28. Quản Trị Marketing

Marketing công nghiệp (Industrial marketing) là gì? So sánh với Marketing tiêu dùng

Hình minh hoạ (Nguồn: sondoramarketing)

Marketing công nghiệp

Khái niệm

Marketing công nghiệp hay marketing b2b trong tiếng Anh được gọi là Industrial marketing hay business-to-business (B2B) marketing.

Marketing công nghiệp là những hoạt động marketing nhằm vào việc bán các loại hàng hoá/dịch vụ cho các doanh nghiệp hay tổ chức để sử dụng trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của họ.

(Theo TS. Hà Nam Khánh Giao, 2004, Marketing công nghiệp, NXB thống kê, TP. Hồ Chí Minh)

Vai trò của marketing công nghiệp trong hoạt động của các doanh nghiệp

Khối lượng tiền lưu chuyển và hàng hóa bán cho các doanh nghiệp lớn hơn so với trường hợp bán cho người tiêu dùng. 

Để sản xuất và bán được một đôi giày thì những người bán da sống phải bán da sống cho những người thuộc da, rồi người thuộc da phải bán da thuộc cho người sản xuất giày, người sản xuất giày bán giày cho người bán sỉ, rồi người bán sỉ lại bán giày cho người bán lẻ, để người này cuối cùng sẽ bán cho người tiêu dùng. 

Ngoài ra mỗi bên tham gia trong dây chuyền sản xuất lưu thông phân phối này còn phải mua nhiều thứ hàng hóa và dịch vụ khác nữa, vì thế mà việc mua sắm của doanh nghiệp nhiều hơn việc mua sắm của người tiêu dùng.

Tham khảo:   Điểm Mặt 10+ Hình Thức Quảng Cáo Hiệu Quả Nhất

Một cách ngắn gọn có thể nói rằng, tất cả các doanh nghiệp muốn bán hàng hoá dịch vụ cho một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó đều phải ứng dụng marketing công nghiệp .

Các loại hình marketing công nghiệp

– Marketing đại chúng: khách hàng có qui mô nhỏ và số lượng đông đảo

– Marketing liên tục: đặc trưng bởi một mối quan hệ liên tục giữa các nhà cung cấp và khách hàng

– Marketing dự án: đặc trưng bởi một mối quan hệ không liên tục giữa các nhà cung cấp và khách hàng

Các loại hình marketing công nghiệp

Sự khác nhau giữa marketing công nghiệp và marketing tiêu dùng

Bảng: So sánh marketing công nghiệp và tiêu dùng

Nội dung 

Marketing tiêu dùng 

Marketing công nghiệp 

Khách hàng 

– Các cá nhân, người tiêu dùng


- Số lượng khách hàng lớn, nhưng số lượng mua nhỏ 

– Khách hàng phân bố trên phạm vi địa rộng 

– Các tổ chức, các công ty 

– Số lượng khách hàng ít, nhưng mua với số lượng lớn hơn nhiều. 

– Khách hàng tập trung hơn về địa

Mục tiêu mua 

– Mua cho tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình 

– Mua để sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ khác 

Nhu cầu 

– Cầu trực tiếp


– Cầu co giãn nhiều với giá 

– Cầu thứ phát bắt nguồn từ cầu ở thị trường tiêu dùng


– Cầu ít co giãn với giá trong ngắn hạn 

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua 

– Đơn giản


– Ít người tham gia vào quá trình quyết định mua 

– Nhiều yếu tố phức tạp


– Nhiều người tham gia vào quyết định mua 

Cách mua hàng 

 – Không chuyên nghiệp, tuỳ thuộc vào từng cá nhân. 

– Chuyên nghiệp, theo qui trình, chính sách và thủ tục được định sẵn. 

Quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp 

– Quan hệ lỏng lẻo


– Khách hàng thường mua qua trung gian 

– Quan hệ rất chặt chẽ


– Thường mua bán trực tiếp, khách hàng thường mua lặp lại, mua thường xuyên 

Vai trò của các công cụ marketing 

 
– Xúc tiến khuyếch trương, giá cả, phân phối đóng vai trò quan trọng 
  

– Sản phẩm quan trọng, bán hàng cá nhân, phân phối vật chất quan trọng. 

Tham khảo:   Chuỗi giá trị (Value Chain) theo quan điểm marketing hiện đại là gì?

(Tài liệu tham khảo: Bài giảng Marketing công nghiệp, Nguyễn Thị Thái Hà, 2010, Đại học Kinh tế. Bài giảng Marketing B2B, TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo