20. Kinh tế học

Nguyên lí gia tốc (Acceleration Principle) là gì? Đặc điểm

Nguyên lí gia tốc (Acceleration Principle) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Pinterest)

Nguyên lí gia tốc

Khái niệm

Nguyên lí gia tốc trong tiếng Anh là Acceleration Principle hay Accelerator Principle.

Nguyên lí gia tốc là khái niệm kinh tế chỉ đến mối liên hệ giữa việc thay đổi mô hình tiêu dùng và đầu tư vốn.

Nguyên lí nói rằng nếu nhu cầu đối với hàng tiêu dùng tăng lên, thì nhu cầu về thiết bị và các khoản đầu tư cần thiết khác để tạo ra những hàng hóa này sẽ tăng hơn nữa.

Nói cách khác, nếu thu nhập của người dân tăng lên và do đó, người dân bắt đầu tiêu thụ nhiều hơn, thì sẽ có một sự thay đổi tương ứng trong đầu tư.

Nguyên lí gia tốc cũng được gọi là hiệu ứng gia tốc (Accelerator effect).

Đặc điểm của Nguyên lí gia tốc

Các công ty thường tìm cách đánh giá và đo lường nhu cầu cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Nếu công ty nhận thấy rằng điều kiện kinh tế đang được cải thiện và mức tiêu thụ đang tăng với tốc độ bền vững, thì công ty có thể sẽ đầu tư thêm để tăng sản lượng, đặc biệt nếu công ty đã hoạt động gần hết công suất.

Tham khảo:   Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là gì?

Nếu không đầu tư thì công ty có thể bỏ lỡ một phần doanh thu tiềm năng trong tương lai và mất chỗ đứng trên thị trường trước các đối thủ cạnh tranh nhanh hơn.

Theo nguyên lí gia tốc, đầu tư vốn tăng với tốc độ nhanh hơn là tốc độ tăng của nhu cầu về một sản phẩm. Đó là bởi vì các khoản đầu tư để tăng sản lượng thường đòi hỏi khoản chi phí đáng kể.

Lợi thế kinh tế theo qui mô xác định rằng các khoản đầu tư thường hiệu quả hơn và đi kèm với lợi thế chi phí lớn hơn nếu đầu tư đó lớn. Nghĩa là nó ý nghĩa hơn về mặt tài chính để tăng năng lực công ty một cách đáng kể..

Các lưu ý đối với Nguyên lí gia tốc

Nguyên lí gia tốc có tác dụng phóng đại sự bùng nổ và suy thoái trong nền kinh tế. Các công ty muốn tối ưu hóa lợi nhuận của họ khi họ có một sản phẩm thành công, và họ sẽ đầu tư vào nhiều nhà máy và đầu tư vốn để sản xuất nhiều hơn.

Một số nhà kinh tế lưu ý rằng các chu kì kinh tế dịch chuyển song song với các nỗ lực của công ty để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng luôn thay đổi.

Tham khảo:   Hiệu ứng Balassa-Samuelson (Balassa-Samuelson Effect) là gì? Nội dung liên quan

Khi nền kinh tế đang phát triển, khách hàng mua và lãi suất thấp khiến cho việc vay tiền trở nên rẻ hơn, đội ngũ quản lí thường tìm cách tận dụng vốn bằng cách tăng cường sản xuất.

Cuối cùng, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc có quá nhiều sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.

Khi nguồn cung vượt quá cầu thì giá hàng hóa giảm, khiến các công ty phải đối mặt với doanh số và lợi nhuận giảm mạnh, phải vật lộn để kiểm soát chi phí của họ.

Thông thường, các công ty phản ứng bằng cách cắt giảm chi tiêu vốn và sa thải nhân viên.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo