20. Kinh tế học

Nhà lãnh đạo giá (Price leader) là ai?

Hình minh họa

Nhà lãnh đạo giá (Price leader)

Định nghĩa

Price leader dịch ra tiếng Việt là nhà lãnh đạo giá hay người chỉ đạo giá.

Nhà lãnh đạo giá hay người chỉ đạo giá là doanh nghiệp thiết lập giá thị trường của hàng hóa hay dịch vụ và là người đầu tiên thay đổi giá cả, sau đó các nhà cung cấp cạnh tranh làm theo.

Hiểu theo cách đơn giản, nhà lãnh đạo giá là một công ty kiểm soát việc xác định giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

*Lãnh đạo giá hay chỉ đạo giá (Price leadership) là sự đảm nhận trách nhiệm về hình thành giá cả cho ngành của một công ty.

Đó là một cách phát tín hiệu về giá nhằm tăng cường khả năng sinh lợi của chính sách thị trường, sản phẩm giữa các công ty. Cho đến nay, có ba dạng lãnh đạo giá thường gặp đó là:

(1) Công ty chỉ đạo hay còn gọi là công ty thống trị (Dominant firm), tức công ty có địa vị hùng mạnh trên thị trường và chính địa vị này đảm bảo các công ty nhỏ hơn tuân thủ giá cả mà nó qui định;

(2) Lãnh đạo giá theo mô hình phong vũ biểu (Barometric model)

Tham khảo:   Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations) là gì?

Theo mô hình này, các đối thủ cạnh tranh thừa nhận là mức giá do nhà lãnh đạo giá đưa ra phản ánh chính xác tình hình thị trường và vì vậy sẵn sàng chấp nhận những thay đổi giá theo quyết định của nhà lãnh đạo.

(3) Lãnh đạo giá theo mô hình thông đồng (Collusive model)

Mô hình thông đồng phổ biến ở các thị trường thiểu quyền, nơi một nhóm các nhà lãnh đạo thị trường thông đồng để đặt giá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ. Các công ty nhỏ hơn phải điều chỉnh giá để phù hợp với giá của các công ty lớn. Mô hình thông đồng được coi là bất hợp pháp nếu mục đích của họ là lừa gạt công chúng.

Lưu ý: Mối quan hệ người chỉ đạo – người làm theo là đặc tính điển hình của thị trường thiểu quyền trong việc phối hợp các biện pháp thay đổi giá cả và có xu hướng dẫn tới việc các nhà độc quyền bán hàng hóa và dịch vụ với giá cả giống nhau.

Ý nghĩa

– Hành động của nhà lãnh đạo giá khiến các đối thủ cạnh tranh trên thị trường có ít hoặc không có lựa chọn nào khác ngoài việc điều chỉnh giá của họ khớp với giá do người lãnh đạo giá đặt ra.

Tham khảo:   Xác suất vô điều kiện (Unconditional Probability) là gì? Công thức tính xác suất vô điều kiện

– Các nhà lãnh đạo giá thường là các công ty lớn trong ngành có chi phí sản xuất thấp nhất và do đó, họ có thể giảm giá bán để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Trong trường hợp các đối thủ cạnh tranh không hài lòng với mức giá thiết lập bởi nhà lãnh đạo giá, họ vẫn có thể đặt mức giá bán cao hơn, nhưng điều đó sẽ dẫn đến việc giảm thị phần cho hàng hóa, dịch vụ của họ.

(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Corporate Finance Institute)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo