23. Chứng khoán

Mô hình nến Stalled Pattern là gì? Sự hình thành Mô hình nến Stalled Pattern

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Mô hình nến Stalled Pattern

Khái niệm

Mô hình nến Stalled Pattern trong tiếng Anh là Stalled Pattern.

Mô hình nến Stalled Pattern là một mô hình biểu đồ nến xảy ra trong một xu hướng tăng giá, báo hiệu khả năng xuất hiện một sự đảo chiều giá theo xu hướng giảm.   

Biểu đồ nến là một loại biểu đồ giá chứng khoán hiển thị các thông tin như giá mở cửa và đóng cửa, giá đỉnh và giá đáy của chứng khoán trong một khoảng thời gian cụ thể. 

Mô hình nến Stalled Pattern cho thấy sự thiếu quyết đoán của thị trường, khiến khả năng thu lợi nhuận nhanh thông qua các giao dịch ngắn hạn của  các nhà giao dịch bị hạn chế khi nó xuất hiện.    

Đặc điểm Mô hình nến Stalled Pattern     

Mô hình nến Stalled Pattern không nhất thiết chỉ ra sự đảo chiều giá theo xu hướng giảm. Tuy nhiên, khi nến theo sau mô hình nến Stalled Pattern di chuyển bên dưới điểm giữa thân nến thứ 2 của mô hình, có khả năng giá sẽ đảo chiều theo xu hướng giảm giá. 

Thông thường các nhà giao dịch xem sự kiện này là một dấu hiệu cho thấy nên xem xét việc cắt lỗ.   

Tham khảo:   Mua bù thiếu (Short Covering) là gì? Ví dụ về Mua bù thiếu

Sự đảo chiều giá có thể xảy ra rất nhanh, thường là trong vòng 1 ngày, tuy nhiên, các nhà quan sát thị trường tìm kiếm các sự kiện đảo chiều giá diễn ra trong thời gian dài hơn, chẳng hạn như hàng tuần. 

Các nhà phân tích kĩ thuật tìm kiếm các mô hình đảo chiều giá trong ngày và xem nó như các chỉ báo để xem xét có nên thay đổi chiến lược giao dịch của họ hay không.

Sự đảo chiều giá trong ngày thường được gây ra bởi các sự kiện như thông báo của công ty hoặc các báo cáo có thể thay đổi niềm tin của người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư một cách nhanh chóng.     

Sự hình thành Mô hình nến Stalled Pattern 

Mô hình nến Stalled Pattern bao gồm ba nến tăng, đồng thời phải đáp ứng một bộ tiêu chí cụ thể để được xác nhận. 

 – Đầu tiên, mỗi nến có giá mở cửa và giá đóng cửa phải cao hơn nến trước nó trong mô hình.

 – Thứ hai, nến thứ 3 phải có thân nến ngắn hơn hai cây nến còn lại. 

 – Cuối cùng, nến thứ 3 phải có một bóng nến phía trên cao và giá mở cửa gần với giá đóng cửa nến thứ 2.   

Tham khảo:   Phân tích trung bình - phương sai (Mean-Variance Analysis) là gì? Ví dụ

Phần diện tích của nến trên biểu đồ được gọi là thân nến, cho thấy phạm vi giao dịch giữa giá mở và giá đóng cửa của chứng khoán trong một khoảng thời gian cụ thể. 

Nếu thân nến màu đen hoặc đỏ, cổ phiếu đóng cửa với giá thấp hơn lúc mở cửa phiên. Nếu thân nến là màu trắng hoặc màu xanh lá cây, cổ phiếu có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.   

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo