28. Quản Trị Marketing

Lí thuyết tính cách cá nhân (Individual personality theory) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: pinterest)

Lí thuyết tính cách cá nhân

Khái niệm

Lí thuyết tính cách cá nhân trong tiếng Anh gọi là: Individual personality theory.

Phát triển từ lí thuyết của Freud, lí thuyết này có nội dung như sau: 

– Tất cả các cá nhân đều có đặc điểm bên trong hoặc tính cách

– Ở mỗi đặc điểm đều chứa đựng một số sự khác biệt giữa các cá nhân

– Môi trường bên ngoài thậm chí các tình huống xung quanh chúng ta không được nhìn nhận trong lí thuyết này. Lí thuyết này cho rằng tính cách hay đặc điểm của mỗi cá nhân được thiết lập từ rất sớm và không thay đổi qua thời gian

– Bề ngoài của một con người cho thấy tính cách bề mặt của anh ta và và thông qua những hành vi có thể quan sát được của một cá nhân thì chúng ta sẽ có khả năng nhận ra nguồn tính cách đằng sau nó.

Ví dụ: Sự khẳng định quyền lợi (nguồn tính cách) sẽ thể hiện ra bề mặt là sự gây hấn, cạnh tranh (biểu hiện hành vi, biểu hiện bên ngoài).

Tham khảo:   Hệ số viral (Viral Coefficient) là gì? Mối quan hệ giữa hệ số viral và chỉ số NPS

Tính cách bao gồm những phẩm chất cá nhân có tính bền vững cho phép khách hàng phản hồi lại thế giới xung quang. Mọi người đều có tính cách, các đặc điểm tính cách này sẽ giúp chúng ta mô tả sự khác biệt giữa họ và đối với nhà tiếp thị thì đặc điểm tính cách này sẽ giúp họ xây dựng chiến lược marketing.

Sử dụng nghiên cứu tính cách vào hoạt động Marketing

Mỗi sản phẩm tiêu dùng đều có “nhãn hiệu cá nhân” hay nói cách khác là mang dấu ấn của tính cách cá nhân. 

Ví dụ: Một loại nước hoa có sự xây dựng hình ảnh là nước hoa của sự trẻ trung, khám phá, năng động, trong khi loại nước hoa khác được nhìn nhận là sự lãng mạn, quyến rũ… và mỗi cá nhân sẽ lựa chọn loại phù hợp với tính cách của mình trong những tình huống khác biệt..

Khách hàng có xu hướng mua sắm sản phẩm với cá tính riêng mạnh nhất mà khiến họ cảm thấy tự tin. 

Mọi người ghi dấu cá tính khi sử dụng nhãn hiệu theo nhiều yếu tố bao gồm cả đặc điểm của sản phẩm theo sự xếp hạng, thành phần nhãn hiệu, bao bì và quảng cáo. 

Tham khảo:   4C Trong Marketing Là Gì? Mô Hình 4C Có Gì Khác So Với 4P?

Nhà tiếp thị ngày càng quan tâm nhiều hơn để phát triển những nhãn hiệu có cá tính. 

Ví dụ: Nhãn hiệu Redbull đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị phần và cạnh tranh trên thị trường nước uống tăng lực nhờ vào chiến dịch quảng cáo với một cầu thủ có hạng – Katisak của Thái Lan liên kết với hình ảnh các hoạt động thể thao sôi động, sự nồng nhiệt… 

Và nhãn hiệu đã được khách hàng nhìn nhận như là biểu trưng cho sự năng động, táo bạo và vui vẻ.

(Tài liệu tham khảo: Hành vi khách hàng, ThS. Tạ Thị Hồng Hạnh, 2009, NXB Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo