20. Kinh tế học

Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro (Risk-Adjusted Return) là gì?

Hình minh họa

Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro

Khái niệm

Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro trong tiếng Anh là Risk-Adjusted Return.

Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro là việc xác định lợi nhuận của khoản đầu tư bằng cách đo lường mức độ rủi ro liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận đó, thường được biểu thị dưới dạng số hoặc xếp hạng. Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro được áp dụng cho chứng khoán riêng lẻ, quĩ đầu tư và danh mục đầu tư.

Một số thước đo rủi ro phổ biến bao gồm hệ số Alpha, hệ số Beta, hệ số R bình phương (R-Squared), độ lệch chuẩn và tỉ lệ Sharpe. Khi so sánh hai hoặc nhiều khoản đầu tư tiềm năng, một nhà đầu tư phải luôn sử dụng các thước đo rủi ro giống nhau.

Nội dung

Theo định nghĩa đơn giản nhất, lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro là lợi nhuận của khoản đầu tư so với mức rủi ro của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu hai hoặc nhiều khoản đầu tư có cùng mức lợi nhuận trong một khoảng thời gian nhất định, khoản đầu tư nào có rủi ro thấp nhất sẽ có mức lãi đã điều chỉnh rủi ro tốt hơn.

Tuy nhiên, xem xét rằng các thước đo rủi ro khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, điều quan trọng là phải rõ ràng về loại lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro nào đang được xem xét.

Tham khảo:   Phương pháp suy nghiệm (Heuristic method) trong đầu tư là gì? Đặc điểm và hạn chế

Lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro có tác động quan trọng đến danh mục đầu tư. Ở các thị trường mạnh, một quĩ có rủi ro thấp hơn điểm chuẩn (benchmark) có thể có lợi nhuận hạn chế và quĩ chấp nhận có rủi ro cao hơn so với điểm chuẩn có thể có lợi nhuận cao hơn.

Mặc dù các quĩ chấp nhận rủi ro cao hơn có mức lỗ cao hơn trong thời kì biến động lớn, nhưng các quĩ này có nhiều khả năng có lợi nhuận vượt trội so với điểm chuẩn trong toàn bộ chu kì thị trường (full market cycles).

Ví dụ về tỉ lệ Treynor

1. Tỉ lệ Treynor

Tỉ lệ Treynor được phát triển bởi Jack Treynor, một nhà kinh tế học người Mỹ. Ông cũng là một trong những người phát minh ra Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM).

Tỉ lệ Treynor dùng để xác định mức lợi nhuận thặng dư được tạo ra trên mỗi đơn vị rủi ro của một danh mục đầu tư. Rủi ro được đề cập trong tỉ lệ Treynor là rủi ro hệ thống được đo bằng hệ số Beta của danh mục đầu tư. Tỉ lệ Treynor càng cao thì càng tốt.

Tham khảo:   Nạn khủng hoảng rơi rụng (Shakeout) trong kinh tế học là gì? Nội dung về nạn khủng hoảng rơi rụng

Công thức tính:

Công thức tính tỉ lệ Treynor

Trong đó:
– rp : lợi nhuận của danh mục đầu tư
– rf  : lãi suất phi rủi ro (thường là lãi suất của tín phiếu kho bạc)
– βp : hệ số Beta của danh mục

2. Ví dụ

Giả sử quĩ tương hỗ A có lợi nhuận 12% trong năm qua và có độ lệch chuẩn là 10%. Quĩ tương hỗ B có lợi nhuận 10% và độ lệch chuẩn là 7%. Lãi suất phi rủi ro trong kì là 3% và Beta của cả hai quĩ là 0.75.

Tỉ lệ Treynor được tính như sau:

Quĩ tương hỗ A: (12% – 3%) / 0,75 = 0,12

Quĩ tương hỗ B: (10% – 3%) / 0,75 = 0,09

Từ kết quả trên ta thấy, quĩ A có tỉ lệ Treynor cao hơn, có nghĩa là quĩ đang kiếm được nhiều tiền lãi trên mỗi đơn vị rủi ro hệ thống hơn so với quĩ B.

(Nguồn tham khảo: Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo