15. Quản Trị Digital Marketing

Những Sai Lầm Cần Tránh khi sử dụng Google Analytics với Trang Tìm Kiếm

Google Analytics cung cấp rất nhiều thông tin giúp người sở hữu website hiểu sâu sắc hơn về đối tượng truy cập vào website là ai, mức độ truy cập thường xuyên như thế nào, họ click vào những gì và đường dẫn điều hướng truy cập ra sao, và những trang hoặc link dẫn đến hành động cụ thể như tải về hoặc mua hàng. Google Analytics cho thấy trang tìm kiếm hiệu quả như thế nào trong việc tạo ra tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng và nhiều điều hơn nữa.

Tuy nhiên, nếu không biết cách diễn giải những dữ liệu và không hiểu những gì công cụ này thể hiện thì bạn cũng không thể nhìn ra được bức tranh tổng thể. Ví dụ, bạn có thể quá tập trung vào số liệu tổng trong khi số liệu đó có thể sẽ có ý nghĩa hơn nếu bạn dùng nó để tìm kiếm xu hướng hoặc so sánh các phân đoạn khác nhau của dữ liệu. Hoặc là có thể bạn sẽ vô tình bỏ qua một số lưu lượng truy cập mà lẽ ra bạn nên đo lường.

Google analytics là công cụ đắc lực cho marketing online

Google analytics là công cụ đắc lực cho marketing online

Bài viết dưới đây Subiz chia sẻ một danh sách hữu ích về những sai lầm phổ biến mà người sở hữu website thường phạm phải khi sử dụng Google Analytics và Site Search, cùng với một số hướng dẫn để hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra trên trang web của bạn.

Sai lầm 1: Tin rằng các dữ liệu thống kê tìm kiếm trang web của bạn là chính xác.
Theo mặc định, Google Analytics theo dõi mọi trang với các URL của các trang được tải. Giả sử trang tìm kiếm của bạn có URL là http://sub.domain.com/search?w=keyword, Google Analytics sẽ theo dõi trang theo “search?w=keyword”

Khi lập báo cáo tìm kiếm trang web, bạn phải xác định các tham số truy vấn xác định lượt xem trang tìm kiếm. Trong trường hợp trên, giá trị tham số truy vấn sẽ là “w”. Điều này có nghĩa rằng bất kỳ URL nào trên trang web của bạn có chứa các tham số truy vấn “w = xyz” sẽ được đánh dấu là một lần xem trang tìm kiếm trang web.

Vấn đề ở đây là tham số truy vấn này có thể tồn tại trên các trang không tìm kiếm (non-site search). Không phải luôn dễ dàng để chúng ta nhận thấy sự tồn tại của các trang này. Có thể có các trang non-site search có tham số truy vấn này trong URL – điều này có nghĩa là báo cáo tìm kiếm trang web có thể không chính xác, và bạn sẽ không có được một bức tranh rõ ràng về cách mà trang tìm kiếm đang hoạt động.

Giải pháp cho vấn đề này chính là sử dụng các phân đoạn nâng cao để thay thế, bởi vì chúng sẽ cung cấp dữ liệu cụ thể hơn về phân đoạn tìm kiếm trang web và cho bạn nền tảng để biết chính xác hơn về cách xác định lưu lượng truy cập với một lượt xem trang tìm kiếm website. Ví dụ, bạn có thể nói rằng: “bao gồm các trang bắt đầu bằng từ khóa tìm kiếm” hoặc “bao gồm các trang có chứa tham số truy vấn w”

Tham khảo:   8 yếu tố cơ bản giúp gia tăng lòng trung thành khách hàng

Đó cũng là một ý tưởng hay để tránh sử dụng các URL tìm kiếm trang web trong điều hướng và/hoặc chiến dịch PPC của bạn (dich vụ quảng cáo tính tiền khi người dùng nhấp vào). Hãy dùng một URL khác biệt cho cùng một thiết lập trang, ví dụ như http://sub.domain.com/ppc/keyword hoặc http://sub.domain.com/nav/brand/nike/0.

Sai lầm 2: Quá tập trung vào số liệu tổng thể
Google Analytics sẽ luôn dựa theo kết quả các báo cáo, nó tập trung vào việc theo dõi JavaScript. Vì thế, những kết quả đó không xem xét một tỷ lệ phần trăm nhỏ người truy cập nhấp chuột ra khỏi đó trước khi cho phép trang tải đủ lâu để mã theo dõi có thể hoạt động. Cũng có những khách truy cập trang web mà JavaScript và/ hoặc cookies không hoạt động.

Hãy tập trung vào xu hướng chứ không phải các con số cụ thể

Hãy tập trung vào xu hướng chứ không phải các con số cụ thể

Vì vậy, bạn không nên quá quan tâm đến kết quả cụ thể được đưa ra. Thay vào đó, hãy tập trung vào các xu hướng và so sánh các phân đoạn khác nhau của dữ liệu (ví dụ những truy cập có tìm kiếm trang web với những truy cập không tìm kiếm trang web) hoặc những khoảng thời gian (ví dụ: những truy cập tìm kiếm trong tháng 6 với tháng 7).

Sai lầm 3: Quên đi AJAX
Các ngôn ngữ lập trình AJAX đã trở nên phổ biến trên web trong những năm gần đây, vì nó cho phép người dùng tải nội dung mà không cần tải lại toàn bộ trang web. Bạn sẽ thường thấy rằng AJAX được sử dụng cho kết quả tìm kiếm để người dùng có thể nhanh chóng truy cập vào nhiều kết quả hơn mà không cần chờ đợi để tải các trang mới. Trước kia khi AJAX chưa được sử dụng rộng rãi, nếu người dùng muốn click vào một trang kết quả mới hoặc lựa chọn những kết quả thay thế khác, trang web sẽ phải được tải lại và mã Google Analytics sẽ phải theo dõi nó như một lần xem trang khác. Nhưng với AJAX, những tương tác trên trang web của bạn không còn bị theo dõi nữa. Việc sử dụng lượt xem trang ảo, hoặc theo dõi sự kiện phụ thuộc vào những gì mà bạn đang muốn theo dõi đã trở nên phổ biến hơn.

Đây là một chức năng cuộc gọi Javascript đơn giản với một URL như một tham số. Dưới đây là hai ví dụ tùy thuộc vào phiên bản theo dõi mà bạn đang sử dụng:
gaq.push([‘_trackPageview’, ‘/search?w=keyword&pagenumber=2’])
ga.send(‘send’, ‘pageview’, ‘/search?w=keyword&pagenumber=2’)

Tham khảo:   Tăng tỷ lệ chuyển đổi nhờ cá nhân hóa website

Sai lầm 4: Sử dụng quá nhiều bộ lọc profile (hồ sơ)
Bộ lọc profile rất hữu ích trong việc chọn lọc dữ liệu trên quy mô toàn cầu. Ví du: loại bỏ các truy cập nội bộ của tổ chức. Do dễ dàng phấn khích và sử dụng, vì thế bạn thường loại trừ nhiều lưu lượng truy cập mà lẽ ra nên là một phần trong kết quả của bạn.

Hãy làm quen với các phân khúc nâng cao giúp phân tích phân khúc dữ liệu hơn là việc luôn loại trừ nó ra khỏi profile. Hãy luôn luôn giữ lại một bộ profile chưa được lọc, bởi vì nó có thể là yếu tố dự phòng của bạn khi những profile đã lọc bị mất dữ liệu.

Tốt nhất là nên loại trừ các truy cập nội bộ bằng dải IP (hoặc một số yếu tố tương tự khác) vì những truy cập này có thể là từ nhân viên của bạn, và đó không phải là đối tượng mục tiêu của trang web, vì thế lưu lượng truy cập này có thể làm lệch số liệu thống kê của bạn. Ví dụ trung tâm cuộc gọi đang xử lý các đơn hàng điện thoại sử dụng trang web của bạn. Điều này có thể tạo ra một tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nhiều so với lượng truy cập thực sự vào trang web của bạn.

Sai lầm 5: So sánh khập khiễng
Google Analytics cho phép bạn dễ dàng tạo ra các báo cáo với số liệu thống kê chuyển đổi. Điều này có mặt tốt và cũng có mặt xấu: đó là dễ dàng tạo ra các số liệu không chính xác và căn cứ vào phần còn lại của phân tích của bạn hoặc báo cáo dựa vào các dữ liệu tồi.

Có lẽ cuộc đối thoại này nghe có vẻ quen thuộc với bạn: “Tuần này, chúng tôi đã có một tỷ lệ chuyển đổi là 4% – nhưng chúng tôi thường có tỷ lệ trung bình là 4,5%, vì vậy chúng tôi cần phải sửa lại tỷ lệ này”. Tuy nhiên, đó là một ý tưởng sai lầm cho bạn và đồng nghiệp của bạn để có được sự chuyển biến kinh doanh thực sự. Khi lấy dữ liệu trên một phạm vi ngày tháng cụ thể, bạn có thể đã bỏ lỡ mất dữ liệu cao nhất hàng tuần hoặc hàng tháng, mà những yếu tố này lại có thể tạo ra sự chuyển đổi cao hơn. Cũng có thể là bạn sẽ loại trừ những ngày có tỷ lệ chuyển đổi thấp. Có một số yếu tố khác mà bạn cần cân nhắc xem xét như sự thay đổi theo mùa, doanh số khi bán hàng giải phóng mặt bằng hoặc các chiến dịch email của bạn.

Tham khảo:   AI là gì ? Ưu và nhược điểm của trí tuệ nhân tạo AI ?

Thường thì các dữ liệu chuyển đổi bạn có được từ Google Analytics thì khác nhau về doanh thu bán hàng so với số liệu lấy từ các nguồn khác của doanh nghiệp. Khoản doanh thu này hoặc các số liệu khác có thể bao gồm lưu lượng PPC (pay per click) đến từ các trang tìm kiếm như trang đích – chứa dữ liệu nên loại bỏ như phân khúc truy cập tìm kiếm trang web, bởi vì khách truy cập không thực sự tương tác vào hộp tìm kiếm.

Bạn nên biết rằng gần đây Google đã phát hành một công cụ Universal Analytics mới, bao gồm một số thay đổi quan trọng mà chúng ta sẽ rất hứng thú để tìm hiểu. Chúng ta vẫn đang chờ đợi để xem có thể có được những lợi ích gì từ đó, nhưng cá nhân tôi lại vui vì số lượng yếu tố tùy chỉnh được cung cấp đã tăng lên đối với chủ tài khoản bình thường và cao cấp.

Các dữ liệu trong Google Analytics có thể giúp chúng ta đưa ra những quyết định về một số thay đổi đối với tìm kiếm trang web, sản phẩm và thiết kế điều hướng, tất cả những điều này có thể giúp tăng nhanh cơ hội của bạn để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tạo ra nhiều doanh thu hơn. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang tìm kiếm dữ liệu này với một cái nhìn nghiêm túc, và sự tinh chỉnh Google Analytics thì các kết quả sẽ vô cùng ý nghĩa.

Bài liên quan: Google Analytics và những con số biết nói

Nguồn: moz.com

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo