một ví dụ landing page email opt – in:

landing page email opt – in từ LKRSocialMedia.com

landing page email opt – in từ LKRSocialMedia.com

Làm thế nào để xây dựng nó:

Tạo một landing page email opt – in là một chuyển tiếp thẳng.

Hãy bắt đầu với một tiêu đề mạnh mẽ, đồng thời thể hiện lợi ích mà người truy cập sẽ nhận được.
Sau đó, bạn có thể khuếch trương các chi tiết: những gì mà người truy cập nhận được để đổi lấy địa chỉ email? Là một bản tin hàng tuần (như ví dụ trên)? Hoặc có thể bạn đang cung cấp một số thứ tải về miễn phí, giống như một ebook hoặc một báo cáo đặc biệt.

Nếu bạn đang cung cấp một tải về miễn phí thì hãy xem xét việc tạo ra một hình ảnh cho nó (hay còn gọi là bao bì kĩ thuật số), để tạo cho trang web của bạn một số hình ảnh hấp dẫn thị giác.

Và cuối cùng, phần quan trọng nhất: bảng form opt – in của bạn. Form của bạn nên ngắn gọn và đơn giản để cho kết quả tối ưu. Việc bạn có ít trường thông tin thường sẽ mang lại tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. Một điều quan trọng không kém là tạo ra một nút CTA mạnh mẽ như “submit” hoặc “register”, thay vì tạo một biến thể khác như “Nhận ebook miễn phí ngay bây giờ” hoặc “gửi cho tôi công cụ của tôi”…

2. Landing page nội dung
Trong bất kì giai đoạn tiếp thị trực tuyến nào thì người ta đều áp dụng inbound marketing. Tức là marketing dựa trên những nội dung thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng để tạo ra khách hàng, chứ không spam và làm phiền họ. Vì vậy trong landing page, nội dung rất quan trọng.

Bạn viết blog, vlog hoặc tạo ra các sản phẩm thông tin miễn phí cho người đọc thì bạn sẽ có được nhiều giá trị hơn từ nội dung nếu bạn tổ chức nó trên landing page riêng của mình.

Hãy suy nghĩ về nó: blog của bạn là rất hữu dụng cho tính năng cập nhật bài viết mới hoặc tính năng tìm kiếm các chủ đề quan tâm. Tuy nhiên, rất nhiều nội dung tuyệt vời của bạn có thể sẽ bị mất sự chú ý với người đọc. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng khắc phục vấn đề này bằng cách cung cấp cho khách truy cập một mô hình hóa bài viết theo chủ đề trên một landing page.

Tham khảo:   Làm thế nào để đo lường hiệu quả email remarketing?

Đây là một landing page về nội dung từ FirepoleMarketing.com, bao gồm tất cả nội dung của họ trên gamification:

FirepoleMarketing.com

FirepoleMarketing.com

Làm thế nào để xây dựng nó:

Đây có lẽ là một trong những trang landing page đơn giản và dễ làm nhất.

Quyết định chủ đề mà bạn muốn làm cho tính năng này, sau đó tạo ra một landing page cho từng chủ đề một. Bao gồm một lời giới thiệu ngắn đến chủ đề và sau đó liên kết các bài viết hoặc video với nhau để tạo ra chủ đề này.

Bây giờ các landing page về nội dung của bạn đã được tạo ra bằng cách liên kết các bài viết từ website của bạn, hoặc các hồ sơ trên phương tiện truyền thông và email với nhau.

3. Landing page mở đầu
Trang web của bạn thực hiện rất nhiều nhiệm vụ cho doanh nghiệp của bạn: logo thương hiệu, liên hệ, cung cấp thông tin, bán sản phẩm và nhiều hơn nữa. Vì vậy, khi một người nào đó truy cập vào website của bạn thì sẽ có rất nhiều hướng dẫn để họ có thể đi vào.

Nhưng hướng đi mà khách truy cập chọn không phải lúc nào cũng tốt nhất. Họ có thể thấy thông tin mà họ không quan tâm đến hoặc lời đề nghị không mong đợi nhưng lại được phơi bày trước mặt.

Nhưng nếu bạn tùy chỉnh thì có thể tạo ra một sự trải nghiệm mới nhằm mục đích chỉ dành cho khách truy cập lần đầu tiên? Mội sự trải nghiệm mà sẽ cung cấp cho họ những ấn tượng tốt ngay lần đầu tiên, và hiển thị tất cả các thông tin và liên kết mà họ cần phải nhận được nhiều nhất của lượt truy cập đầu tiên đó.

Một landing page “mở đầu” có thể làm tất cả điều đó.

3-tommy-is-my-name

Làm thế nào để xây dựng nó:

Landing page “mở đầu” thường bao gồm sự điều hướng để khách truy cập có thể dễ dàng tìm thấy nó mà không phải nhập tìm kiếm vào trang web của bạn. Nó thường bao gồm một lời chào, giới thiệu, cung cấp cho mọi người thêm thông tin về trang web và doanh nghiệp của bạn để mang lại những điều thú vị cho khách hàng. Như ví dụ ở trên, bao gồm một đoạn video chào đón.

Sau khi đã thực hiện việc giới thiệu xong, thì bạn nên hướng dẫn những khách truy cập lần đầu tiên những thông tin và các trang phù hợp nhất với họ. Nhắc nhở khách truy cập nên kiểm tra email cung cấp đã chính xác chưa và xem qua những câu hỏi FAQ của bạn trước? Đồng thời nên chắc chắn rằng bạn đã có một bài viết trên blog làm điểm nhấn và có sức thu hút khách truy cập.

Bạn nên liên kết đến các trang thích hợp, và nhớ tạo những nút CTA có sức kích thích mạnh mẽ để khiến khách truy cập biết phải làm gì tiếp theo.

4. Landing page đến từ mạng xã hội
Khi bạn tìm thấy một người thú vị trên Twitter và nhấp vào liên kết trang web đó, vậy liên kết này sẽ dẫn đến đâu?

Hầu hết, bạn sẽ kết thúc ở trang chủ, điều đó liệu có tốt với khách truy cập? Trang chủ là hiếm khi là nơi tốt nhất để gửi lưu lượng truy cập vào, bởi nó là kết quả mà khách truy cập không mong đợi. Vì vậy càng có nhiều tùy chỉnh thì khách truy cập sẽ có nhiều trải nghiệm tốt hơn.

Khi tôi nhấp vào URL ProBlogger trên hồ sơ cá nhân Twitter của mình, tôi đã nhận được:

Tham khảo:   Tổng Hợp Các Loại Hình Marketing Hiện Nay Cho Các Doanh Nghiệp

4-problogger-landing-pages

Trang này mang đậm tính cá nhân. Nó đề cập về những cung cấp thông tin mà tôi cần (thông tin cá nhân, thông tin liên lạc…)

Làm thế nào để xây dựng nó:

Nếu có một người nào đó theo dõi bạn từ hồ sơ trên mạng xã hội, và bạn muốn biến sự quan tâm đó thành một cái gì đó lâu dài, thì bạn hãy đưa ra những thông tin mà họ muốn. Sau đó, cung cấp một nút CTA để yêu cầu có được email của bạn, đăng kí vào blog của bạn hoặc kết nối với bạn một cách nào đó.

5. Landing page dành cho khách truy cập
Khách truy cập làm được rất nhiều điều tuyệt vời cho bạn và website của bạn. Bạn đã cung cấp nhiều bài viết có giá trị mà họ yêu thích (nếu họ không làm, họ sẽ chỉ đọc được một góc khá hẹp của bài viết). Bạn muốn giữ và sử dụng nó để xây dựng một kết nối mạnh mẽ hơn với khách truy cập thì bạn nên sử dụng một landing page tùy chỉnh cho khách truy cập để thực hiện các cuộc trò chuyện từ trang web của bạn:

thelaunchcoach.com

thelaunchcoach.com

Làm thế nào để xây dựng nó:

Điều quan trọng nhất trong landing page cho khách truy cập là duy trì sự rung cảm phù hợp cho độc giả. Bạn nên để trang này thực sự liên quan đến bất cứ điều gì mà khách truy cập mong muốn có khi tìm kiếm.

Ví dụ cụ thể, một công việc tuyệt vời được mời gọi để khách truy cập vào bằng cách sử dụng tên của blog này, nhưng khi nhấn vào link thì nó lại chuyển sang một nội dung khác không liên quan (như game mới chẳng hạn). Vì vậy, bạn nên kiểm tra link URL có thực sự liên quan đến nội dung của nút CTA (Call To Action) thể hiện hay không?

6. Landing page cảm ơn
Một trong những điều bị lãng phí lớn nhất trên website của bạn là trang cảm ơn. Đây là trang được chuyển đến sau khi họ đăng kí email opt – in để nhận chủ đề quan tâm như đăng kí một sự kiện, hội thảo hoặc mua một sản phẩm.

Một trang cảm ơn thường giống nhau: một tin nhắn cảm ơn. Và không có gì khác để lại. Đây là một sự lãng phí lớn mà bạn vô tình không biết. Bất cứ ai đến trang cảm ơn đã chỉ ra rằng họ quan tâm đến những gì bạn cung cấp ở một mức độ nào đó. Tại thời điểm này, họ được đánh giá cao khi tham gia cùng với doanh nghiệp của bạn, vì vậy bạn nên tận dụng để thúc đẩy mối quan hệ xa hơn một chút.

Hãy xem trang cảm ơn từ Daily Egg, mà tôi đã được chuyển đến sau khi đăng kí nhận bản tin của họ:

Daily Egg

Daily Egg

Chú ý rằng phần tiêu đề “bạn nên làm gì ngay bây giờ?” đem lại cho người đăng kí email mới một cách dễ dàng và hấp dẫn để có được sự tham gia nhiều hơn. Bạn có thể lợi dụng cái đà mà người đăng kí mới có bằng cách làm bổ sung thêm nhiều lời đề nghị.

Làm thế nào để xây dựng nó:

Trong trường hợp của Daily Egg, đề nghị bổ sung mà họ thực hiện là cho 2 cơ hội miễn phí khác. Điều quan trọng là dòng đề nghị bổ sung của bạn phải phù hợp với hành động truy cập ban đầu.

Vì vậy, kể từ khi tôi chỉ chọn tham gia vào nhận tin miễn phí, Daily Egg đã trình bày cho tôi một số tùy chọn miễn phí khác.

Landing page cảm ơn sau khi mua hàng có thể bao gồm một lời đề nghị cho một sản phẩm với giá giảm đặc biệt. Hoặc có thể bạn cung cấp tính năng share thông tin trên mạng xã hội sau khi hoàn tất một hành động nào đó (mua hàng hoặc đăng kí hội thảo…).

Tham khảo:   Dùng Google Search để dự đoán nhu cầu của khách hàng

Ý tưởng khác: bạn có thể yêu cầu mọi người điền vào một cuộc điều tra ngắn, cung cấp một số thông tin phản hồi, kiểm tra bài viết nào trên blog đang được phổ biến nhất hoặc theo dõi bạn trên mạng xã hội…

7. Landing page hủy bỏ đăng kí
Khi một khách hàng hủy bỏ đăng kí từ danh sách của bạn, bạn sẽ có chút buồn và thất vọng đúng không?
Nhưng cũng giống như hầu hết các mối quan hệ, một danh sách email bị mất thường có thể sẽ được tận dụng ở một mức độ nào đó. Bạn không nên lạnh nhạt với người đã hủy bỏ đăng kí và thờ ơ với trang “tạm biệt”.

Bạn đã thực sự nhìn thấy trang chuyển hướng sau khi độc giả hủy đăng kí?

Hầu hết các máy chủ email (như Aweber & MailChimp) có mail được gửi tự động đến những người hủy đăng kí email này. Tuy nhiên, bạn có thể chuyển nó ra thành một trang riêng của bạn. Lý do: khi ai đó hủy đăng kí từ danh sách của bạn là do họ hoàn toàn không thích nghe một chiều từ bạn. Nhưng nhiều khả năng là vẫn còn có một điểm thu hút nhỏ về nội dung và doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, hãy cung cấp cho họ sự lựa chọn khác.

Kiểm tra landing page hủy đăng kí HubSpot’s, nơi họ tạo cơ hội thứ hai cho người hủy bằng cách kết nối và một mạng xã hội:

7-hubspot-landing-page

HubSpot’s

Làm thế nào để xây dựng nó:

Có thể việc nhận bản tin hàng tuần của bạn là quá nhiều đối với họ: họ sẽ hạnh phúc hơn nếu nhận được một thông báo đặc biệt của bạn? Có lẽ công cụ của bạn không hữu ích với họ bằng việc kết nối trên Twitter hay Google+.

Chúng ta nên thừa nhận mong muốn của khách hàng để gắn kết mối quan hệ, tạo sự chú ý khác cho họ. Bạn nên cung cấp cho họ lựa chọn nhanh chóng và dễ dàng điều chỉnh mức độ tương tác với thương hiệu của bạn. Và tất nhiên, bạn sẽ luôn luôn cung cấp một cách rõ ràng và dễ dàng để hoàn toàn hủy đăng kí từ danh sách email của khách hàng.

Nếu bạn nhớ một điều, thì hãy nhớ điều này:

Các landing page tập trung vào các chủ đề, mục tiêu cụ thể, dù cho mục tiêu đó là bán một cái sản phẩm bất kì, phát triển một danh sách email, truyền bá nhận thức về thương hiệu, hoặc một cái gì đó khác hoàn toàn.

Để tối ưu hóa ROI, bạn nên kết nối mỗi lượng truy cập với landing page dành riêng cho nó.

Bài liên quan: 5 phương pháp đặt tiêu đề giúp tăng lượng Click

Nguồn: KISSmetrics

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo