22. Quản trị kinh doanh

Mục tiêu (Target) trong doanh nghiệp là gì? 5 tiêu chí SMART

Hình minh hoạ (Nguồn: krtmarketing)

Mục tiêu trong doanh nghiệp

Khái niệm

Mục tiêu trong tiếng Anh được gọi là target.

Mục tiêu được hiểu là những đích cụ thể, rõ ràng, khả thi trong ngắn hạn. Mục tiêu là cụ thể hóa tầm nhìn của doanh nghiệp. 

Thực vậy, mục tiêu là sự cụ thể hóa mục đích của doanh nghiệp về hướng, qui mô, cơ cấu và tiến trình triển khai theo thời gian. 

Các tính mục đích được theo đuổi

Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung các doanh nghiệp theo đuổi ba tính mục đích chủ yếu. Đó là tồn tại, phát triển và đa dạng hóa. Ba tính mục đích trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 

Doanh nghiệp trước hết phải cạnh tranh để tồn tại được trên thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt. Có tồn tại được thì mới nghĩ đến sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. 

Có tăng trưởng tốt thì mới có cơ sở để thực hiện đa dạng hóa sang lĩnh vực kinh doanh mới. Một khi doanh nghiệp phát triển hoặc đa dạng hóa có hiệu quả mới có thể cạnh tranh trên thị trường.

Phân loại hệ thống mục tiêu

Một doanh nghiệp có thể có nhiều mục tiêu khác nhau. Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp được phân loại theo các căn cứ như sau:

– Vị trí thứ bậc mục tiêu: theo cách này có thể chia thành mục tiêu hàng đầu và mục tiêu thứ cấp. Mong muốn của doanh nghiệp là vô hạn; nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn. Vì vậy, việc xác định thứ tự ưu tiên của các mục tiêu là rất cần thiết. 

Tham khảo:   Phân tích tác động và hình thức sai lỗi (Failure Mode and Effects Analysis) là gì?

Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp có thể là tối đa hóa lợi nhuận, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 

Trong khi đó, mục tiêu thứ cấp có thể là: thị phần, năng suất, cải tiến công nghệ, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, hiệu quả quản lí và khả năng phát triển, thành tích và thái độ làm việc của nhân viên, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

– Thời gian: theo cách phân loại này có mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cân đối được vấn đề ngắn hạn và dài hạn là rất quan trọng đối vớI doanh nghiệp. 

Thực tiễn chứng tỏ rằng nếu doanh nghiệp quá đề cao ngắn hạn sẽ thiên về việc cắt giảm các chi phí được coi là chưa cấp bách tại thờI điểm đó, chẳng hạn những chi phí về nghiên cứu và phát triển, chi phí Marketing và các chi phí cho đầu tư mới. 

Tất nhiên, nhờ cắt giảm đầu tư sẽ làm tăng nhanh chỉ số hoàn vốn đầu tư ngắn hạn. Nhưng hệ quả tất yếu là thiếu đầu tư, thiếu đổi mới và thiếu hiểu biết thị trường và những điều đó ảnh hưởng đến chỉ số hoàn vốn đầu tư dài hạn. 

Các nhà quản trị biết rõ điều này nhưng nhiều người vẫn đưa ra quyết định như vậy bởi tác hại của xu hướng ngắn hạn này chưa thể hiện rõ tại thời điểm ấy và có thể vài ba năm sau các cổ đông mới nhận biết được. Đến lúc đó, thì ban quản trị cũ, những người chịu trách nhiệm chính có thể đã không còn điều hành.

Tham khảo:   Hệ thống quản lí môi trường (Environmental Management Systems - EMS) là gì? Lợi ích và mục đích

– Các bộ phận, nhóm khác nhau trong doanh nghiệp: theo cách phân loại này chúng ta có thể phân thành mục tiêu của các cổ đông, mục tiêu của Ban giám đốc, mục tiêu người lao động, hay mục tiêu của tổ chức công đoàn.

– Theo các loại chiến lược tương ứng: theo cách phân loại này trong doanh nghiệp thường có 3 loại mục tiêu là mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp, mục tiêu của đơn vị kinh doanh SBU và mục tiêu của các phòng ban chức năng.

5 tiêu chí SMART

Cho dù theo cách phân loại nào thì khi xây dựng mục tiêu cũng cần đạt được 5 tiêu chí SMART. Đó là:

– Specific – cụ thể, dễ hiểu

Mục tiêu phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai.

Cần gắn mục tiêu với một con số cụ thể. Ví dụ, tăng 40% doanh thu trong năm tới.

– Measurable – đo lường được

Mục tiêu này cần được đo lường bằng một đơn vị cụ thể. Có thể là phần trăm, đô la Mỹ hay số lượng khách hàng…

– Achievable – vừa sức

Mục tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.

– Realistics – thực tế

Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so với nguồn lực của doanh nghiệp (thời gian, nhân sự, tiền bạc..).

– Timebound – có thời hạn

Việc hoạch định mục tiêu cần được xác định rõ trong một khoảng thời gian nhất định. Tránh sự mơ hồ về thời gian.

(Tài liệu tham khảo: Đại cương về quản trị chiến lược, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

Tham khảo:   Phương pháp phản hồi 360 độ (360 Degree Feedback) là gì?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo