28. Quản Trị Marketing

Metaverse Marketing Là Gì? Tiềm Năng Marketing Cực Lớn Trong Thời Đại 4.0

Metaverse là gì? Metaverse marketing là gì? Metaverse marketing là một hình thức marketing đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và ứng dụng nhằm hiện thực hiệu quả các mục tiêu của mình. Để hiểu hơn về chủ đề thú vị này, mời bạn cùng Masterskills khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Metaverse là gì?

Metaverse được ghép từ tiền tố meta, và verse trong universe. Thuật ngữ này được công bố từ vào năm 1992 bởi Neal Stephenson trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash. 

Metaverse là một môi trường mà người dùng có thể truy cập và tương tác thông qua thực tế ảo. Nó được hình thành từ các khía cạnh của sự hiện diện, sự tương tác và sự hòa nhập. 

Metaverse marketing là gì? Metaverse marketing có thể được hiểu là việc triển khai các hoạt động marketing trong môi trường metaverse. Tại đây, thương hiệu có thể tương tác với khách hàng theo nhiều cách khác nhau để trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Metaverse là gì?Metaverse là gì?
Metaverse là môi trường thực tế ảo cho phép người dùng tương tác.

2. Tại sao nên kết hợp marketing với Metaverse?

Tiềm năng của metaverse marketing là gì? Theo McKinsey, metaverse có tiềm năng ảnh hưởng đến hoạt động thương mại và cuộc sống con người rất lớn. , metaverse thu hút đầu tư hơn 120 tỷ USD, dự đoán đến năm 2030 là 5 nghìn tỷ USD.

Để tăng trải nghiệm cho người dùng, các trò chơi như Fortnite, Minecraft, Axie Infinity đã kết hợp các yếu tố của metaverse.

Theo Gartner dự kiến sẽ có khoảng 25% người sẽ dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày trong metaverse cho việc mua sắm, công việc, giáo dục, mạng xã hội vào năm 2026. Với metaverse thương hiệu có thể tạo ra một thế giới dành riêng cho sản phẩm/dịch vụ của mình, nơi mà người tiêu dùng có thể tương tác và khám phá thông qua avatar của họ.

Nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận và thu hút nhóm đối tượng gen Z, gen Y thì chiến lược metaverse marketing chắc hẳn không thể bỏ qua.

Việc ưu tiên các hình thức nội dung mới trong metaverse tạo điều kiện thuận lợi cho việc khơi gợi các cuộc trò chuyện với công chúng.  

Tham gia metaverse giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng của thị trường. Bên cạnh đó, metaverse marketing giúp doanh nghiệp có thể gia tăng nhận diện thương hiệu và thích ứng với các đặc điểm trong môi trường ảo. 

Tham khảo:   Kênh phân phối (Distribution Channel) là gì? Bản chất và chức năng

3. Các chiến lược metaverse marketing

Cùng Masterskills khám phá các chiến lược metaverse marketing trong phần dưới đây nhé.

3.1. Tìm hiểu đối tượng mục tiêu

Gen Z và gen Y là 2 nhóm đối tượng có thời gian sử dụng internet nhiều nhất, do đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là động lực chính cho sự phát triển của metaverse. Mặc dù vậy, theo nghiên cứu mới nhất của Harris Poll chỉ có 38% gen Z cho biết họ coi metaverse như một phần của cuộc sống. Điều này cho thấy, nhiều người trẻ vẫn chưa thực sự bị thuyết phục bởi metaverse và bị ảnh hưởng bởi các hoạt động marketing trên môi trường này.

Qua đây, để chiến lược metaverse marketing đạt hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp cần xác định chính xác và phân tích một cách cẩn thận về đối tượng mục tiêu thay vì chọn đại khái hai tệp đối tượng rộng lớn là gen Z, gen Y. 

3.2. Luôn cập nhật Metaverse

Để có thể tham gia vào metaverse để thực hiện các hoạt động marketing, chắc chắn bạn cần tìm hiểu mọi thứ về nó. Trong đó, bạn cần quan tâm đến hai khái niệm hệ thống tập trung hóa (a centralized system) và hệ thống phi tập trung hóa (a decentralized system).

Các chiến lược metaverse marketingCác chiến lược metaverse marketing
Các chiến lược metaverse marketing.

Theo đó, hệ thống tập trung hóa được hiểu là trung tâm kiểm soát dữ liệu. Chẳng hạn, bạn sử dụng phương tiện truyền thông là Facebook. Khi đó, các bài đăng trên nền tảng này, dữ liệu sẽ được Facebook xác thực và chuyển đổi.

Kể từ khi bitcoin xuất hiện vào năm 2009, ý tưởng về hệ thống phi tập trung hóa bắt đầu đến với cuộc sống của chúng ta. Với sự giúp sức của công nghệ blockchain, nếu bạn muốn gửi bitcoin đến bạn bè, bạn sẽ không phải trải qua các bước tương tự như với hệ thống tập trung hóa.   

Tóm lại để tạo ra các hoạt động marketing hiệu quả trên môi trường này, bạn cần update liên tục các thông tin về metaverse.

3.3. Tận dụng AR vào marketing

AR được hiểu là một trải nghiệm tương tác trong môi trường thực, trong đó các vật thể trong môi trường thực được nâng cấp nhờ thông tin được nhận diện do máy tính tạo ra.

Tham khảo:   Marketing tổng thể (Overall Marketing) là gì?

Hãy cùng tìm hiểu một ví dụ thực tế của IKEA trong việc áp dụng AR vào marketing, để hiểu hơn về cách mà doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ này vào chiến dịch marketing của mình.

Bằng việc sử công nghệ AR, thương hiệu IKEA cho phép người dùng có thể thử đặt các sản phẩm trong môi trường thực. Bên cạnh đó, các sản phẩm được tạo ra dưới dạng 3D và đúng với tỷ lệ thực tế. Nhờ đó, khách hàng có thể lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với không gian nhà của họ. 

3.4. Metaverse gaming

Việc đưa các trò chơi metaverse vào chiến lược marketing là một chiến thuật hiệu quả giúp thương hiệu thu thú và tương tác với công chúng mục tiêu một cách hiệu quả hơn. 

Ví dụ, để truyền tải thông điệp, tại Wendy’s luôn cung cấp các sản phẩm tươi ngon. Chơi game của Fortnite trong metaverse, thương hiệu đặt mục tiêu phá hủy tất cả các sản phẩm burger đông lạnh từ Fortnite. 

digital marketing metaversedigital marketing metaverse
Ví dụ về metaverse gaming của Wendy’s.

3.5. Các sự kiện trực tuyến

Các rào cản vật lý có thể bị xóa bỏ bởi các sự kiện trực tuyến trên metaverse. Bất kỳ ai cũng thể tham dự sự kiện mà không có bất kỳ giới hạn nào, qua đó giúp doanh nghiệp.  mở rộng khả năng tiếp cận đến công chúng. 

Các sự kiện trực tuyến có thể cung cấp trải nghiệm tương tác cao hơn, theo đó người tham dự cho thể tự do di chuyển và tương tác đối thoại hai chiều mà không cần phải ra khỏi nhà hay mất kỳ khoản phí di chuyển nào.

Doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của sự kiện trực tuyến trên metaverse để tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới và truyền thông về sản phẩm để hiện thực các mục tiêu đề ra.

3.6. Sử dụng avatar

Avatar được hiểu là một sự hiện diện ảo của mỗi cá nhân. Người dùng có thể điều chỉnh các chi tiết như tóc, màu da, dáng mũi, v.v để tạo ra một avatar ấn tượng và độc đáo.

Tham khảo:   Hệ thống báo cáo nội bộ (Internal reporting systems) trong marketing là gì?

Nhiều thương hiệu như Gucci, Nike, Facebook, v.v, cũng đã kịp thời nắm bắt xu hướng này. Gucci đã kết hợp với ca sĩ nổi tiếng Miley Cyrus để truyền thông về sản phẩm nước hoa mới. 

metaverse ví dụmetaverse ví dụ
Avatar là hình thức khá hay gặp trong metaverse.

3.7. Một số lưu ý khác

Để nâng hiệu quả của chiến dịch marketing, bên cạnh việc thực hiện metaverse marketing, doanh nghiệp có thể kết hợp với các hoạt động marketing khác; xác định chính xác nền tảng metaverse, v.v.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Metaverse marketing là gì?” mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích về chủ đề thú vị này.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo