22. Quản trị kinh doanh

Nguồn lực doanh nghiệp (Business resources) là gì? Phân loại nguồn lực

Hình minh họa

Nguồn lực doanh nghiệp (Business resources)

Định nghĩa

Nguồn lực doanh nghiệp trong tiếng Anh là Business resources. Nguồn lực doanh nghiệp được hiểu là những tài sản mà một doanh nghiệp sở hữu và có thể khai thác vì mục đích kinh tế. (F. David, 1998)

Phân loại nguồn lực

Nguồn lực trong một doanh nghiệp thường được phân biệt thành hai loại chính: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. 

– Nguồn lực hữu hình là những tài sản của doanh nghiệp mà ta có thể nhìn thấy và định lượng được, bao gồm: tiền mặt, nhà xưởng, trang thiết bị, nguồn nhân lực, văn phòng, … 

– Nguồn lực vô hình là những tài sản vô hình, bao gồm: kiến thức và các năng của các cá nhân trong doanh nghiệp, mối quan hệ với các đối tác như nhà bán lẻ, nhận thức của người khác đối với doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp 

Ví dụ, khách hàng tin rằng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm có giá trị cao hơn các đối thủ cạnh tranh.

– Các doanh nghiệp phải tích lũy đồng thời các nguồn lực hữu hình và vô hình có thể sử dụng nhằm phục vụ cho việc hoạch định và thực thi chiến lược.

Tham khảo:   Chiến lược hợp đồng phụ (Subcontracting strategy) trong hoạch định tổng hợp là gì?

Ý nghĩa của việc nhận dạng nguồn lực

– Mỗi doanh nghiệp cần phải có một số các nguồn lực hữu hình như tiền, nhân lực, nhà xưởng, máy móc, … và cả các nguồn lực vô hình như các mối quan hệ với các nhà cung cấp, sự am hiểu thị trường, hình ảnh và uy tín với khách hàng hay chính phủ. 

– Nhận dạng và phát triển các nguồn lực này thành các năng lực là một trong những thách thức mang tính chiến lược cơ bản nhất mà mỗi doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Ví dụ

Amazon.com là một trang web bán sách trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay. Tuy nhiên Amazon đặt mục tiêu trở thành nhà bán lẻ trực tuyến với đủ các chủng loại sản phẩm tiêu dùng liên tục được đa dạng hóa như quần áo, đồ chơi, hoa và phần mềm…

Theo đuổi mục đích này đòi hỏi Amazon phải xây dựng và phát triển nhiều loại nguồn lực, bao gồm:

+ Các sản phẩm hoàn chỉnh như sách, đĩa DVD, video, đồ chơi, hàng điện tử…

+ Nguồn nhân lực để tìm kiếm, tiếp thị, phân phối, bán và phục vụ các chủng loại sản phẩm đang tăng nhanh

Tham khảo:   Bảo trì dự phòng (Preventive maintenance) là gì? Mục đích

+ Hệ thống kho chứa hàng, phân loại và đóng gói sản phẩm nhằm đáp ứng số lượng đơn đặt hàng tăng lên từng ngày

+ Danh tiếng để khách hàng biết đến và sẵn lòng hợp tác với công ty

+ Quan hệ bền vững với các đối tác như nhà cung cấp sản phẩm và các tài sản tài chính không ngừng lớn mạnh…

(Tài liệu tham khảo: Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp, Tổ hợp giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo