15. Quản Trị Digital Marketing

Minigame: Nâng cao nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số

Minigame đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp hiện đại. Việc sử dụng minigame không chỉ đơn thuần là một cách để tạo ra trải nghiệm giải trí, mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tăng cường tương tác và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Tìm hiểu thêm về minigame ngay trong bài viết để tận dụng tối đa tiềm năng của nó, mở ra cơ hội thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng cường nhận thức về thương hiệu.

Minigame là gì?

Mini game là một chiến lược marketing sáng tạo sử dụng trò chơi thú vị, hấp dẫn để tạo ra trải nghiệm tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trò chơi nhỏ này có thể diễn ra trên nhiều nền tảng, từ ứng dụng di động, trang web, mạng xã hội cho đến sự kiện trực tiếp…

Mini game trong kinh doanh thường được thiết kế với mục tiêu thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng cường nhận thức, tương tác và tạo ra một kết nối tích cực giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Minigame là gì?

Minigame là gì?

Hiệu quả của việc sử dụng minigame trong kinh doanh và marketing

Việc sử dụng mini game trong kinh doanh và marketing mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả đáng kể cho doanh nghiệp, bao gồm:

Tăng tương tác và thu hút khách hàng: Theo báo cáo của Gamify, minigame nhận được nhiều lượt nhấp chuột hơn 181% so với video thông thường. Vì thế, minigame có thể tăng cường thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua tính giải trí và sự thú vị, tạo điều kiện để tương tác với đối tượng khách hàng mục tiêu một cách sâu hơn. 

Tăng cường nhận thức về thương hiệu: Mini game đã giúp Ford Motors thành công tăng số lượt thích trên Facebook lên 600% và tăng doanh số bán hàng lên hơn 8 triệu USD (Optinmonster). Như vậy, minigame có thể được thiết kế để tích hợp với yếu tố thương hiệu của một công ty. Khi người chơi tương tác với mini game, họ có thể nhớ đến thương hiệu thông qua trải nghiệm và mong muốn tiếp xúc nhiều hơn. 

Những ảnh hưởng tích cực của mini game trong kinh doanh

Những ảnh hưởng tích cực của mini game trong kinh doanh

Tạo cơ hội tiếp thị và quảng cáo: Mini game miễn phí có thể được sử dụng như một phương tiện truyền thông, tiếp thị hiệu quả. Việc tích hợp quảng cáo hoặc thông điệp tiếp thị vào mini game có thể tạo ra tương tác chặt chẽ hơn giữa thương hiệu và khách hàng. Theo số liệu thống kê của Optinmonster, sau khi biến trang web của mình trở thành một trò chơi nhỏ, Verizon Wireless nhận thấy thời gian duyệt web của người dùng đã tăng lên 30%. 

Tham khảo:   3 CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING SẼ GIÚP BẠN TIẾT KIỆM 20 GIỜ MỖI TUẦN

Thu thập dữ liệu khách hàng: Trong quá trình chơi mini game, người chơi thường cung cấp thông tin về hành vi và sở thích của họ. Vì vậy, khả năng khách hàng điền thông tin cá nhân khi kết thúc mini game cao hơn 2,2 lần so với các nội dung thông thường (Theo báo cáo của Gamify). Các công ty có thể tận dụng các thông tin người chơi cung cấp để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. 

Ứng dụng mini game trong chiến lược kinh doanh và marketing

Mini game có thể là một công cụ hiệu quả trong chiến lược kinh doanh và marketing vì chúng có khả năng tạo ra sự tương tác tích cực từ phía khách hàng và thu hút sự chú ý đối tượng muốn tiếp cận. Dưới đây là một số cách ứng dụng mini game vào chiến lược kinh doanh và marketing:

Sử dụng mini game như một công cụ quảng cáo

Sử dụng mini game như một công cụ quảng cáo là một chiến lược tiếp thị sáng tạo và hiệu quả để tạo ra sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng. Mini game có thể được tích hợp logo, màu sắc và thông điệp quảng bá thương hiệu để tạo sự nhận biết và lan truyền thương hiệu mạnh mẽ.

Mini game “Shrimp Attack” giúp KFC bán hết Tôm Puri Ebi nhanh chóng

Mini game “Shrimp Attack” giúp KFC bán hết Tôm Puri Ebi nhanh chóng

Ví dụ: KFC – “Shrimp Attack

Tại Nhật Bản, thương hiệu thức ăn nhanh KFC đã sử dụng mini game Shrimp Attack (một trò chơi được triển khai trên nền tảng trang web) thu được hơn 854.454 lượt chơi với hơn 4,4 lượt chơi trung bình mỗi trò chơi, giúp tăng doanh số bán hàng tại cửa hàng lên 106%. Chiến dịch mini game bán hàng này đã thành công giúp sản phẩm mới (Tôm Puri Ebi) của KFC bán hết một cách nhanh chóng.

Tham khảo:   Khai thác Email “nhỏ giọt” để nuôi khách hàng tiềm năng

Tích hợp mini game vào chiến lược khuyến mãi

Phát triển mini game như một phần của chương trình tích điểm. Người chơi có thể kiếm điểm thưởng hoặc nhận các voucher giảm giá qua việc tham gia mini game tặng quà, tạo động lực để duy trì sự tham gia.

Ví dụ: N11 – “Slide & Catch”

N11 – Trang web mua sắm trực tuyến lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, N11.com, với hơn 21.000 cửa hàng bán lẻ, cung cấp 24,5 triệu sản phẩm và có 350.000 người dùng ứng dụng đã kết hợp chương trình khách hàng thân thiết và mini game tặng quà “Slide & Catch”. 

Minigame sử dụng hình ảnh các sản phẩm của thương hiệu làm vật phẩm và yêu cầu người chơi di chuyển vật phẩm túi giấy mang nhãn hiệu N11 để bắt được càng nhiều vật phẩm càng tốt. N11 quy định mức điểm tối thiểu nhằm khuyến khích người chơi cố gắng đạt số điểm yêu cầu, qua đó có thể đổi phiếu giảm giá khi mua sắm. Với mini game “Slide & Catch”, N11 đã thu hút thành công hơn 76.000 người chơi, trong đó: 88% người dùng chơi game trên 5 giây, 60% người dùng hoàn thành trò chơi và 74% người chơi đã tải xuống phiếu giảm giá

Mini game tặng quà của N11 đã thu hút nhiều khách hàng tham gia

Mini game tặng quà của N11 đã thu hút nhiều khách hàng tham gia

Phát triển minigame như một phần của chiến lược tiếp thị

Xây dựng mini game bán hàng khéo léo để khách hàng có thể tiếp cận tương tác trực tiếp với nội dung và sản phẩm. Chẳng hạn tạo một mini game liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để khán giả có thể trải nghiệm nội dung một cách thú vị.

Ví dụ: Chupa Chups – “Dyeing green for fun”

Để quảng bá sản phẩm kẹo mới, thương hiệu kẹo Chupa Chups đã tung ra mini game độc ​​đáo “Dyeing green for fun”. Game được triển khai trên nền tảng Facebook, người chơi chỉ cần sử dụng ứng dụng Facebook sau đó truy cập trực tiếp vào phần Play Games để trải nghiệm. Mini game đã giúp sản phẩm mới của Chupa Chups nhanh chóng tiếp cận với hàng trăm nghìn người chơi.

Tham khảo:   5 chiến dịch Facebook Marketing thành công

Minigame trở thành một công cụ mạnh mẽ, thúc đẩy sự tương tác, tạo sự hứng thú và thậm chí là tạo ra cơ hội kinh doanh mới. Tận dụng tiềm năng của minigame không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường tương tác sâu sắc hơn với khách hàng mà còn tăng cường nhận thức về thương hiệu, kích thích sự quan tâm và tạo ra sự kỳ vọng tích cực. Việc kết hợp sự sáng tạo, thông điệp thương hiệu và trải nghiệm người dùng đa dạng đã làm cho mini game trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng người tiêu dùng trung thành và đem lại lợi ích kinh doanh đáng kể.

Xem thêm: 

Các chiến lược chuyển đổi khách hàng thành khách hàng thân thiết

Minigame và các cách khác giúp tăng tương tác fanpage

Minigame và các bí quyết khác để tạo livestream hấp dẫn

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo